3 chặng đường của những bạn trẻ yêu và học thiết kế
Trong đời của một người làm nghề Thiết kế (Designer) có những bước đi quyết định, cần sự cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng, đó là: chọn trường (nơi đào tạo nghề), chọn hướng (lĩnh vực làm việc), chọn phương (phương thức làm việc). Bài viết sau đây sẽ cung cấp những tư vấn hữu ích cho các bạn trẻ muốn “se duyên” với nghề Thiết kế.
1. Lựa chọn trường học thiết kế
Các cơ sở đào tạo về thiết kế đồ họa có thể chia ra làm ba nhóm chính: Các trường đại học, các cơ sở đào tạo quốc tế và các trung tâm dạy phần mềm, trong đó mỗi nơi có những ưu thế và hạn chế riêng. Bạn Phạm Tú Anh, học sinh lớp 12, THPT Việt Đức chia sẻ: “Em thích vẽ, muốn theo ngành thiết kế, tuy nhiên chưa biết sang năm sẽ thi vào đâu: các trường đại học hay cơ sở đào tạo quốc tế. Bố mẹ hướng cho thi đại học nhưng em ngại lắm, vì các anh chị sinh viên năm trước nói là sẽ mất đến 30-40% thời gian 5 năm phải học những môn không thuộc chuyên ngành thiết kế.”
Tìm hiểu cơ hội việc làm khi học ngành thiết kế đồ hoạ (Designer)
Tại hội thảo “Multimedia Talk: Nghề thiết kế” diễn ra hồi đầu tháng 6 tại Hà Nội, thầy Vương Trọng Đức (Phó trưởng khoa Đồ hoạ, ĐH Mỹ thuật Việt Nam) chia sẻ: “Các trường đại học như Mỹ thuật Công nghiệp, Mỹ thuật Việt Nam có truyền thống lâu đời, chương trình học dài 4-5 năm, sẽ cung cấp cho sinh viên nền tảng mỹ thuật tốt, tuy nhiên lại ít thay đổi, máy móc, chương trình học không thể cập nhật thường xuyên để theo kịp yêu cầu thị trường”.
Sinh viên các trường này bị hạn chế tư duy làm nghề, phải tự trang bị kỹ năng sử sụng phần mềm, tự cập nhật các xu hướng mới nên không ít bạn đã lựa chọn học song song một khoá đào tạo nghề quốc tế để có thể đáp ứng toàn diện yêu cầu tuyển dụng về sau.
Các đơn vị đào tạo quốc tế, như Arena Multimedia, có ưu thế là chương trình chắt lọc tối đa, tập trung vào đào tạo kỹ năng làm nghề thiết kế. Chương trình học bài bản, toàn diện, chuẩn hóa trên nhiều quốc gia, bao trùm hầu hết các nhóm nghề thiết kế phục vụ mục đích thương mại, truyền thông và giải trí kỹ thuật số như Thiết kế Đồ hoạ, Thiết kế Web tương tác, Làm phim Kỹ thuật số & Kỹ xảo hình ảnh, Diễn hoạ Nội thất, Làm Games và Phim hoạt hình 3D. Môi trường học kết nối thường xuyên với thị trường việc làm thông qua bộ phận Hỗ trợ việc làm (Placement Service) và sự hợp tác chặt chẽ với các nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, các cơ sở này không có nhiều thời gian để dạy mỹ thuật cơ bản, vì vậy khuyến khích học viên tự học thêm để nâng cao thẩm mỹ áp dụng vào các tác phẩm đồ họa số. Các đơn vị này đặc biệt là sự lựa chọn tốt cho những người “rẽ nhánh” chuyển sang nghề Thiết kế khi thời gian đầu tư ngắn, tập trung, muốn sử dụng tài chính hiệu quả. Các trung tâm dạy phần mềm thiên về dạy thao tác máy, chuyên dạy về một vài phần mềm nhất định, không đặt trọng tâm vào các kỹ năng nghề nghiệp, thích hợp với những bạn đã rất am hiểu về nghề những yếu công nghệ.
2. Chọn hướng đi (lĩnh vực làm việc)
Trong ngành thiết kế, mảng thông dụng và dễ kiếm việc nhất là Graphic Design (thiết kế đồ họa). Bạn có thể gặp nhu cầu tuyển dụng từ bất cứ đâu (shop bán hàng online cá nhân, trung tâm ngoại ngữ, đơn vị đào tạo, công ty thương mại, sản xuất, dịch vụ, khách sạn, các tổ chức chính phủ, từ thiện…). Tuy nhiên mức độ cạnh tranh là rất cao để bạn có được thu nhập tốt.
Theo Thống kê của Bộ phận Hỗ trợ Việc làm, Arena Multimedia, từ tháng 5/2013 – 6/2014, Arena Multimedia đã nhận được 655 yêu cầu tuyển dụng gửi về trường, trong đó có 323 yêu cầu tuyển dụng Graphic Design, chiếm 49.3%. Thường các đơn vị yêu cầu luôn kỹ năng thiết kế web và các ứng dụng online. Mức độ sáng tạo trong công việc cũng quyết định mức chi trả của khách hàng. Sáng tạo một “concept” truyền thông mới để đưa một sản phẩm ra thị trường sẽ rất khác so với việc thiết kế một poster theo concept sẵn có. Lập trình di động, lập trình iOS cơ bản, lập trình Android cơ bản
Bạn cũng có thể làm việc trong Nhà in, Nhà Xuất bản với các công việc thiên về dàn trang báo, thiết kế tạp chí. Những công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và gu thẩm mỹ cao và cảm nhận font chữ tốt. Hay công việc vẽ truyện tranh thiếu nhi cũng là mảng việc thú vị cho các hoạ sĩ Concept Art. Thiết kế cho lĩnh vực văn hóa, âm nhạc (show diễn, đĩa CD, đồ lưu niệm…) cũng là một mảnh đất màu mỡ cho mảng thiết kế 2D.
Đồ hoạ động, làm phim kỹ thuật số và kỹ xảo tạo nhiều đất diễn cho các bạn trẻ với đơn vị tuyển dụng là các đài truyền hình hoặc các công ty truyền thông, quảng cáo. Mảng công việc Games, Diễn hoạ Nội thất, làm phim hoạt hình 3D… đòi hỏi khả năng kỹ thuật cao, số lượng tuyển dụng ít hơn nhưng mức thu nhập cũng cao hơn nhiều so với 2D.
Tùy vào thế mạnh, sở thích của mỗi bạn mà chọn lĩnh vực phù hợp. Tuy nhiên, không nên bó hẹp mình trong một lĩnh vực duy nhất vì ngành thiết kế có sự đan xen và đòi hỏi designer phải đa năng. Chỉ nhìn vào một bản tin tuyển dụng sẽ thấy, các công ty tuyển dụng đều yêu cầu các ứng viên có nhiều kỹ năng, họ sẽ rất ưu ái nếu bạn “trình diễn” khả năng linh hoạt giữa 2D và 3D, biết thiết kế web và cũng mày mò nhiều về làm phim, chụp ảnh…
Đặc biệt, xu hướng thiết kế xoay vòng liên tục, mỗi năm lại có một lĩnh vực thiết kế khác nhau lên ngôi, game PC, game 2D, game 3D, game mobile; website tĩnh, website tương tác… nếu bạn biết một thứ khó tồn tại trong môi trường cạnh tranh không ngừng của các nhà thiết kế tài ba và sự phát triển chóng mặt của công nghệ.
3. Chọn hình thức làm việc
Làm nhân viên thiết kế: Mỗi một công ty, tổ chức, doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ đều cần ít nhất một người Thiết kế Quảng cáo. Các agency Thiết kế Quảng cáo - Truyền thông, Studio Game… lại càng cần nhiều thiết kế. Nếu bạn là người thích ổn định, thích gắn bó, muốn học hỏi thêm trong môi trường doanh nghiệp hay thăng tiến thành Art Director thì việc làm nhân viên thiết kế full-time sẽ là sự lựa chọn hợp lý.
Làm freelance: thay vì làm thuê, freelancer sẽ làm chủ chính công việc của mình. Thông qua mạng lưới hồ sơ cá nhân trên Behance, Deviantart… qua internet, bạn bè… các designer tự nhận việc, giao dịch với khách hàng, chịu trách nhiệm cho những sản phẩm mình và thu lợi nhuận. Không bó hẹp chỉ ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các freelancer có thể nhận việc bất cứ đâu trên thế giới, có khi rảnh rỗi không có dự án nào, nhưng lại có lúc bận túi bụi. Hình thức Freelance chiếm khoảng 30-40% khối lượng công việc trên thị trường.
Dù hình thức nào đi chăng nữa, đi làm nhân viên hay freelance, thu nhập của designer đều khá hấp dẫn. Nhiều người chọn lựa lăn lộn cả hai hình thức làm việc này, rồi sau đó tích lũy kinh nghiệm mở công ty chuyên về thiết kế. Đó sẽ là một dấu mốc khác, một bước đi khác mà để nói về nó, phải có một bài viết riêng. Chúc các bạn thành công với Nghề Thiết kế.
Theo Kenh14.vn