Dự thảo đóng góp ý kiến Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục của Bộ GD&ĐT được tiến hành đến ngày 25/11. Trong nghị định có quy định nhiều mức phạt, mà ở đó đối tượng chính là giáo viên có thể bị phạt đến 50 triệu đồng.
> Đề xuất thi thử tốt nghiệp THPT cho thí sinh đỡ căng thẳng
> Hỗ trợ tăng đầu tư cho các trường công lập khó khăn
Quá nhiều lùm xùm trong ngành Giáo dục
Nghị định được đưa ra thảo luận trong bối cảnh ngành giáo dục đang được đem ra chỉ trích rất nhiều trong thời gian qua. Từ lùm xùm vụ việc phụ huynh bắt giáo viên phải quỳ xuống xin lỗi, cho đến gian lận thi cử tại Hà Giang và đỉnh điểm là những bất cập về giảng dạy có chương trình giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Điều này làm cho nhiều phụ huynh học sinh mất niềm tin vào nền giáo dục nước nhà. Đó là chúng ta chưa kể đến những vần để xảy ra hàng năm như việc chạy điểm, chạy trường ở các trường THPT, THCS, tình trạng lạm thu đầu năm vẫn hiện hữu dù đã có nhiều quy định trấn chỉnh. Giáo dục là gốc của quốc gia, nhưng hiện tại cái gốc này đang bị lung lay, hư hỏng nặng nề.
Đưa ra nhiều mức phạt nhằm xây dựng hệ thống tốt hơn
Nhằm thay đổi và hạn chế các bất cập, vừa qua Bộ GD&ĐT đã đưa ra dự thảo đóng góp ý kiến về Nghị định xử phạt đối với lĩnh vực giáo dục. Trong nghị định xử phạt đã đề xuất nhiều mức phạt hành chính ở mức cao đối với các quy định về tổ chức dạy thêm cũng như xúc phạm nhân phẩm, danh dự giáo viên, học sinh.
Cụ thể theo Điều 8 về vi phạm quy định về tổ chức dạy thêm, các tổ chức bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất.
Đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về công khai thông tin tổ chức dạy thêm bị phạt từ 2 triệu đến 4 triệu đồng. Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.
Phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng đối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa.
Về hành vi tổ chức dạy thêm không đúng địa điểm đã được cấp phép; tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng, không đúng nội dung đã được cấp phép sẽ bị phạt từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.
Phạt tiền từ 8 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm. Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.
Nghị định cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung đối với những vi phạm quy định dạy thêm như tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ sáu đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 điều này. Đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 điều này…
Tại Điều 9 của nghị định nêu rõ đối với hành vi dạy thêm ngoài trường của giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng. Đồng thời, phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng đối với người dạy thêm không đạt trình độ chuẩn. Từ 5 triệu đến 6 triệu đồng đối với hành vi dạy thêm cho học sinh tiểu học hoặc học sinh đã học hai buổi trên ngày.
Riêng đối với hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào nội dung dạy thêm, dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa sẽ có mức phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.
Kênh tuyển sinh - Tin tức tổng hợp