BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUÝ I/2013 & NHU CẦU NHÂN LỰC QUÝ II/2013 TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUÝ I NĂM 2013.

Trong quý I/2013 Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đã khảo sát 4.936 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên với tổng số 50.349 chỗ việc làm trống;  21.957 người lao động có nhu cầu tìm việc. Đồng thời tổng hợp thông tin Cung – Cầu lao động từ các trung tâm giới thiệu việc làm, hoạt động sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm. Từ kết quả khảo sát, tổng hợp, phân tích cho thấy thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh trong quý 1 năm 2013 như sau:

1. Nhu cầu nhân lực quý I năm 2013

Quý I/2013 nhu cầu nhân lực tăng 1,4% so với quý IV/2012. Nhu cầu tuyển dụng lao động tập trung các nhóm ngành Dịch vụ phục vụ (18,07%), Nhân viên kinh doanh – Bán hàng (21,5%). Đến tháng 3/2013 nhu cầu tuyển dụng tăng ở một số nhóm ngành như: Cơ khí  - Tự động hóa (8,97%), Công nghệ thông tin (6,13%), Kiến trúc – xây dựng (3,44%). Dệt may giày da (3,01%)... Phân tích nhu cầu nhân lực của những nhóm ngành nghề cần nhiều lao động cho thấy:

+ Nhóm ngành kinh doanh – Bán hàng: nhu cầu tuyển dụng đòi hỏi nhân lực có kỹ năng, kinh nghiệm. Năm 2013 các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ, giảm hàng tồn kho để vượt qua khó khăn, do vậy yêu cầu chất lượng lao động đối với nhân viên kinh doanh – bán hàng cao hơn, thu hút nhiều lao động đã qua đào tạo chuyên ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, Marketing, nghiệp vụ bán hàng, truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng…

+ Nhóm ngành Công nghệ thông tin: Nhu cầu tuyển dụng yêu cầu người lao động có kỹ năng mềm, ít nhất 1- 2 năm kinh nghiệm, chủ yếu ở lĩnh vực lập trình ( ASP.Net, PHP, HTML...), kỹ thuật viên IT...Đây là ngành nghề đòi hỏi sự tìm hiểu, học hỏi công nghệ mới, đòi hỏi kinh nghiệm thực tế, sử dụng ngoại ngữ thành thạo. Do vậy đối với sinh viên vừa tốt nghiệp các chuyên ngành Công nghệ thông tin sẽ có nhiều khó khăn để tìm ngay được việc làm.

+ Nhóm ngành Dệt may – Giày Da: Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng trong quý I/2013 tăng 27,5% so với quý IV/2012. Tập trung tuyển dụng ở các khâu kỹ thuật: công nghệ may, thiết kế thời trang...có khả năng ngoại ngữ (Anh, Nhật, Hàn...) và khả năng ứng dụng tin học (sử dụng các phần mềm chuyên dụng). Yêu cầu về kinh nghiệm ở ngành nghề này cũng cao hơn ( ít nhất 1- 2 năm kinh nghiệm).

Nhu cầu nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện tăng cao

Nhu cầu nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện tăng cao

+ Lao động chưa qua đào tạo (34,18%): Giảm 12% so với quý IV/2012, nhu cầu tuyển dụng tập trung ở nhóm ngành Dịch vụ phục vụ, Dệt may -Giày da, Bán hàng….Sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ, tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động phổ thông có diễn ra, tuy nhiên sự thiếu hụt chỉ diễn ra ở mức cục bộ 15%. Tỷ lệ thiếu hụt lao động phổ thông giảm 68% so với quý I năm 2012. Nguyên nhân do tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp đã tăng cường, chú trọng đến các chính sách phúc lợi nên khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động  sau Tết

+ Lao động có trình độ Trung cấp (29%), Sơ cấp nghề(3,66%), Công nhân kỹ thuật lành nghề (3,31%): Tuyển dụng tập trung ở các ngành Điện tử, Cơ khí, Dịch vụ tư vấn – chăm sóc khách hàng...

+ Lao động có trình độ Cao Đẳng (13,78%), Đại học (15,42%):  Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở một số ngành: Kiến trúc – Xây dựng, Cơ khí – Tự động hoá, Công nghệ thực phẩm, Kế toán kiểm toán, Y dược – Chăm sóc sức khoẻ...

Nhu cầu nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện tăng cao

Chỉ số nguồn cầu nhân lực về trình độ trong quý I/2013

2. Nguồn cung nhân lực quý I/2013

Chỉ số nguồn cung nhân lực quý I/2013 tăng 0,5 % so với cùng kỳ năm 2012. Số người có nhu cầu tìm việc làm đa số là sinh viên học việc mới tốt nghiệp và những người thất nghiệp năm 2012. Mức độ dịch chuyển lao động thấp khoảng 10%, tạo cho thị trường lao động sự ổn định. Nguồn cung quý I/2013 đã phân bố ở các ngành chủ yếu có trình độ Cao đẳng (27,50%), Đại học (48,32%) trong tổng số người có nhu cầu tìm việc làm.

Nguồn cung nhân lực có trình độ Trên đại học (3,31%) trong quý I/2013 có chiều hướng tăng so với quý IV/2012 và quý I/2012, chủ yếu ở các ngành Cơ khí – Tự động hoá, Công nghệ thông tin, Môi trường - xử lý chất thải, Nhân viên kinh doanh và Quản lý điều hành.

Nhu cầu nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện tăng cao

Biểu đồ so sánh nguồn cung nhân lực Quý I/2013

Một số ngành nghề có nguồn cung nhân lực cao như: Công nghệ thông tin (7,68%): tăng 18% so với quý IV/2012; Kế toán kiểm toán (19,16%): luôn là ngành có số lượng tìm việc làm nhiều nhất trong các nhóm ngành nghề, kế đến Quản lý điều hành (3,85%), Hành chính văn phòng(5,63%).

Nhu cầu nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện tăng cao

Nhu cầu nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện tăng cao

3. So sánh cung cầu quý I/2013

Theo thông tin nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh, các trung tâm giới thiệu việc làm thành phố và khu chế xuất - khu công nghiệp;nguồn cung lao động tại thành phố Hồ Chí Minh về số lượng người có nhu cầu tìm việc làm trong quý I/2013 có thể đáp ứng được với nhu cầu tuyển dụng lao động, tuy nhiên nghịch lý cung cầu vẫn diễn ra do chất lượng và đào tạo nhân lực phân bố chưa đồng đều giữa các nhóm ngành kinh tế - kỹ thuật – khoa học xã hội và cơ cấu trình độ đại học – cao đẳng – trung cấp – CNKT, các nhu cầu về lao động có nghề kỹ thuật và bậc học trung cấp, CNKT luôn cao hơn so số người tìm việc làm. Mặt khác một số nhóm ngành nhà tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm, kỹ năng như: Kế toán – Kiểm toán, Quản lý điều hành, nhân viên kinh doanh...vì vậy số lượng nguồn cung nhân lực vẫn chưa thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp.

  • Công nghệ thông tin:  Nhân lực tìm việc làm đa số chưa đáp ứng yêu cầu kỹ năng về ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm...
  • Dệt may – Giày da: Một số vị trí tuyển dụng như Kỹ thuật rập, cắt may...người lao động có khả năng đáp ứng cho nhu cầu tuyển dụng về kinh nghiệm. Người lao động cũng đã chủ động trong việc tìm hiểu ứng dụng các công nghệ, ngoại ngữ. Chương trình đào tạo đã đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp thông qua việc đưa các chương trình ứng dụng chuyên ngành của các trường, cơ sở dạy nghề vào chương trình đào tạo cho sinh viên, học viên

II. XU HƯỚNG NHU CẦU NHÂN LỰC QUÝ II NĂM 2013.

Theo phân tích của các cơ quan quản lý kinh tế xã hội thành phố, các chuyên gia kinh tế; tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm 2013 tiếp tục ổn định và có sự phát triển khá, các doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực và dần vượt qua khó khăn. Tuy nhiên đây chỉ là những kết quả bước đầu, trong thời gian tới các doanh nghiệp vẫn còn nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ổn định đội ngũ nhân lực, đặc biệt nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nhân lực quản lý, điều hành và công nhân kỹ thuật.

Căn cứ vào chương trình việc làm thành phố năm 2013, căn cứ thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp. Dự kiến nhu cầu nhân lực quý II/2013 với khoảng 70.000 chỗ làm việc (tháng 4: 20.000, tháng 5: 20.000, tháng 6: 30.000). Nhu cầu tuyển dụng Lao động phổ thông 30%, Sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật lành nghề 35%, trình độ trung cấp 20%, lao động có trình độ cao đẳng đại học trở lên 15% chủ yếu ở các ngành: kinh doanh, Marketing, Dịch vụ phục vụ, Dệt may – Giày da, Y dược- Chăm sóc sức khoẻ, Vận tải – kho bãi – xuất nhập khẩu...


Dự kiến nhu cầu nhân lực 12 nhóm ngành nghề thu hút nhiều lao động

trong quý II/2013 ~ 70.000

STT

Tên ngành nghề

Cơ cấu

nhu cầu(%)

1

Marketing – Kinh doanh – Bán hàng

23,41

2

Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Dịch vụ - Phục vụ

11,43

3

Công nghệ thông tin – Điện tử - Viễn thông

10,62

4

Quản lý - Hành chính – Giáo dục – Đào tạo

4,71

5

Dệt – May – Giày da

5,08

6

Tài chính - Kế toán – Kiểm toán - Đầu tư - Bất động sản - Chứng khoán

5,36

7

Tư vấn - Bảo hiểm

2,49

8

Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô

4,30

9

Hóa – Y tế, chăm sóc sức khỏe

3,23

10

Xây dựng – Kiến trúc – Giao thông vận tải

2,36

11

Điện – Điện công nghiệp – Điện lạnh

1,99

12

Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu

1,16

 

Nhận định chung thị trường lao động quý II/2013 tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đào tạo và sử dụng lao động. Dự kiến mức độ dịch chuyển lao động có thể tăng hơn so vói quý I/2013 và ở mức 15% đồng thời do quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao chất lượng chuyên môn có thể nhiều lao động sẽ mất việc làm, thất nghiệp cần tái đào tạo, đào tạo bổ sung cho công việc làm mới, mặt khác nguồn cung lao động có nhu cầu tìm việc làm nếu giỏi nghề, am hiểu nhiều kỹ năng và ngoại ngữ sẽ gặp nhiều thuận lợi về việc làm thích hợp và ổn định.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động