Tin liên quan:

>> Nguyên nhân naò sinh viên tốt nghiệp vẫn không có việc làm

>> Sinh viên tốt nghiệp sư phạm mong mỏi được đứng lớp

>> Tốt nghiệp thủ khoa vẫn thất nhiệp như thường

 

Lạm phát kéo dài, nhiều công ty, doanh nghiệp lao đao. Đối mặt với vòng luẩn quẩn thất nghiệp khiến cuộc sống của nhiều người trẻ trở nên bi quan, nặng nề với những áp lực cuộc sống.

Bỏ phố về quê

Tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ở Hà Nội đã 4 năm nhưng vẫn bấp bênh cảnh nhà thuê, cơm quán, thiếu thốn đủ điều… nên mới đây Dương Văn Hải (Minh Khai, Hà Nội) đành quyết định về quê làm việc. Theo dự tính, Hải sẽ mất thêm 6 tháng thử việc ở vị trí mới – thuộc một đơn vị nhà nước.

 

Tân cử nhân truớc nguy cơ thất nghiệp hàng loạt, Việc làm sinh viên, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, vietnamnet, bao giao duc, giao duc, that nghiep, viec lam, tim viec lam, viec ban thoi gian

 

Hải biết chắc công việc mới này sẽ không liên quan gì đến chuyên ngành mà anh đã học, nhưng ít nhất sẽ giúp anh chấm dứt những tháng ngày tạm bợ giữa thủ đô.

Hải rất buồn khi phải quyết định như vậy, nhưng 3 năm trôi qua, những khao khát được làm việc trong một môi trường quốc tế, được đi nước ngoài, lập công ty riêng… thời sinh viên của anh dường như đã biến mất. Luôn túng thiếu, nhưng Hải phải ngậm ngùi che giấu gia đình, bạn bè, thậm chí tự lừa dối chính mình. Từ bao giờ, anh trở nên hay cáu bẳn, ngại giao tiếp...

“Bây giờ, chỉ mong làm công việc gì đó có mức lương vừa phải, đủ để chăm sóc bố mẹ, rồi lập gia đình” – Hải tâm sự.

Anh nén tiếng thở dài khi nhớ lại cái thời sinh viên từng mơ mộng khi đi thực tập sẽ nỗ lực hết sức để ra trường là “tìm được việc làm ngay”.

Thực tế là, mấy tháng trời thực tập tại một công ty, dù đã rất cố gắng, tạo được ấn tượng tốt, nhưng đến lúc Hải tốt nghiệp ĐH thì họ không có nhu cầu tuyển thêm người nữa.

Tiếp tục gửi hồ sơ đến nhiều địa chỉ, có nơi “sếp” tuyển dụng trả lời “hồ sơ của em chỉ hợp làm giảng viên” khiến Hải chẳng biết nên cười hay mếu. Có nơi yêu cầu “tiếng Anh giao tiếp thành thạo” – anh không đáp ứng được, nơi thì lương quá rẻ mạt, nơi thì cơ sở vật chất tồi tàn nên anh nghi ngờ. Có nơi vừa ý Hải, nhưng vào làm việc vài tuần thì anh không chịu nổi vì cung cách làm việc kiểu công ty gia đình, vừa khắt khe, vừa hời hợt…

Quẩn quanh mãi vẫn không ăn thua, chàng cử nhân kinh tế đã mất dần nhuệ khí. Gần đây nhất, anh quyết định vay tiền bố mẹ, cùng bạn hùn vốn mở công ty môi giới kinh doanh. Không may, công ty làm ăn thua lỗ, chưa đầy một năm thì “giải tán”, Hải lại lâm vào cảnh thất nghiệp, nợ nần liểng xiểng.

Từng mong ước có thể “kiếm tiền nghìn đô”, mở công ty riêng, nhưng giờ đây, anh chỉ muốn mau chóng tìm được việc, ổn định cuộc sống với mức lương vừa phải. Thảm cảnh thất nghiệp kéo dài khiến cậu không còn tự tin vào bản thân như trước nữa.

Đối với Hải, quyết định nhờ “tiếng” của bố để về quê xin việc vào công ty nhà nước mà anh từng chê bai chính là một thất bại, nhưng anh chấp nhận vì không muốn để gia đình buồn phiền thêm nữa.

Hoang mang trước tương lai

Còn hơn một kỳ học nữa là ra trường nhưng Trần Văn Thanh, SV Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội vẫn băn khoăn, chưa biết tìm chỗ thực tập ở đâu. Anh trai Thanh đã tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Xây Dựng cách đây một năm, hiện vẫn chưa tìm được việc. Mong có một công việc tốt nên anh chọn vừa học lên Đại học, vừa tranh thủ đi làm thêm nhiều công việc nặng nhọc để có tiền trang trải học hành, sinh hoạt. Hằng tháng, bố mẹ ở quê vẫn phải gồng lưng “gánh” những khoản tiền lớn cho cả hai anh em.

Gần đây, Thanh ngại về quê, vì mỗi lần về nhà, bố mẹ lại hỏi han việc học, đồng thời “đánh tiếng”: “Nhà mình nghèo, con phải tự lo thực tập, rồi học hành năm cuối cho tốt, ra trường tự xin việc chứ bố mẹ không lo cho con mãi được”

“Mình không mong mỏi bố mẹ sẽ “lo” cho mình từ A đến Z, nhưng nghe những lời ấy, tự nhiên lại thấy thêm hoang mang trong lòng” – Thanh thú nhận.

Hoang mang là không thể tránh, khi giờ này, ngoảnh đi ngoảnh lại sắp hết 4 năm học, Thanh vẫn chưa có bất cứ kinh nghiệm làm việc nào.

Cũng như Thanh, không ít người trẻ cảm thấy bi quan khi nghĩ đến tương lai với những áp lực về kinh tế, định hướng nghề nghiệp, gia đình, xã hội.

Chia sẻ với những lo lắng của người trẻ trước những áp lực tìm việc TS. Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty cổ phần sách Thái Hà cho rằng, để đối phó với những suy nghĩ tiêu cực, tránh những “khủng hoảng” sau khi ra trường, SV cần trang bị rất nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, giám sát, kỹ năng làm chủ bản thân.

“Sinh viên hãy cố gắng đi làm càng sớm càng tốt, dù làm việc ở bất kỳ đâu. Đi làm chính là các bạn được trả lương để học. Nếu ra trường, hãy chọn cho mình một công việc bạn yêu thích, lương bao nhiêu cũng được, nhưng hãy thực sự yêu công việc của mình. Nếu chỉ làm việc cho qua, không đam mê, không thật lòng thì bạn sẽ không thể thành công” - lời khuyên của ông Hùng.

 

Xem thêm: Sinh viên thất nghiệp hàng loạt do giáo dục định hướng lệch

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Vietnamnet