Học viện Tòa án

HTA
(Vietnam Court Academy)
Thành lập năm: 1960
Tỉnh thành:Hà Nội
Địa chỉ:Đường 282 Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội

Giới thiệu

1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Học viện Tòa án 
   Ngay từ những ngày đầu giành chính quyền, sau khi các Toà án được thiết lập theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 13/9/1945, cùng với hoạt động của Toà án, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ Toà án cũng được hình thành và phát triển. Ban đầu việc đào tạo, bồi dưỡng thực hiện thông qua các hội nghị học tập hoặc các lớp huấn luyện ngắn hạn từ 3 đến 4 tháng được tổ chức trong cả nước. 

   Năm 1960, Trường Tư pháp Trung ương được thành lập trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao (sau đổi tên thành Trường Cán bộ Tòa án, Trường Cao đẳng Tòa án, có trụ sở tại Hà Nội, nay là trụ sở Trường Đại học Luật Hà Nội). Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trường Cán bộ Tòa án cơ sở 2 được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hai cơ sở này chủ yếu mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng có trình độ sơ cấp 6 tháng và trung cấp 12 tháng đồng thời, Trường mời các nhà chính trị, các chuyên gia pháp luật, chuyên gia về khoa học xã hội, chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc sang giảng bài cho một số khóa đào tạo. 

  Từ năm 1972 đến năm 1979, thời gian đầu Trường mở hệ đào tạo trung cấp 14 tháng và những năm tiếp theo là 24 tháng. 

  Năm 1979, Trường được nâng lên thành Trường Cao đẳng Tòa án và mở hệ đào tạo cao đẳng 36 tháng với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ xét xử chuyên ngành Tòa án làm nguồn bổ sung thẩm phán cho Toà án nhân dân các cấp. 

  Những thế hệ cán bộ được đào tạo đã phát huy được năng lực công tác, sau khi được bổ nhiệm Thẩm phán đã thực hiện tốt công tác hòa giải, xét xử, đảm bảo đúng đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng và pháp luật quy định theo từng giai đoạn lịch sử và yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Có thể khẳng định, hầu hết các chức danh tư pháp trong ngành Tòa án đều do các Trường Cán bộ Tòa án đào tạo, bồi dưỡng và thể hiện được phẩm chất chuyên môn, năng lực công tác; và rất nhiều các đồng chí lãnh đạo Tòa án các cấp và nhiều cơ quan tư pháp khác hiện nay, đều được đào tạo và trưởng thành từ những mái trường này. 

  Năm 1982, do yêu cầu nhiệm vụ chung, TANDTC đã chuyển giao công tác quản lý các Tòa án địa phương về tổ chức sang Bộ Tư pháp nên Trường Cao đẳng Tòa án cũng được sáp nhập với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Trường đại học Luật Hà Nội) trực thuộc sự quản lý của Bộ Tư pháp. Chương trình đào tạo của Trường có thời gian là 48 tháng, người học được trang bị hệ thống kiến thức về pháp luật cơ bản chung nhất, sau khi tốt nghiệp các học viên được cấp bằng Cử nhân Luật và một số được tuyển dụng làm việc tại toà án, đây là nguồn để Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán toà án các cấp theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992. 

  Từ khi sáp nhập, tuy không còn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nhưng trong giai đoạn này, việc tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, kỹ năng xét xử xét xử vẫn được duy trì thường xuyên qua các Hội nghị chuyên đề. 

  Năm 1994, Trường Cán bộ Tòa án trực thuộc TANDTC được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn thành lập lại theo Nghị quyết số 210/UBTVQH khóa IX ngày 20-5-1994 và Quyết định thành lập số 100/TCCB ngày 23-8-1994 của Chánh án TANDTC. 

  Ngày 30/7/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1191/QĐ-TTg thành lập Học viện Tòa án trên cơ sở Trường Cán bộ Tòa án. Theo Quyết định này, Học viện Tòa án có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

  2. Thực trạng về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Học viện Tòa án từ khi được thành lập lại (1994) đến nay 

  2.1. Giai đoạn từ 1994 đến 2002: 

  Cơ cấu tổ chức của Trường, gồm có Ban giám hiệu và 02 phòng chức năng là Phòng Giáo vụ và Phòng Hành chính - Quản trị 

  Trường Cán bộ Toà án có chức năng chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho thẩm phán, cán bộ của ngành và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên, tài liệu bồi dưỡng Hội thẩm nhân dân cho Tòa án nhân dân các địa phương. 

  Công tác tập huấn, bồi dưỡng cho Tòa án nhân dân các địa phương gặp nhiều khó khăn do Bộ Tư pháp quản lý về mặt tổ chức các Tòa án địa phương 

  2.2. Giai đoạn từ 2002 đến 2012 

  Về cơ cấu, tổ chức không thay đổi nhưng do từ năm 2002 Tòa án nhân dân tối cao quản lý về mặt tổ chức các Tòa án địa phương, nên công tác tập huấn toàn ngành được quan tâm và thuận lợi hơn nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. 

  Về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ của Trường vẫn chưa đuợc tăng cường củng cố đúng mức. Những năm đầu, Trường Cán bộ Toà án tập trung tập huấn cho thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, việc tập huấn cho thẩm phán, cán bộ Tòa án nhân dân cấp huyện chủ yếu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Những năm về sau,Trường mới có những khởi sắc và phát triển, công tác tập huấn, bồi dưỡng cho Thẩm phán bắt đầu được thực hiện cho Thẩm phán cấp tỉnh và cấp huyện toàn ngành. 

  Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho thư ký, thẩm tra viên chưa được tiến hành thường xuyên. 

  Đội ngũ giảng viên của Trường chủ yếu là giảng viên kiêm nhiệm, Trường chưa có đội ngũ giảng viên cơ hữu và chuyên trách. Vì vậy, Trường Cán bộ Tòa án chủ yếu làm nhiệm vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chưa thực sự hoạt động như cơ sở giáo dục. 

  Đối với đội ngũ giảng viên kiêm chức của Trường, chưa có quy chế làm việc rõ ràng, vì vậy, hoạt động của Trường còn bị động và hiệu quả chưa cao. 

  Bên cạnh những khó khăn trên, việc chưa có quy chế bồi dưỡng bắt buộc đối với thẩm phán, cán bộ tòa án cũng tạo ra những bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thẩm phán, cán bộ tòa án chưa nhận thức được tầm quan trọng của yêu cầu nâng cao nghiệp vụ cũng như chưa ý thức trách nhiệm trong việc học tập, nên hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả chưa cao, vị thế của Trường còn hạn chế, chậm đổi mới, chậm phát triển. 

  Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao chưa được tổ chức và quản lý thống nhất. Hiện nay, có nhiều đơn vị cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành trở nên chồng chéo, thiếu thống nhất về nội dung tài liệu và quan điểm nghiệp vụ gây khó khăn trong việc áp dụng thống nhất pháp luật. Cách tổ chức như hiện nay dẫn đến tình trạng sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng kém hiệu quả, đồng thời việc quản lý và đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không tập trung và thiếu chính xác. 

  2.2. Giai đoạn từ 2012 đến 30/7/2015 

  Trước thực trạng nêu trên, Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực và mở rộng quy mô Trường Cán bộ Tòa án” nhằm chuẩn hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và cán bộ của ngành Tòa án nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành có chất lượng cao, đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức đáp ứng được yêu cầu chung của phát triển của đất nước cũng như chiến lược Cải cách tư pháp đã được chỉ đạo trong Nghị quyết 49, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị. 

  Ngày 03/6/2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt Đề án nâng cao và mở rộng quy mô Trường Cán bộ Tòa án 

  Đề án “Nâng cao năng lực và mở rộng quy mô Trường Cán bộ Tòa án” đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt năm 2011, là tổng thể những mục tiêu, nội dung cũng như các giải pháp, lộ trình thực hiện nhằm mở rộng và phát triển Trường Cán bộ Tòa án đến năm 2020 gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1: từ năm 2011 - 2012; giai đoạn 2: từ 2013 - 2015; giai đoạn 3: từ 2016 - 2020. Thực hiện các nội dung của giai đoạn 1 (từ 2011 - hết 2012), Trường Cán bộ Tòa án đã thực hiện một loạt các giải pháp mới, đồng bộ về từ cơ cấu tổ chức bộ máy trong quản lý và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trường 

  Về cơ cấu, tổ chức 

  Ngày 21/3/2012, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký quyết định số 509/QĐ-TCCB về việc thành lập Hội đồng Trường Cán bộ Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tịch hội đồng. Hội đồng Trường có chức năng hoạch định các chủ trương lớn về chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ dài hạn hoặc ngắn hạn cho từng chức danh công chức ngành Tòa án nhân dan và bảo đảm sự thống nhất giáo trình tài liệu giảng dạy, giảng viên, kế hoạch tổ chức thực hiện và các vấn đề quan trọng khác liên quan đến hoạt động của Trường. 

  Ngày 03/4/2012, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục ký quyết định số 559/QĐ-TCCB về cơ cấu tổ chức của Trường Cán bộ Tòa án. Cơ cấu tổ chức của Trường Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao gồm có các đơn vụ chức năng sau: 

1. Phòng Giáo vụ; 

2. Phòng Tổ chức - Hành chính; 

3. Phòng Quản trị - Tài vụ; 

4. Phòng Hợp tác đào tạo; 

5. Khoa Thẩm phán; 

6. Khoa Công chức Tòa án. 

Về chức năng, nhiệm vụ 

  Tại phiên họp ngày 21/12/2012 của Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị đã có kết luận: Đồng ý để Tòa án nhân dân tối cao được đào tạo nghề Thẩm phán và đào tạo bậc đại học chuyên ngành, tiến tới thành lập Học viện Tòa án. (Thông báo số 116/TB/TW ngày 27/12/2012 của Bộ Chính trị). 

  Như vậy, sau 18 năm, Trường đã có sự thay đổi và phát triển cả về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ. Từ chỗ Trường chỉ có Ban giám hiệu và 02 phòng chức năng là Phòng Giáo vụ và Phòng Hành chính - Quản trị khi được thành lập lại năm 1994, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ của ngành; 

  Đến nay cơ cấu tổ chức của Trường đã bao gồm: Hội đồng Trường, Ban giám hiệu và 06 phòng, khoa chức năng. Trường Cán bộ Tòa án đã có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng theo quy định của Luật Giáo dục

 2.3. Giai đoạn từ 30/7/2015 đến nay 

1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Học viện Tòa án 
   Ngay từ những ngày đầu giành chính quyền, sau khi các Toà án được thiết lập theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 13/9/1945, cùng với hoạt động của Toà án, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ Toà án cũng được hình thành và phát triển. Ban đầu việc đào tạo, bồi dưỡng thực hiện thông qua các hội nghị học tập hoặc các lớp huấn luyện ngắn hạn từ 3 đến 4 tháng được tổ chức trong cả nước. 

   Năm 1960, Trường Tư pháp Trung ương được thành lập trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao (sau đổi tên thành Trường Cán bộ Tòa án, Trường Cao đẳng Tòa án, có trụ sở tại Hà Nội, nay là trụ sở Trường Đại học Luật Hà Nội). Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trường Cán bộ Tòa án cơ sở 2 được thành lập tại Thành phố Hồ...