Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC

Tin liên quan:

 

Nhiều bạn quyết vào Đại Học cho bằng được, dù chỉ là trường bình thường và chuyên ngành hoàn toàn không phù hợp.

 

Thời điểm này, các bạn cuối cấp hẳn đã có sự lựa chọn cho mình để chuẩn bị đăng kí hồ sơ thi Đại Học vào tháng 3. Có bạn xem việc thi Đại Học như là một mục tiêu cần chinh phục, có bạn tự tin rằng mình nhất định sẽ đậu Đại Học với số điểm cao ngất ngưởng, nhưng cũng có bạn tự ti vào khả năng đến mức: “Chỉ cần vào đại học là được rồi, trường đại học nào cũng được!”

Quyet vao dai hoc du hoc khong dung nganh, Nganh hot nhat, tuyen sinh 2012, thong tin tuyen sinh 2012, chi tieu tuyen sinh, nguyen vong 1

Thời điểm này, các bạn học sinh cuối cấp hẳn đã có sự lựa chọn cho mình để chuẩn bị đăng kí hồ sơ thi Đại Học vào tháng 3. Học sinh cuối cấp đã đi được nửa chặng đường trong năm học và chuẩn bị “tăng tốc” để bước vào những kì thi quan trọng về sau. Với những bạn có học lực trung bình, họ cảm thấy việc thi Đại Học là một áp lực vô cùng lớn và quá tầm, do vậy, nhiều bạn chấp nhận “an phận” và đặt mục tiêu vô cùng thấp. Điều đó có thể tốt cho họ ở hiện tại nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến con đường học tập sau này…

“Trường nào cũng được, miễn là trường Đại Học”

M.Tuyết (lớp 12 trường THPT Marie Curie) dự định sẽ thi khối C vào ngành Văn hóa học của trường ĐH KHXH & NV, còn khối A thì nộp hồ sơ vào một trường dân lập chỉ toàn lấy điểm sàn. Tuyết chia sẻ: “Ba mẹ mình muốn mình học Cao Đẳng cho vừa sức. Nhưng mình tin mình vẫn có thể là sinh viên Đại Học được, nếu đăng kí vừa tầm. Mình dự đoán điểm mình có thể đủ hoặc hơn điểm sàn tí xíu để vào được những trường bình thường”

 

Không chỉ những bạn có học lực trung bình mang tư tưởng này. Những bạn học rất khá, nhưng thiếu tự tin cũng chọn giải pháp an toàn để mong không thi trượt, bằng cách chọn một trường mang danh nghĩa Đại Học nhưng chất lượng thì ai cũng “lắc đầu”

 

Anh Khoa (lớp 12 trường THPT Hoàng Hoa Thám) chọn một ngành của trường ĐH Mở mà bạn bè ai nghe thấy cũng ngạc nhiên: “Học ngành đó thì sau này ra trường làm gì?”. Khoa thản nhiên: “Là sinh viên Đại Học là tốt rồi, rất nhiều sinh viên ra trường làm trái ngành, có chắc ăn cái bằng Đại Học rồi…tính sau!”

 

Thùy Dung (sinh viên năm 2 ĐH Hồng Bàng) đang học ngành Nhật Bản học mặc dù cô nàng không hề biết gì về tiếng Nhật. Dung kể: “Khi biết mình trượt nguyện vọng 1 và 2, mọi người an ủi rất nhiều và kêu mình năm sau thi lại. Nhưng mình nhất quyết không thi, vì ở quê mình, vào được Đại Học đã là điều gì đó lớn lao rồi, nên mình quyết định chọn đại một ngành nào đó trong trường để lên Sài Gòn học luôn. Hiện tại phải thi lại rất nhiều và đóng tiền học cũng…oải, nhưng mình vẫn chưa biết tính sao nữa”

Đặt nặng thành tích, sĩ diện

Nguyên nhân khiến nhiều bạn quyết vào Đại Học cho bằng được, dù chỉ là trường bình thường và chuyên ngành hoàn toàn không phù hợp, xuất phát từ bệnh thành tích và “cái tôi” cao. Họ là những người thiếu bản lĩnh, không chịu được áp lực nhưng vẫn sợ thua kém bạn bè, sợ gia đình thất vọng, nên cố gắng vào Đại Học chỉ vì cái mác “sinh viên”, để tự hào với gia đình.

 

X.Nga (lớp 12 trường THPT Gò Vấp) chia sẻ: “Nhỏ bạn mình đã tự nhủ nếu đậu Đại Học sẽ ăn chay…1 năm. Cứ ngỡ là trường nào “hot” lắm, tỉ lệ chọi cao lắm, ngờ đâu chỉ là một trường bình thường, và chuyên ngành của nhỏ chỉ lấy 14 điểm vào năm ngoái. Nhỏ học cũng khá, nhưng tại sao lại quá tự ti thế nhỉ?”

 

Một lý do khác khiến nhiều bạn chọn đại một trường nào đó để nộp đơn, là họ quá đặt nặng chuyện vào Đại Học và hay quan trọng hóa vấn đề. Có thể gia đình họ, thầy cô họ, hoặc bạn bè xung quanh luôn bảo rằng: “Phải đậu Đại Học! Phải là sinh viên”… khiến cho nhiều bạn cứ nghĩ Đại Học là một điều gì đó cao siêu và xa vời, để rồi họ không tự tin trước sức học của mình nên chấp nhận an phận ở một trường Đại Học bình thường.
“Với mình, vào trường Đại Học bình thường cũng giống như thi vào một trường cấp 3 phổ thông bình thường thôi. Tức là trường có dạy tốt hay không chẳng quan trọng, điều cần thiết là tự chúng ta ý thức được và nắm bắt cơ hội sau này” – Thúy Diễm (lớp 12 trường THPT Hermann Gmeiner) chia sẻ. Tuy nhiên, ý kiến của Diễm không được nhiều bạn đồng tình bởi vì Đại Học khác trường phổ thông rất nhiều, và khi đã là sinh viên thì cần chuyên môn chứ không phải chỉ đơn giản là các bài kiểm tra và bảng điểm.

Hai hệ quả tiêu cực

Quan điểm “chỉ cần vào được đại học” của một số bạn học sinh cuối cấp sẽ gây ra 2 hậu quả không tốt. Thứ nhất, họ tự tạo sự ỷ lại, trì trệ trong chính bản thân mình. Họ có thể đậu Đại Học với số điểm cao hơn, tốt hơn, nhưng chính tư tưởng của họ đã từ hạn chế năng lực. Thứ hai, khi đã là sinh viên rồi thì những bạn đã từng thích “an phận” lại cảm thấy tiếc nuối vì quá ngán ngẩm với chương trình học và cảm thấy hoang mang với con đường tương lai của mình

 

“Dư 3 điểm so với chuyên ngành đã chọn, mình có thể vào được trường khác tốt hơn với cùng số điểm ấy. Tuy nhiên, mình đã lỡ đăng kí nguyện vọng 1 vào một trường Đại Học bình thường nên vào học luôn. Và khi vào học rồi thì mới biết rằng chuyên ngành này không hề phù hợp với mình. Ba năm trôi qua, mình cảm thấy vô cùng chán nản và hối hận nhưng có lẽ hơi muộn khi đến tận bây giờ mới nhận ra được điều này. Bây giờ thi lại là cả một vấn đề, và công sức ba năm qua chẳng lẽ phải bỏ hết để làm lại từ đầu?”

 

Các bạn 12, vẫn còn gần 3 tháng nữa để quyết định. Đừng tự dễ dãi với bản thân, nhưng cũng không được quyết định chỉ vì bị tác động bởi hoàn cảnh, bạn nhé! Hãy chọn ngành bạn cảm thấy phù hợp nhất. Chúc bạn học tốt.

 

Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

 

Những chủ đề đang được quan tâm:

DIEM THIDIEM THI DAI HOC 2012DIEM THI DAI HOCXEM DIEM THI

DIEM CHUANDIEM CHUAN DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC 2012

TUYEN SINHTUYỂN SINHCHI TIEU TUYEN SINH 2012

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: giaoduc)