Khi bước vào tuổi dậy thì, tâm sinh lý của con đã có những sự thay đổi đáng kể, đó là những dấu hiệu cảnh báo bố mẹ rằng con sắp bước vào tuổi “nổi loạn”. Khi thời gian con ở trường với thầy cô, bạn bè nhiều hơn thời gian ở nhà thì hơn ai hết, bố mẹ cần hiểu được vấn đề và quan tâm, dạy dỗ con nhiều hơn nữa.
1. Đừng quá phán xét con
Ở tuổi dậy thì, con sẽ biết quan sát mức độ phán xét của bố mẹ tới đâu rồi mới nhận định dựa trên những điều bố mẹ nói khi so sánh con với những đưa trẻ khác. Trẻ sẽ nhận ra bố mẹ có hà khắc, chỉ trích hay phán xét không. Vậy nên các bậc phụ huynh không nên quá khó khăn và đề cao con nhà hàng xóm hơn con mình nhé. Việc hiểu rõ những thay đổi về tâm sinh lý diễn ra trong tuổi dậy thì của con là cần thiết với các bậc phụ huynh. Nhờ đó, bạn sẽ có cách dạy con hiệu quả.
iệc hiểu rõ những thay đổi về tâm sinh lý diễn ra trong tuổi dậy thì của con là cần thiết với các bậc phụ huynh
2. Đặt ra những giới hạn với con
Ở độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý của mỗi đứa trẻ có những biến động bất thường. Tâm hồn con nhạy cảm, tâm lý dễ tổn thương bởi những tác động nhỏ xung quanh. Thời điểm này, con có xu hướng thể hiện rõ cái tôi của bản thân hơn bằng những hành động tự quyết. Bạn cần dành thời gian quan tâm, để ý nhiều hơn để đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp với con mình. Hút thuốc, rượu bia, cờ bạc… là những điều cấm kỵ buộc con không được phép phạm phải ở độ tuổi này.
Bạn có thể quy định giờ giới nghiêm để con tuân theo nhưng cũng không nên quá cứng nhắc. Cha mẹ cần thảo luận cùng con, phân tích làm rõ các mặt lợi hại để con hiểu. Dạy con tuổi dậy thì theo cách áp đặt sẽ khiến con phản ứng ngược lại. Việc siết chặt quản lý của bạn làm con cảm giác tù túng, mất tự do. Tuy nhiên, nếu bạn buông lỏng cho con thỏa sức tự do sẽ khiến trẻ dễ sa ngã vào các thói hư tật xấu.
3. Thử tiếp cận con một cách gián tiếp
Khi con còn nhỏ, bố mẹ có thể hỏi thẳng vấn đề như: “Hôm nay, con học thế nào?”, “Ở trường có chuyện gì không?” hay “Con làm bài kiểm tra tốt không?” thì giờ đây mọi chuyện đã khác. Ở tuổi này, việc bạn hỏi những câu hỏi trực tiếp như vậy sẽ khiến con khó chịu và cảm thấy thế giới riêng của mình bị xâm phạm.
Nếu bố mẹ ngồi xuống bên con, không đặt bất cứ câu hỏi nào, chỉ lắng nghe thôi thì sẽ có khả năng biết được rất nhiều bí mật mà con đang giấu. Thỉnh thoảng, bạn có thể chủ động chia sẻ hay đưa ra lời khuyên cho con nhưng đừng can thiệp hay cố giải quyết các vấn đề thay con.
Nếu bố mẹ ngồi xuống bên con, không đặt bất cứ câu hỏi nào, chỉ lắng nghe thôi thì sẽ có khả năng biết được rất nhiều bí mật mà con đang giấu
4. Tập lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con
Thế hệ trẻ ngày càng có những xu hướng phát triển khác biệt với thế hệ của cha mẹ. Áp đặt các tiêu chuẩn cũ không phù hợp sẽ chỉ khiến con chán ghét, phản ứng tiêu cực lại. Để nuôi dạy con thông minh, bạn nên dành chút thời gian quan tâm hơn đến sự đổi mới của thời đại để thuận tiện cho việc dạy con tuổi dậy thì.
Độ tuổi này trẻ thường muốn chứng minh bản thân, tỏ rõ sự thu hút cá nhân để được mọi người quan tâm chú ý. Có những lần bạn sẽ phải đối mặt với tình huống khi con muốn xỏ khuyên, cắt tóc… như bạn bè trang lứa. Bạn nên có cái nhìn thoáng hơn, chắt lọc những nguyện vọng thích hợp và cho phép con trong mức độ giới hạn. Sự thưởng phạt rõ ràng của bạn sẽ khuyến khích trẻ năng nổ học tập, tích cực phấn đấu cho những ước mong của mình.
5. Dạy cho con biết những thay đổi của cơ thể
Ở lứa tuổi dậy, cơ thể của trẻ bắt đầu có những thay đổi. Chính vì vậy, cha mẹ cần chỉ cho con biết cơ thể sẽ có những thay đổi gì, tránh để bé rơi vào tình trạng khủng hoảng, lo sợ, bối rối không biết xử lý như thế nào.
Một trong những cách dạy con gái tuổi dậy thì đó là hãy cho con biết sự thay đổi về kỳ nguyệt san đầu tiên, cũng như kích thước vòng một tăng lên là hiện tượng tự nhiên ở mọi cô gái. Tiếp đó, các mẹ hãy kín đáo chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt lần đầu của trẻ, chỉ con cách sử dụng chúng và đảm bảo rằng các vật dụng luôn đi cùng với con (như ở cặp đi học, trong tủ quần áo,...). Nếu con có các triệu chứng đau bụng, bạn hãy chỉ cho con cách dùng thuốc, túi chườm nóng, chế độ ăn uống,...
Để chuẩn bị tâm lý tuổi dậy thì ở con trai, bạn cần nói cho con biết về thay đổi cơ thể như bắt đầu xuất hiện mùi cơ thể, chất nhờn tiết ra, da dễ bị mụn trứng cá, giọng nói cũng trở nên trầm hơn, kích thước tinh hoàn và dương vật tăng lên…
Cha mẹ cần chỉ cho con biết cơ thể sẽ có những thay đổi gì, tránh để bé rơi vào tình trạng khủng hoảng, lo sợ, bối rối không biết xử lý như thế nào
6. Khuyến khích con theo đuổi ước mơ của mình
“Không ai đánh thuế giấc mơ bao giờ”, đặc biệt là những ước mơ của trẻ! Bạn nên theo dõi con có năng khiếu gì, giỏi về lĩnh vực nào, từ đó khuyến khích, tạo điều kiện cho con được làm, được học theo mong ước và đam mê của con. Dù là thành công hay thất bại thì con vẫn chỉ mong có được sự ủng hộ và nhận được những lời khuyên đúng đắn từ ba mẹ, để con có thể thành công hơn hoặc bắt đầu lại từ đầu.
Dạy con tuổi dậy thì khi có ước mơ, có đam mê cháy bỏng thì trẻ sẽ làm tất cả bằng tâm và nhiệt huyết của mình. Nếu ngược lại, nếu phải làm những điều bản thân không thích thì con trẻ sẽ không có được niềm vui trong công việc, đôi khi còn nhận lấy những thất bại trong cuộc sống.
7. Dạy con tự lập
Ở lứa tuổi dậy thì, trẻ từ một chỗ luôn phụ thuộc vào ba mẹ sẽ muốn thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ của mình. Con sẽ muốn tham gia đóng góp ý kiến và tự đưa ra các quyết định cá nhân. Chính vì vậy, để dạy con tuổi dậy thì cần bạn tạo điều kiện, dạy con tự lập và có quyết định những suy nghĩ của mình trong một giới hạn nhất định và đảm bảo an toàn cho con (như tự lựa chọn quần áo mình thích, tự sắp xếp nhà cửa, đồ đạc trong phòng, tự lựa chọn bộ môn yêu thích,....)
Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện cho con được độc lập trong một số công việc cũng là cách để trẻ có thể tự giải quyết được khó khăn trong cuộc sống. Sự độc lập có thể mang lại lòng tự tin, thành công, giúp cho con bạn trưởng thành hơn và không phải sống một cuộc sống lệ thuộc vào bất cứ một ai.
Để dạy con tuổi dậy thì cần bạn tạo điều kiện, dạy con tự lập và có quyết định những suy nghĩ của mình trong một giới hạn nhất định
> 8 dấu hiệu thể hiện sự kiểm soát con quá mức của cha mẹ
> Cách dạy trẻ biết tiết kiệm từ khi còn nhỏ
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp