Bên cạnh tranh cãi từ người lớn, trẻ học sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục khen học rất vui.
> Khẩn trương ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới
> GS Hồ Ngọc Đại : "Đừng có chấp những lời đàm tiếu vớ vẩn trên mạng"
"Con đi học rất vui, không có nhiều bài tập. Con có thể đọc viết lưu loát không bị nhầm chữ" - đây là chia sẻ của những em nhỏ theo học bộ sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục.
Những tranh cãi về bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục vẫn chưa đến hồi kết, hàng loạt những ý kiến trái chiều về tính khả thi, hiệu quả, chính xác, tính giáo dục, nhân văn của bộ sách được mang ra mổ xẻ.
Công nghệ giáo dục trong mắt học sinh
Bùi Hoàng Hải Vũ năm nay vào lớp 1, em được mẹ cho theo học ở trường áp dụng bộ sách công nghệ giáo dục. Trước khi vào tiểu học, Hải Vũ chưa hề biết mặt chữ, chưa hề được dạy trước hay học trước.
Những bài học đầu tiên mà Hải Vũ được học ở ngôi trường mới cũng rất đơn giản, đó là bài tập về vẽ ô vuông và tam giác.
“Đây là bài tập vẽ ô vuông của con, bài không khó, cô cho bài tập rất dễ. Ở lớp con cũng không phải học nhiều, bài tập cô cho về cũng không nhiều” – Hải Vũ nói.
Còn đối với em Khánh Toàn năm nay lên lớp 6, Toàn có 5 năm học ở trường Tiểu học Thực nghiệm, từ lớp 1 đến lớp 3 Toàn học Tiếng Việt theo bộ sách công nghệ giáo dục, lên lớp 4, 5 học theo chương trình hiện hành.
“Năm lớp 1, môn Tiếng Việt con được cô giáo dạy theo cách vẽ các khối ô vuông tương ứng các Tiếng và được phân biệt thế nào là nguyên âm, phụ âm. Cô giáo dạy cách đọc cách đánh vần không quá khó, con thấy mình tiếp thu tốt.
Khi đọc một bài đọc một đoạn văn con đọc được lưu loát, không bị nhầm chữ. Đi học con thấy rất vui” – Khánh Toàn nói.
"Mánh khóe, khôn lỏi" liệu có trong suy nghĩ trẻ thơ?
Những bài đọc về Quả Bứa hay Bé xách hộ mẹ trong cuốn sách Công nghệ giáo dục lâu nay vẫn đang bị mang ra mổ xẻ về việc đó là những bài dạy trẻ mánh khóe, khôn lỏi.
Một số bài đọc trong sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục bị cho rằng dạy trẻ mánh khóe, lưu manh. Nhưng khi được hỏi về ý nghĩa của các bài đọc này, Khánh Toàn trả lời rằng, bài Quả Bứa cũng gần như bài đọc về hai anh em nhà Gấu và em được cô giáo dạy rằng nếu không đoàn kết yêu thương nhau thì sẽ rất dễ bị lấy đi thành quả. Còn bài đọc Bé xách hộ mẹ Khánh Toàn cho biết bài đọc này thể hiện lòng hiếu thảo của bé với mẹ.
Chị Vân Anh (Hà Nội) là phụ huynh có con học sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục cũng cho biết, con trai chị khi đi học về có lối cư xử với bố mẹ rất tốt, trong tâm trí con không hề có những suy nghĩ mà người lớn gọi là khôn lỏi.
Theo chị Vân Anh, thậm chí nhiều khi còn tự thấy xấu hổ khi áp đặt suy nghĩ của mình vào suy nghĩ của con. Có những từ khi nói ra, bản thân chị hiểu nó theo nghĩa xấu, nhưng khi hỏi con mình thì bé hiểu theo nghĩa hoàn toàn trong sáng.
> Kiểm tra biên chế và bổ sung giáo viên ở các tỉnh vùng sâu, vùng khó khăn
> Các vấn đề "nóng bỏng" cần Bộ Giáo dục khắc phục trong năm học mới
Theo tintuconline.com.vn - Kênh Tuyển Sinh