Các trường tiếp tục công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
ĐH Ngân hàng TP.HCM điều chỉnh mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đã công bố trong đề án tuyển sinh.
Theo đó, điểm sàn chung cho các ngành thuộc chương trình đại trà là 18 điểm (tăng 2 điểm so với mức cũ).
Chương trình chất lượng cao lấy điểm sàn 17 (mức cũ 16). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chương trình quốc tế song bằng là 16 điểm.
Ngoài ra, ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng tăng chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Cụ thể, chỉ tiêu cho chương trình chất lượng cao tăng từ 300 lên 550, chương trình quốc tế song bằng tăng từ 60 lên 110.
ĐH Thành Đô lấy điểm sàn 15 cho phương thức tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Với phương thức xét học bạ, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 18 điểm.
Riêng ngành Dược học, điểm sàn xét học bạ là 24 điểm, thí sinh phải đạt học lực giỏi trong năm lớp 12. Điểm sàn theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ theo quy định chung của Bộ GD&ĐT.
ĐH Công nghiệp Hà Nội xác định điểm điều kiện đăng ký xét tuyển đại học chính quy dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 18 đến 23. Cụ thể như sau:
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải lấy điểm sàn cao nhất đối với ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - 21 điểm.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho ngành Công nghệ thông tin và Công nghệ kỹ thuật Ôtô là 20.
Các ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Hệ thống thông tin, Điện tử - viễn thông, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử cùng có điểm sàn 17.
16 điểm là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí.
Ngành Kinh tế xây dựng, Khai thác vận tải, Tài chính ngân hàng, Công nghệ Kỹ thuật giao thông, Công nghệ kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật Môi trường lấy điểm sàn 15,5.
Tất cả ngành đào tạo tại Vĩnh Phúc và Thái Nguyên nhận hồ sơ có điểm theo tổ hợp xét tuyển từ 15 trở lên.
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam xác định điểm sàn 16 cho ngành Luật, Quan hệ công chúng. Các ngành còn lại lấy điểm sàn 15.
ĐH Xây dựng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho phương thức tuyển sinh theo kết quả thi tốt nghiệp THPT:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho nhóm ngành Nông nghiệp công nghệ cao, Logistic & quản lý chuỗi cung ứng là 18 điểm.
Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật ôtô, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin và truyền thông số, Công nghệ bảo quản, chế biến và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, Kế toán - Tài chính, Luật, Quản trị kinh doanh và du lịch cùng các ngành thuộc chương trình quốc tế lấy điểm sàn 16.
Điểm sàn nhóm ngành Sư phạm công nghệ do Bộ GD&ĐT quy định. Các ngành còn lại có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 15 điểm.
Học viện Tòa án nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT từ 18 điểm trở lên, chỉ tính điểm thi.
ĐH Xây dựng Miền Tây lấy ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 14 điểm cho tất cả ngành tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
ĐH Vinh lấy điểm sàn 15 cho tất cả ngành ngoài sư phạm.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông lấy điểm sàn 20 điểm cho cơ sở đào tạo phía Bắc và 18 điểm cho cơ sở đào tạo phía Nam.