Hệ thống giáo dục Singapore không có cấp 3

Hệ thống giáo dục công lập của Singapore cũng có cấp một và hai như Việt Nam nhưng không có cấp 3 mà chia làm 2 hướng, cao đẳng và dự bị đại học. Vì thế nếu phụ huynh muốn cho con em mình du học Singapore có thể quyết định đi luôn từ cấp 1 hay 2 hoặc đợi lên đại học.

Nếu đi từ cấp 1 và 2, học sinh sẽ phải tham dự kì thì AEIS để xác định trình độ. Đặc biệt cấp 2 ở Singapore có 2 chương trình học, Express nặng nhưng nhanh dài 4 năm và Normal nhẹ hơn dài 5 năm. Tùy vào kết quả mà các bạn sẽ được  xếp vào lớp từ năm thứ nhất đến năm thứ ba. Ở cấp 2 học sinh cũng được tự do chọn môn mình muốn theo học ngoài 5 môn bắt buộc là Toán, học Anh Văn, tiếng mẹ đẻ, Xã Hội, Khoa Học. Các môn tự chọn bao gồm cả những môn như Kế toán, Kinh doanh, Nghiên cứu Tôn giáo.

Tìm hiểu cuộc sống của du học sinh Việt Nam tại Singapore

Tìm hiểu cuộc sống của du học sinh Việt Nam tại Singapore

Nếu đi sau khi tốt nghiệp lớp 12 hoặc đang học lớp 12, học sinh Việt Nam có thể nộp hồ sơ vào các trường đại học công lập của Singapore và sẽ phải tham gia kì thi SAT bao gồm Anh văn, Toán và một môn liên quan tới khóa học đăng ký (Vật Lý, Hóa, Sinh hoặc Khoa học Xã hội). Ngoài ra Singapore còn có hệ thống các trường tư thục với nhiều chương trình đào tạo cao đẳng, cử nhân liên kết với các trường đại học tại Anh, Úc, Mỹ... Các trường này có yêu cầu đầu vào dễ hơn trường công lập đồng thời học sinh chỉ cần tốt nghiệp lớp 10 là có thể nhập học. Tìm hiểu thêm về hệ thống giáo dục Singapore

Chi phí sinh hoạt của sinh viên

Tiêu chuẩn sống ở Singapore thuộc loại cao nhất châu Á. Tuy nhiên, so với các nước phương Tây, giá cả sinh hoạt ở đây tương đối thấp và những thứ cơ bản như thực phẩm và quần áo đều có giá phải chăng.

Chi phí lớn nhất của bạn sẽ là học phí, sau đó là chi phí chỗ ở và thực phẩm. Sinh viên quốc tế ở Singapore có xu hướng tiêu trung bình khoảng 750 cho đến 2.000 đôla Singapore một tháng tiền sinh hoạt. Khoản tiền này tất nhiên sẽ khác nhau tùy thuộc cách sống và khóa học của bạn. Ví dụ như nếu bạn chuyến đến một căn hộ trống chưa có đồ đạc, bạn có thể cần mua những đồ vật như tủ lạnh, máy giặt và các đồ đạc khác.

Giải trí với túi tiền eo hẹp: Chắc chắn việc mua sắm là sở thích của mọi người ở Singapore, tuy nhiên các trung tâm mua sắm và cửa hàng lớn dọc Đường Orchard có vẻ không có nhiều thứ phù hợp với túi tiền của sinh viên. Thay vào đó, bạn hãy đến các chợ đồ cũ. Chợ đồ cũ Lime hoạt động vào thứ 7 hai tuần một lần, bán quần áo cũ và các phụ kiện thiết kế thủ công. Cảng Clark có một khu chợ lịch sự vào các ngày Chủ nhật cho các đồ lặt vặt và khu chợ Thieves nổi tiếng vào các Chủ nhật rất đáng để bạn đến thăm vì mọi người thường chất đầy đồ đạc ở đây và có bất kỳ thứ gì và cũng có một số món hàng giá hời! Đi xem phim cũng là một hoạt động phổ biến của người dân Singapore và vé thường có giá phải chăng vào khoảng 10 đô la Singapore. Có tất cả các bộ phim thông thường của Hollywood, nhưng cũng có một loạt các phim hay của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với phụ đề tiếng Anh.

Hoạt động giải trí quốc gia khác của người địa phương là ăn uống. Hãy đến Khu Hoa kiều và Tiểu Ấn Độ để nếm thử một vài đồ ăn thật và giá cả phải chăng nhất châu Á mà bạn tìm thấy ở Singapore. Bạn cũng nên để ý xem có phải thời điểm của Hội chợ ẩm thực Singapore không. Sự kiện này được tổ chức hàng năm vào tháng 7 với những thứ tốt nhất trong phong cách ẩm thực Singapore – hãy chắc chắn rằng bạn xin được phiếu ăn thử (miễn phí) món cua ớt nổi tiếng của Singapore!

Đi đâu chơi tối nay? Đối với những ai thích party, cuộc sống đêm ở Singapore sẽ không làm bạn thất vọng. Một số câu lạc bộ mở cửa cả đêm vì họ có giấy phép hoạt động 24/24 giờ, do vậy bạn có thể dễ dàng tìm được một nơi để bạn nhảy đến sáng. Singapore là nơi có câu lạc bộ đẳng cấp quốc tế Zouk, câu lạc bộ luôn luôn thu hút đám đông (các nghệ sỹ nổi tiếng đi lưu diễn thường có xuất hiện ở đây). Các hoạt động về đêm hầu hết tập trung dọc 3 cảng – Boat, Clarke và Robertson, cũng có các câu lạc bộ và quán bar ở Chinatown, Sentosa và Trạm điện St James gần đó. Hoạt động ban đêm ở Singapore cũng bao gồm các quán karaoke! Có nhiều quán karaoke trong thành phố và nói chung bạn sẽ phải trả khoảng 30 đôla Singapore một giờ cho một phòng hát karaoke riêng.

Làm thế nào để mở tài khoản ngân hàng: Mở tài khoản ngân hàng ở Singapore là điều rất dễ dàng. Để làm được điều này, bạn sẽ cần mang theo một khoản tiền đặt cọc tối thiểu (thường là 100 đô la Singapore) nếu bạn dưới 21 tuổi, hộ chiếu và Thẻ Sinh viên hoặc thư giới thiệu của cơ sở đào tạo của bạn. Bạn sẽ được nhận thẻ ATM do vậy bạn có thể rút tiền từ các máy ATM trong thành phố, nó cũng cho phép bạn thanh toán qua NETS (hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt của Singapore).

Việc làm thêm: Sinh viên quốc tế nói chung không được phép tìm việc làm ở Singapore, bao gồm cả việc được trả lương và không được trả lương (tình nguyện) trong khi họ đang ở Singapore với visa Sinh viên. Nếu vi phạm, bạn có thể bị khởi tố. Có một số ngoại lệ cho quy định này.

Chi phí đắt đỏ khi học tập tại nước ngoài luôn làm cho học sinh Việt Nam chần chừ trong chi tiêu. Vì thế nên làm thêm luôn là yếu tố được nhiều bạn quan tâm. Luật pháp tại Singapore nghiêm cấm học sinh quốc tế không được tham gia bất kỳ hình thức làm việc nào ở bất kỳ ngành nghề gì trong suốt thời gian lưu trú dưới thị thực sinh viên trừ trường hợp được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận. Trường hợp ngoại lệ chỉ dành cho học sinh các trường công lập từ 14 tuổi trở lên và đang trong kỳ nghỉ.

Tuy nhiên vẫn có rất nhiều các sinh viên nước ngoài khác bao gồm cả Việt Nam vẫn làm việc không giấy phép tại Singapore nhằm cải thiện chi tiêu. Công việc cho sinh viên cũng rất đa dạng do xã hội Singapore khuyến khích trẻ em tự lập từ sớm nên có nhiều công ty tuyển dụng học sinh trong kỳ nghỉ, từ bồi bàn, bán hàng cho đến nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện ích… không cần kinh nghiệm cũng có thể làm.

Cuộc sống ở Singapore đối với đa số học sinh Việt Nam được coi là khá yên bình. Nhờ hệ thống giáo dục hàng đầu cộng với cơ sở hạ tầng thuộc bậc nhất nhì châu Á, Singapore một trong những thành phố an toàn nhất thế giới, qua đó góp phần thu hút một số lượng lớn du học sinh quốc tế, chiếm hơn 18% tổng số sinh viên tại Singapore.

Tình nguyện: Hoạt động tình nguyện được coi là công việc không được trả lương và sinh viên không được phép tham gia ở Singapore khi đang có visa Sinh viên.

Đồ ăn Singapore tương tự Việt Nam: Về chỗ ở, học sinh Việt Nam tại Singapore có thể ở trong ký túc xá của trường hoặc các ký túc xá tư nhân. Ngoài những tiện ích miễn phí như điện, nước, wifi, phòng thư viện, sân thể thao, các ký túc thường có các dịch vụ trả tiền như giặt là, căn tin… Một sự lựa chọn khác của sinh viên là cùng nhau thuê nhà hoặc phòng ở cùng với chủ nhà người Singapore. Nếu thuê cả nhà, sinh hoạt sẽ tiện lợi hơn do có thể nấu nướng, giặt giũ tự do nhưng chi phí cũng cao hơn. Một tháng tiền nhà có thể dao động từ 200 tới hơn 1200 đô la Singapore (từ 3 triệu đến 20 triệu đồng) tùy theo vị trí và độ đẹp của nhà.

Ăn uống ở Singapore lại khá hợp với sinh viên do phần lớn dân số là người gốc Hoa. Các món ăn chế biến khá giống Việt Nam, dễ ăn đặc biệt lại có rất nhiều khu ăn uống giá rẻ cho dân lao động. Hệ thống siêu thị ở Singapore với Sheng Siong dành cho giới học sinh lao động có giá cả khá rẻ. Sinh viên có thể tự đi chợ nấu ăn theo kiểu Việt Nam. Nếu không sống ở những phố trung tâm của thành phố (như Bờ Hồ của Hà Nội) thì một tháng  ăn uống cũng chỉ hết 200-300 đô la Singapore (3 triệu-~5 triệu đồng).

Video được xem nhiều: Chương trình đào tạo tiếng anh cho người mới học :