Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Đức là một trong bộ tứ kỹ năng quan trọng đặt nền móng cho việc học tiếng Đức. Vậy phương pháp nào giúp đọc hiểu tiếng Đức hiệu quả?
1. Đặt thời gian biểu để rèn luyện kỹ năng đọc Tiếng Đức
Học Tiếng Đức là học cả 4 kỹ năng trong đó, phần nào yếu nhất thì bạn đặt phần đó làm trọng tâm cải thiện. Nếu chưa biết trình độ mình đến đâu, các bạn có thể thi thử Tiếng Đức tại các trung tâm hoặc các trang online nhằm sắp xếp thời gian học tập tốt nhất. Mỗi ngày nên dành 4-6 tiếng, phân bổ thời gian dành cho 4 kỹ năng phù hợp. Để rèn luyện kỹ năng Đọc hiệu quả, các bạn nên dành một khoảng thời gian cố định: toàn tâm toán ý cho việc đọc, tránh để bị các yếu tố bên ngoài hoặc suy nghĩ phân tán tư tưởng, môi trường đọc yên tĩnh, không có tiếng ồn và các tác động khác.
Phương pháp luyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Đức hiệu quả
2. Luyện kỹ năng Đọc tiếng Đức như thế nào?
Tài liệu luyện Đọc là cần đọc thường xuyên nhưng đọc bài khô khan thì sẽ ngán. Vậy thì phải đọc như thế nào?
Đầu tiên, hãy chọn tài liệu thú vị: Đối với những ai mới học Tiếng Đức , việc tiếp nhận kiến thức qua tài liệu thú vị, những mẩu chuyện hài cho tới tạp chí yêu thích…Việc đọc qua những tài liệu thú vị sẽ giúp các bạn tăng thêm vốn từ vựng và hứng thú học hơn nhiều. Khi chọn sách/báo để đọc thì có hai điều bạn cần nhớ đó là: (1) bạn thấy thú vị với nội dung đó và (2) phù hợp với trình độ (niveau) của bạn.
Nếu được các bạn nên áp dụng phương pháp luyện kỹ năng đọc tiếng Đức sau đây:
Bước 1: Đọc câu hỏi trước khi đọc văn bản:
Một kinh nghiệm giúp bạn có thể phát triển kỹ năng đọc tiếng Đức đó là hãy chú trọng đọc câu hỏi trước thay vì lựa chọn đọc văn bản để tập trung vào vấn đề trả lời. Khi bạn đã nắm được kiểu câu hỏi phải trả lời thì sẽ dễ dàng tìm ra đáp án trong văn bản (đoạn văn) cần đọc hiểu. Lưu ý bạn đừng nên bỏ qua phần hướng dẫn trả lời câu hỏi bởi đây là phần giới thiệu, giúp bạn đưa ra câu trả lời chính xác đúng yêu cầu để lấy trọn điểm
Bước 2: Đọc nhanh qua văn bản (đoạn văn):
Thay vì phải mất thời gian đọc từng câu từng chữ một cách chi tiết, đọc nhanh để tìm ý chính và cấu trúc chung của bài sẽ là cách giúp bạn rút ngắn thời gian và nắm trọn ý bài tốt hơn. Bằng cách đọc tiếng Đức lướt nhanh, nắm bắt tiêu đều, chú ý những câu đầu chính mỗi đoạn từ để hiểu sơ lược nội dung từng đoạn sau đó mới đọc lại hệ thống câu hỏi lần nữa và xác định loại câu để tìm kiếm Schlüsselwörter (từ khóa) để rà soát ý và trả lời.
Đọc nhanh nhưng nắm ý chính và tập trung vào những từ khóa quang trọng giúp bạn tiết kiệm được thời gian và khoanh vùng nội dung cần thiết và trả lời thay vì lan man với việc đọc hiểu hết toàn bộ nội dung đọc tiếng Đức từ văn bản hay đoạn văn mà bạn bắt buộc phải đọc.
Bước 3: Tìm từ khóa chính trong văn bản:
Khi đọc hiểu tiếng Đức, nếu thấy văn bản dài bạn đừng vội áp lực, muốn chinh phục việc học tiếng Đức với kỹ năng đọc tiếng của mình, hãy đọc lướt từng đoạn nhỏ và quan trọng là áp dụng 1 kĩ thuật gạch từ khóa quan trọng – Schlüsselwörter sẽ giúp bạn nhanh chóng tóm lược nội dung và trả lời câu hỏi đúng trọng tâm hơn.
3. Những tip rèn luyện khi làm bài thi Lesen
3.1. Làm bài với tư thế tự tin
Hãy từ từ bước vào bài thi, thở một hơi nhẹ nhàng, đọc từ từ lướt rồi chi tiết và đưa ra chiến lược làm bài. Càng lật đật, vập vồ thì càng lúng túng, khiến bạn rối bời hơn.
3.2. Đọc lướt “Skim”
Hãy đọc tiêu đề, lướt qua bài đọc, chú ý các câu đầu chính mỗi đoạn từ để hiểu sơ lược nội dung. Sau đó, bạn đọc câu hỏi, xác định loại câu để tìm kiếm key words, đưa ra chiến lược để trả lời.
3.3. Đọc kỹ hướng dẫn
Không thể bỏ qua phần hướng dẫn trả lời câu hỏi bởi đây là phần giới thiệu, giúp bạn đưa ra câu trả lời chính xác đúng yêu cầu và ăn trọn điểm.
3.4. Gạch từ khóa
Từ khóa là quan trọng nhất giúp bạn nhanh chóng tóm lược nội dung và trả lời câu hỏi. Hãy gạch chân từ khóa trong bài, so sánh từ khóa có trong câu hỏi. Khi rèn luyện giải đề, bạn dùng bút màu để gạch từ khóa cho nổi bật. Những key words cần chú ý là danh từ, động từ, danh từ riêng về con người, đặc điểm, số liệu…
3.5. Hiểu ý chính
Mỗi đoạn văn đều được viết theo một quan điểm, ý chính, tiêu đề chính do đó các bạn cần thực hiện tìm kiếm ý chính một cách nhanh nhất. Mỗi người sẽ có một cách khác nhau nhưng các em có thể dựa theo từ khóa chính mà xác định.
3.6. Chú ý từ đồng nghĩa
Đoạn văn không dễ dàng bày ra các từ khóa chính cho bạn mà còn có sự thay thế nhiều từ đồng nghĩa với từ khóa làm bạn tìm không hết được từ khóa, không hiểu ý được rõ ràng hơn. Vì thế, khi soát từ, cần chú ý điểm này nhé!
3.7. Đoán từ từ ngữ cảnh
Đọc đoạn văn không cần phải dịch từng chữ và có đôi lúc các bạn không hiểu hết được các từ thì hãy đoán từ từ ngữ cảnh bởi các từ và câu xung quanh. Nếu không đoán được từ và cảm thấy đoạn văn không quan trọng thì bạn nên bỏ qua.
3.8. Các câu hỏi thường sắp xếp theo nội dung
Các câu hỏi trong bài đọc thường sắp xếp theo nội dung do đó bạn có thể dựa theo trình tự để đọc hiểu. Tuy nhiên, có một số câu sẽ lẫn lộn do đó bạn cũng cần cảnh giác những câu này.
3.9. Đọc chi tiết một số phần quan trọng
Thời gian để đọc là không nhiều, bạn không cần đọc cả đoạn mà chỉ cần đọc chi tiết một số phần mà mình phân tích cảm thấy liên quan đến câu hỏi nhằm tìm ra câu trả lời chính xác chắc chắn.
3.10. Giải câu dễ trước, khó để sau
Nếu câu quá khó hãy Pass qua, giải câu dễ trước, câu khó để sau khi hoàn thành câu dễ thì tiếp tục làm. Đây chắc là điều hiển nhiên rồi.
> Tổng hợp 5 cách học tiếng Đức siêu hiệu quả
> Học tiếng Đức bắt đầu từ đâu?
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp