Snowplow Parent là một kiểu cha mẹ 'dọn đường' cho sự phát triển của trẻ, để trẻ không gặp những khó khăn, chướng ngại hay thậm chí là thất bại trong cuộc sống.

Cách dạy trẻ về lòng biết ơn

Cách dạy trẻ về lòng biết ơn

Khi một đứa trẻ có thể đánh giá cao những mặt tích cực trong cuộc sống của chúng, điều đó có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.

Cha mẹ "snowplow" là một phong cách nuôi dạy con cái bằng việc tìm cách loại bỏ tất cả các chướng ngại vật khỏi con đường của trẻ để chúng không gặp tổn hại, thất bại hoặc khó chịu. Tuy nhiên, việc trải qua những trở ngại như thế lại đóng vai trò tích cực cho sự phát triển lành mạnh của trẻ và giúp trẻ học các kỹ năng sống quan trọng.

1. Nuôi dưỡng con cái theo phong cách "Snowplow" 

Các bậc cha mẹ "Snowplow" cố gắng loại bỏ càng nhiều thách thức và trở ngại khỏi cuộc sống của trẻ càng tốt.

Phong cách nuôi dạy con cái này thường bị nhầm lẫn với cách nuôi dạy con cái của cha mẹ "trực thăng" với mong muốn luôn muốn giúp đỡ con khi vấn đề xảy ra. Cả hai kiểu cha mẹ đều quan tâm thái quá đến con, nhưng đôi khi chính sự quan tâm ấy lại dẫn đến những hậu quả tiêu cực

Các bậc cha mẹ ai cũng mong muốn con được hạnh phúc nên việc để chúng thất bại hay trải qua sự thất vọng có thể là một điều gì đó khó có thể chấp nhận được. Nhưng thất bại mới là quan trọng. Khi một đứa trẻ không trải qua thử thách hay thất bại, chúng sẽ không thể phát triển các kỹ năng cần thiết để sống cuộc sống của chính mình. Chúng cần học cách thu mình lại sau thất bại, rút kinh nghiệm và tìm cách khác để thành công.

2. Nhận biết cha mẹ "Snowplow"

Cách nuôi dạy Snowplow của mỗi đứa trẻ sẽ khác nhau. Nó thường bắt đầu với những việc nhỏ hay thậm chí không quá to tát, nhưng việc bình thường hóa thói quen như thế sẽ khiến chúng phải lệ thuộc vào người khác và gặp thất bại nặng nề sau này.

Các bậc cha mẹ thường biện minh rằng việc tự làm sẽ nhanh hơn hoặc dễ dàng hơn thay vì dạy con làm đúng cách. Điều này có thể đúng, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ, nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì những hành động nhỏ này có thể góp phần dần dần tạo nên phong cách nuôi dạy "Snowplow".

Quan tâm thái quá giai đoạn trung học. Một số hành vi điển hình của cha mẹ "Snowplow" bao gồm: “giúp đỡ” một đứa trẻ trong một dự án bằng cách hoàn thành hầu hết mọi thứ cho chúng; cố gắng can thiệp nếu con bị điểm kém; hoặc thường xuyên liên lạc với giáo viên của con.

Quan tâm thái quá giai đoạn đại học. Mặc dù việc luôn theo dõi bất kỳ kiểu hành vi đáng ngại nào của con là bình thường, nhưng các bậc cha mẹ "Snowplow" có thể đã làm mọi thứ theo một cách thái quá. Một số ví dụ về việc này bao gồm: nhắn tin cho con để đảm bảo rằng chúng đã dậy để đến lớp; lên lịch các cuộc hẹn của bác sĩ; hoặc thay con gửi email cho các giáo sư hoặc quản lý trường học.

Snowplow Parent là gì? Liệu bạn có luôn 'dọn dường' cho con? - Ảnh 1

Việc 'dọn đường' cho trẻ sẽ làm cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ

3. Hậu quả của Snowplow Parenting

Việc nuôi dạy con "Snowplow" đôi khi giúp cha mẹ yên tâm về con trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu việc này lặp đi lặp lại và liên tục thì nó sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ và dần dần trẻ sẽ mất đi khả năng tự lập.

Snowplow parenting hạn chế phát triển các kỹ năng cần thiết. Việc không để con phải đối phó với các tình huống khó khăn, cha mẹ "Snowplow" đã hạn chế chúng trong việc phát triển các kỹ năng cần thiết như quản lý căng thẳng, đương đầu với thất bại và ra quyết định.

Snowplow parenting khiến con bạn nghĩ rằng chúng "không làm được". Trẻ sẽ nhận ra rằng mình không thể đưa ra quyết định trong cuộc sống nếu không có cha/mẹ dẫn dắt. Thói quen này càng trở nên tồi tệ hơn nếu nó lặp đi lặp lại, cuối cùng khiến con bạn thiếu khả năng tự đưa ra quyết định về cuộc sống và quản lý cảm xúc của chính mình.

Con đã quen với việc mọi thứ thật dễ dàng. Vì con chưa từng gặp qua nhiều trở ngại, nên chúng sẽ kém phát triển các kỹ năng ứng phó. Do đó, chúng có thể sẽ gặp khó khăn trong xã hội và ở trường học khi mọi thứ không theo ý mình.

4. Làm thế nào để tránh trở thành cha mẹ "Snowplow"

Hãy trở thành tấm gương cho con. Hãy chỉ cho con cách ứng phó với sự căng thẳng và truyền đạt cách bạn đương đầu khi gặp thất bại. Con bạn sẽ học hỏi từ bạn và bắt chước các hành động của bạn.

Để hậu quả diễn ra. Hầu hết các hành động của con bạn sẽ để lại hậu quả. Bằng cách thấy được hậu quả, họ sẽ nhanh chóng học được cách tự mình giải quyết vấn đề.

Lắng nghe những mong muốn. Nếu bạn luôn làm mọi thứ tốt nhất cho con mình, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội để nghe những gì chúng muốn. Dành thời gian lắng nghe mong muốn và mục tiêu của con. Con có sẽ thất bại khi theo đuổi mục tiêu của mình, nhưng sẽ học được lại từ thất bại.

Khen ngợi nỗ lực chứ không phải thành công. Thay vì dạy con rằng chỉ có thành công mới quan trọng, việc nhấn mạnh sự nỗ lực sẽ giúp họ có cái nhìn khác về hành trình của mình. Trẻ sẽ học cách không lo lắng và ở tự tin bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

Không khắc các sự cố giúp con. Việc cố gắng khắc phục các vấn đề của con bạn sẽ khiến chúng không thể phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đừng quá hà khắc. Hãy hướng dẫn con cách giải quyết vấn đề và cách đối mặt khi gặp căng thẳng.

Nuôi dưỡng sự sáng tạo của trẻ qua từng độ tuổi

Trước 10 tuổi, trẻ cần được học 10 kỹ năng quan trọng này

Theo WebMD