Nhiều mẹ cảm thấy rất lo lắng khi con khó chịu, quấy khóc do những nốt nhiệt miệng đau rát kéo dài. Nhưng mẹ đừng lo lắng quá nhé, vì nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi. Nhiệt miệng ở trẻ em không gây nguy hiểm lớn và có thể tự khỏi nhanh thôi.

Phương pháp chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà hiệu quả - Ảnh 1

Chữa nhiệt miệng tại nhà như thế nào?

Tuy vậy, mẹ cần biết một số phương pháp chữa khỏi nhanh viêm loét miệng ở trẻ và cách tránh tình trạng nổi nhiệt miệng kéo dài, hoặc tái đi tái lại ở bé. Ảnh hưởng của nhiệt miệng là sẽ làm các bé đau đớn, dễ dẫn đến hiện tượng biếng ăn, do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em

Để chữa nhiệt miệng cho trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị lở miệng là và khắc phục các nguyên nhân đó.

Nhiệt miệng do vết loét

Nhiệt miệng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc miệng bị mất đi lớp màng nhầy bao phủ bên trên. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này hiện nay vẫn chưa được biết. Nhưng người ta ghi nhận có nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển của vết loét, bao gồm:

  • Một số loại thực phẩm gây kích thích như: cà phê, sô cô la, phô mai…
  • Stress quá độ.
  • Chấn thương do cắn trúng môi, má, lưỡi.
  • Chấn thương từ bàn chải đánh răng. Ví dụ như trượt tay trong khi chải răng.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Bỏng do ăn thức ăn nóng.
  • Kích ứng do thuốc sát trùng mạnh, như nước súc miệng.
  • Nhiễm trùng miệng do nhiễm vi khuẩn, virus.
  • Phản ứng với một số loại thuốc.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch của trẻ. ( trẻ có thể đang mắc một bệnh nào khác).
  • Thiếu vitamin, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu folate, kẽm, vitamin B12.
  • Nhiệt miệng do bệnh lý
  • Bệnh tự miễn.
  • Bệnh tiêu hóa như bệnh Crohn.
  • Giảm bạch cầu theo chu kỳ của loét miệng, sốt và giảm bạch cầu trung tính.
  • Hội chứng sốt định kỳ (PFAPA): Trong đó trẻ bị sốt, viêm miệng, viêm họng cứ sau mỗi 2 – 8 tuần.

Nhiệt miệng thường thấy ở trẻ từ 10 – 19 tuổi. Các tổn thương sẽ tiếp tục xuất hiện trở lại trong nhiều năm sau lần đầu tiên. Một số vết loét ở trẻ dưới 10 tuổi có thể liên quan đến nhiễm virus.

2. Nhiệt miệng (loét áp tơ miệng) ở trẻ em là gì?

Nhiệt miệng (hay còn được gọi là loét áp tơ miệng) ở trẻ em là tình trạng niêm mạc miệng như môi, má, lưỡi của bé bị mất đi lớp màng nhầy bao phủ phía trên gây ra những vết loét bên trong khoang miệng. Hiện tượng nhiệt miệng này làm bé đau nóng rát, miệng khô, hôi, lở loét, hoặc viêm loét niêm mạc miệng.

3. Phân biệt giữa nhiệt miệng và bệnh tay chân miệng ở trẻ

Biểu hiện chung giữa bệnh nhiệt miệng và bệnh tay chân miệng ở trẻ đều là các vết loét vùng khoang miệng như môi, má, lưỡi,… Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng lại là một bệnh lý mang tính lây lan và có thể gây nguy cơ tử vong cho bé, nên mẹ cần chú ý phân biệt giữa 2 bệnh này:

Khi bị nhiệt miệng: Vùng duy nhất chịu ảnh hưởng là niêm mạc miệng. Chỉ khi trở nặng thì bé mới có biểu hiện sốt và có thể mọc hạch ở hàm.

Bệnh tay chân miệng: Các vùng da khác ngoài vùng miệng có thể bị tổn thương, đi kèm với triệu chứng sốt trước khi nhiệt miệng. Bên cạnh đó, bé có thể bị tiêu chảy, nôn ói, lòng bàn tay – chân có vết bóng nước, hồng ban,…

Việc bé nổi nhiệt miệng đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào khác cũng đều nên được đưa khám tại các cơ sở y tế uy tín để có được lời khuyên chính xác và kịp thời nhất từ các bác sĩ mẹ nhé!

4. Biểu hiện khi trẻ bị nhiệt miệng

Các biểu hiện khi bé bị nhiệt miệng mẹ cần lưu ý:

  • Xuất hiện đơn lẻ hoặc theo nhóm những nốt màu trắng xám hay vàng nhạt, có hình tròn hoặc hình bầu dục, trong niêm mạc miệng của bé (bao gồm các vị trí bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc nướu). Đây là biểu hiện dễ nhận biết nhất với kích thước các nốt thay đổi khác nhau (1-2mm hoặc 8-10mm). Hầu hết các nốt khi vỡ ra đều gây vết loét nông và xung quanh có viền sưng đỏ.
  • Xuất hiện những mụn nhỏ, rộp lưỡi hoặc có vết lở loét trên đầu lưỡi bé.
  • Sưng nướu răng, hoặc chảy máu nướu.
  • Bé chảy nhiều nước dãi
  • Bé bị sốt đột ngột hoặc nổi hạch ở cổ.
  • Bé biếng ăn hoặc cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng.
  •  

5. Làm thế nào để chữa nhiệt miệng cho trẻ

Thường các vết loét sẽ tự biến mất sau 7 – 14 ngày mà không cần điều trị. Loét miệng ở trẻ em cũng giống như người lớn. Chúng gây đau và có thể mất đến 2 tuần để lành hoàn toàn.

Cha mẹ có thể chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng cách làm dịu cơn đau do loét theo cách:

  • Cho trẻ uống sữa và tránh uống nước ép trái cây. Vì chúng có tính axit có thể gây kích ứng khoang miệng.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Nếu trẻ đủ lớn để súc miệng, có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Hạn chế thức ăn cay và nhai kẹo cao su, vì điều này có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ cơn đau của trẻ.
  • Vệ sinh răng miệng của trẻ thật tốt.
  • Sử dụng các loại thuốc không kê đơn để chữa lành vết loét và giảm đau.

Ngoài ra, cha mẹ có thể chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng cách sử dụng các nguyên liệu tại nhà.

Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong

Nếu trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng mật ong để trị loét miệng cho trẻ. Cách thực hiện đơn giản là bôi mật ong vào vị trí vết loét vài lần trong ngày. Mật ong được biết đến là có đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời sẽ giúp làm lành vết loét nhanh chóng. Nhưng cha mẹ lưu ý không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Sử dụng củ nghệ để chữa nhiệt miệng cho trẻ

Nghệ có thể được dùng để điều trị loét miệng ở trẻ em. Vì chúng có đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn từ đó giúp chữa lành vết thương. Cha mẹ có thể kết hợp nghệ với mật ong bôi vào vết loét của trẻ vài lần trong ngày.

Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng lô hội

Lô hội (nha đam) cũng là một lựa chọn tốt để trị nhiệt miệng cho trẻ. Nha đam có thể giảm đau và kháng khuẩn. Cha mẹ bôi gel nha đam lên vùng loét hoặc trộn với nước để rửa 3 lần một ngày cho trẻ. Lưu ý là nên sử dụng nước lạnh để trộn nha đam. Vì điều này giúp tăng hiệu quả giảm đau và trẻ cũng sẽ dễ chịu hơn.

Cam thảo

Cam thảo có đặc tính kháng viêm, giúp giảm đau và sưng xung quanh vết loét. Tuy nhiên, chỉ nên dùng cam thảo để chữa nhiệt miệng cho trẻ ở các trẻ lớn. Cha mẹ thực hiện bằng cách ngâm một muỗng canh rễ cam thảo trong 2 cốc nước và cho trẻ súc 2 lần/ngày. Có thể trộn với ít bột nghệ, mật ong và bôi lên vết loét.

Mách mẹ cách xử lý khi trẻ bị bỏng

Cho bé tập bơi lúc mấy tuổi là hiệu quả nhất?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp