Dạy con chưa bao giờ là việc đơn giản đối với cha mẹ. Đặc biệt là vào giai đoạn tuổi mới lớn khi con trẻ không những lột xác về thể xác mà còn cả tâm trí nữa. Ngày hôm nay, Kênh tuyển sinh sẽ giới thiệu với các quý phụ huynh về giai đoạn kết thúc tuổi dậy thì ở nữ nhằm giúp con trẻ phát triển toàn diện nhất!
1. Dậy thì là gì?
Tuổi dậy thì hay còn gọi dậy thì là từ để chỉ giai đoạn phát triển khi mà cơ thể bé trai và bé gái xuất hiện nhiều biến đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuổi dậy thì của bé gái là bao nhiêu? Để hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là thay đổi rõ rệt nhất từ cơ thể trẻ nhỏ sang cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản. Ở tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục của nữ và nam sẽ bắt đầu có sự phát triển hoàn thiện về mọi mặt, cơ thể cũng có sự tăng vọt về cân nặng, chiều cao, đường nét trên khuôn mặt cũng có sự thay đổi.
Những điều cha mẹ cần biết để dạy trẻ vào giai đoạn tuổi dậy thì
Thông thường, nam giới và nữ giới sẽ dậy thì vào khoảng 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 tuổi. Tuy nhiên, thời gian này có thể sẽ bị kéo dài lâu hơn và đến bao lâu thì còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người đây là câu trả lời cho bao nhiêu tuổi dậy thì xong.
Vậy bé gái sẽ bước vào giai đoạn dậy thì ở năm bao nhiêu tuổi? Trung bình, tuổi dậy thì ở bé gái là vào khoảng 10 - 11 tuổi còn bé trai thì vào khoảng 15 - 17 tuổi. Ở nữ, dấu hiệu bắt đầu tuổi dậy thì chính là hiện tượng kinh nguyệt ở độ tuổi 12 đến 13 còn ở nam là lần xuất tinh đầu tiên vào lúc 13 tuổi.
Trên lý thuyết là vậy nhưng ngày nay, vị rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà cơ thể bé trai và bé gái sẽ xuất hiện các thay đổi sớm hơn so với bình thường. Nếu thay đổi cơ thể đến sớm hơn so với độ tuổi trung bình thì đây được coi là hiện tượng dậy thì sớm. Hiện tượng này có gây hại hay không? Điều này sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của trẻ, tạo nên tâm lý mặc cảm và cảm giác vô cùng tự ti, xấu hổ khi bé phát hiện cơ thể mình có nhiều điểm khác biệt không giống với các bạn đồng trang lứa.
2. Bao nhiêu tuổi dậy thì xong ở nam và nữ?
Thời gian phát triển và tăng trưởng của tuổi dậy thì tương đối dài vì đây là sự thay đổi về thể chất, tâm lý, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tuổi vị thành niên.
Theo khoa học, tuổi dậy thì thường kéo dài từ khoảng 2 – 5 năm. Cụ thể:
- Thời gian dậy thì ở bé trai thường bắt đầu trong độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi.
- Thời gian dậy thì ở bé gái có xu hướng sớm hơn, bắt đầu trong độ tuổi từ 8 – 13 tuổi.
Tuy nhiên, độ tuổi bắt đầu và kết thúc giai đoạn dậy thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như dân tộc, điều kiện sống, cơ địa, di truyền, chế độ ăn uống và luyện tập. vậy nên không có câu trả lời hoàn toàn chính xác cho câu hỏi bao nhiêu tuổi dậy thì xong. Nhìn chung, tuổi dậy thì ở nữ giới sẽ có xu hướng kết thúc vào năm 15 – 17 tuổi còn ở nam giới thì vào khoảng 16 – 18 tuổi.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tuổi dậy thì ở nữ
Khi những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ đã không còn là nỗi băn khoăn, thì những yếu tố tác động đến tốc độ dậy thì của các bé gái lại được quan tâm hàng đầu.
Nội tiết tố không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tuổi dậy thì. Mọi thứ từ yếu tố di truyền đến chế độ ăn uống, vận động hay bệnh tật đều có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm quá trình dậy thì của các bé. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian dậy thì ở các bé gái:
2.1. Dinh dưỡng và cân nặng
Những gì trẻ ăn đóng góp một phần vào việc cơ thể bé phát triển tốt như thế nào. Vì vậy, nếu trẻ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc bị suy dinh dưỡng, các bé có thể không phát triển như các bạn cùng tuổi.
Thừa cân hoặc có lượng mỡ cơ thể trên mức trung bình có thể khiến bé gái dậy thì sớm hơn. Ngược lại, thiếu cân hoặc có quá ít chất béo trong cơ thể (thường xảy ra đối với trẻ em hoạt động nhiều hoặc vận động viên nhỏ tuổi) có thể làm chậm quá trình dậy thì.
2.2. Yếu tố di truyền
Trẻ em thừa hưởng một phần chiều cao từ cha mẹ. Ngoài ra, một số tình trạng di truyền – chẳng hạn như hội chứng Down và hội chứng Marfan – thường gây ra tầm vóc thấp hơn hoặc cao hơn tương ứng.
2.3. Các vấn đề liên quan đến hormone
Cả 2 tuyến giáp và tuyến yên chịu trách nhiệm điều chỉnh các hormone liên quan đến sự khởi đầu của tuổi dậy thì. Nếu nồng độ tuyến giáp của bé gái thấp hoặc tuyến yên không hoạt động bình thường, các tuyến này có thể không giải phóng các hormone cần thiết để bắt đầu quá trình dậy thì (hoặc có thể không tạo ra đủ hormone để sự tăng trưởng diễn ra đáng kể).
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tuổi dậy thì ở nam
Ở độ tuổi 16 – 18, nam giới sẽ có những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì bao gồm:
- Tinh hoàn, dương vật, bìu phát triển đạt mức kích thước như người trưởng thành.
- Lông mu phát triển, lấp đầy dương vật và có thể mọc đến đùi trong.
- Cằm, quai hàm và mép có râu phát triển đầy đủ và đều đặn. Trong một số trường hợp, nam giới còn có thể phát triển lông rậm rạp trên khuôn mặt.
- Lông tay, lông chân phát triển dài và rậm rạp, một số nam giới còn phát triển lông ở vùng ngực và bụng.
- Chiều cao tăng trưởng đạt đến mức như người trưởng thành. Ở thời điểm kết thúc dậy thì, chiều cao có thể tăng trưởng chậm lại nhưng cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển.
- Ở ngưỡng 18 tuổi, đa phần nam giới sẽ đạt được chiều cao và cơ thể phát triển toàn diện như một người đàn ông trưởng thành.
Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu? Theo khoa học, thời gian dậy thì của nam kéo dài khoảng 2 - 5 năm. Con trai sẽ bắt đầu giai đoạn dậy thì ở độ tuổi 9 - 13 và quá trình này sẽ kết thúc vào lúc 16 - 18 tuổi. Vì vậy thời gian này để có thể có chiều cao vượt trội nên chọn bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì phù hợp nhé.