Vốn là người dân tộc thiểu số, trong đại dịch Covid-19, cô Cô Lam Thị Thanh Hường là một giáo viên tiên phong ứng dụng chuyển đổi số vào việc giảng dạy trực tuyến.

Trường học chào đón ngày Nhà Giáo trong hoàn cảnh đặc biệt

Trường học chào đón ngày Nhà Giáo trong hoàn cảnh đặc biệt

Do đảm bảo an toàn trong tình hình COVID-19, giáo viên và học sinh trường Trường tiểu học Đồng Hóa (Quảng Bình) sẽ đón ngày Nhà Giáo Việt Nam trong khu cách ly.

Cô Lam Thị Thanh Hường (38 tuổi, dân tộc Sán Dìu) hiện đang là giáo viên Trường TH-THCS-THPT Văn Lang (TP.Hạ Long, Quảng Ninh).

Là một giáo viên tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin (chuyển đổi số) vào việc giảng dạy trực tuyến, cô đã mang về thành tích đáng nể cho nhà trường. Năm học 2020 - 2021, đội tuyển lớp 12 môn lịch sử do cô tham gia ôn luyện đã mang về 13 giải HS giỏi cấp tỉnh, trong đó có 2 giải nhất, 5 giải nhì, 6 giải ba, cao nhất trong các năm qua. Lớp cô chủ nhiệm đã đỗ tốt nghiệp 100%; 10 HS đạt điểm thi tổ hợp vào đại học từ 25,5 điểm trở lên; có một HS đạt điểm cao nhất là 28,25 điểm (trong đó đạt điểm 10 môn lịch sử), đứng trong tốp 5 của tỉnh, cao điểm nhất khối C của nhà trường.

Chia sẻ về việc đổi mới trong quá trình dạy học, cô Hường cho biết đó là một quá trình “vừa làm vừa dò đường” vì không có ưu thế về công nghệ. “Thời điểm đầu năm 2020, khi dịch mới bùng phát, nhà trường và giáo viên đã lập tức vào cuộc giảng dạy trực tuyến. Khó khăn lớn lắm, vì mình không được đào tạo. Trong khi đó, sự quan tâm của HS với môn sử không nhiều. Để thu hút được HS khi dạy trực tiếp đã khó, nay lại dạy trực tuyến, tâm lý của HS và phụ huynh ban đầu chưa quan tâm nên càng khó hơn. Bản thân mình phải mày mò rất nhiều cách thức để đổi mới, tạo ra bài học vừa nhẹ nhàng, vừa đảm bảo kiến thức trọng tâm để có thể cuốn hút các em tham gia các bài học”, cô Hường chia sẻ.

Phương pháp dạy học lịch sử bằng âm nhạc của cô giáo Sán Dìu - Ảnh 1

Phương pháp dạy học Lịch Sử kết hợp thêm nhiều kiến thức mới lạ của cô Hường

Đặc biệt, để thu hút HS, trong mỗi tiết học, cô Hường đều lồng vào các kiến thức liên môn như âm nhạc, văn học để HS không cảm thấy môn học khô cứng. Khi HS học diễn biến sự kiện lịch sử nào thì được nghe nhạc, bài thơ, bài hát liên quan sự kiện đó.

Nhờ có phương pháp giảng dạy truyền cảm hứng, cô Hường được phân công soạn và trực tiếp thực hiện ghi hình 2 bài giảng để phát trên truyền hình, hướng dẫn HS lớp 12 của tỉnh ôn tập trong đợt thi THPT vừa qua.

Để có được những bài giảng bằng công nghệ, cô thức đến 2, 3 giờ sáng nghiên cứu, tìm ý tưởng thiết kế và xây dựng bài giảng. Đó cũng là khoảng thời gian cô phải hy sinh các công việc cá nhân, “khoán trắng” việc chăm sóc 2 con nhỏ cho chồng, để dành toàn bộ thời gian vừa đi dạy, vừa soạn bài, vừa dành thời gian tìm hiểu kiến thức, trau dồi kỹ năng. “Tôi chỉ ước một ngày có hơn 24 giờ để làm việc. Có những buổi tối, mẹ dạy trực tuyến bên này, con học trực tuyến bên kia… thực sự là một áp lực không hề nhỏ”, cô Hường tâm sự.

Dù khó khăn, nhưng khi hỏi về mong ước của mình, cô Hường nói: “Tôi luôn mong những giờ dạy của mình được HS tiếp nhận và những giờ dạy lịch sử không chỉ đơn thuần cung cấp cho HS về mặt kiến thức, mà qua đó góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý thức công dân VN của người trẻ”.

Cô Hoàng Thị Kim Khánh, Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Văn Lang, cho biết: “Cô Hường ngoài việc dạy môn lịch sử còn là Tổ trưởng Tổ chuyên môn khoa học xã hội của trường; có nhiều đóng góp cho nhà trường. Đặc biệt, năm 2021, trong mùa dịch Covid-19, cô là một trong số ít giáo viên được chọn soạn bài giảng trên truyền hình. Cô đã cùng các thầy cô giáo khác nỗ lực không ngừng trong việc ứng dụng công nghệ (chuyển đổi số) vào giảng dạy và là điểm sáng của nhà trường”.

TP.Thái Bình: Tạm dừng dạy học trực tiếp vì nhiều ca nhiễm Covid-19

TP.HCM: Mở cửa trường là vấn đề lớn, khó và quan trọng

Theo Thanh Niên