Nghệ thuật là một loạt những hoạt động đa dạng của con người, đồng thời cũng là những sản phẩm do những hoạt động ấy tạo nên. Một tấm bằng về nghệ thuật thuộc lĩnh vực hành chính hoặc lịch sử sẽ mang lại cho chúng ta nhiều sự lựa chọn cho công việc sắp tới của mình.
1. Ngành nghệ thuật là ngành gì?
Trước khi tìm hiểu về những ngành liên quan đến nghệ thuật, chúng ta cần hiểu sơ qua được nghệ thuật là gì. Ở đây, nghệ thuật nói chung là những vật chất hay giá trị, mang những nét độc đáo, sáng tạo, và đặc biệt chúng phải chạm đến trái tim của khán giả.
Nghệ thuật có thể xuất phát từ chính hoạt động của con người, nhưng cũng chính do con người tạo ra. Trên thực tế những ngành liên quan đến nghệ thuật này vô cùng nhiều, bao hàm nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Những ngành đó có thể là thiết kế (thời trang, xây dựng,...), nhiếp ảnh,...Nếu bạn có tài năng và sáng tạo về những môn yêu cầu thẩm mỹ như này, thì bạn có thể nhận được mức lương vô cùng cạnh tranh đó.
Những kiến thức chủ yếu mà bạn sẽ tích lũy được trong quá trình học ngành nghệ thuật là nghệ thuật về lịch sử, những văn hóa nghệ thuật đặc trưng trên thế giới
Khi ra trường, với tấm bằng tốt nghiệp ngành nghệ thuật, bạn sẽ có thể đưa ra những phân tích khách quan đối với bất cứ một tác phẩm kiến trúc, điêu khắc hay hội họa nào. Đây thực sự là một ngành học dành cho những ai muốn được phát triển trong những vấn đề liên quan đến cái đẹp của cuộc sống, đến nền văn hóa.
2. Ngành nghệ thuật có bao nhiêu chuyên ngành?
2.1 Văn học
Văn học là loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (đọc hoặc nói) để chia sẻ những câu chuyện. Từ điển Concise Oxford định nghĩa văn học là “những tác phẩm mà giá trị của nó nằm ở vẻ đẹp của hình thức hoặc hiệu ứng cảm xúc.” Văn học có thể được viết lên bởi tất cả các ngôn ngữ và bao gồm một loại các tác phẩm như thơ, tiểu luận, kịch, tiểu thuyết,… Tô Hoài có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng Những ngành nghề liên quan đến nghệ thuật văn học Với nghệ thuật văn học, với mỗi loại tác phẩm, nhà sáng tác sẽ được gọi với một cái tên khác nhau, chẳng hạn như:
- Nhà văn
- Nhà thơ
- Tiểu thuyết gia
2.2 Các ngành về thiết kế
2.2.1 Kiến trúc
Nhiều người trong chúng ta không nhìn nhận kiến trúc như một loại hình nghệ thuật. Vì họ cho rằng, nghệ thuật phải là một thứ gì đó khó hiểu và thường chỉ có thể nhìn được mà không dùng được. Nhưng khác với quan điểm đó, kiến trúc – một ngôi nhà để ở, một công viên để mọi người dạo chơi cũng có thể trở thành nghệ thuật. Kiến trúc là nghệ thuật của cấu trúc, hình khối. Kim tự tháp là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc điển hình Ngành nghề liên quan đến nghệ thuật kiến trúc Bạn có thể trở thành một kiến trúc sư tạo nên các công trình xây dựng vừa có tính ứng dụng, vừa có tính nghệ thuật.
2.2.2 Ngành thiết kế nội thất
Nếu bạn có khả năng sáng tạo, yêu thích mỹ thuật và có năng khiếu vẽ vời thì đây là một ngành phù hợp với bạn. Ngành này sau khi ra trường sẽ làm việc tại các trung tâm dịch vụ thiết kế chuyên ngành, các trung tâm hay cửa hàng nội thất,...
2.2.3 Ngành thiết kế thời trang
Tên gọi đã nói lên tất cả, học ngành này tức là bạn sẽ phải học những kỹ năng thiết kế trang phục, sáng tạo ra những chủ đề cho các bộ sưu tập, phác thảo cũng như chọn các loại vải và họa tiết phù hợp cho trang phục.
Nếu học trong ngành này, sự tinh tế và nhanh nhạy là cần thiết để nắm bắt được những xu hướng thời trang mới nhất trong nước.
Nếu học trong ngành này, sự tinh tế và nhanh nhạy là cần thiết để nắm bắt được những xu hướng thời trang mới nhất trong nước.
2.3 Điện ảnh
Điện ảnh là loại hình mới nhất trong 7 loại hình nghệ thuật. Dù không có bề dày lịch sử như hội họa, văn học,…; song, nó đã nhanh chóng trở thành một trong những loại hình phổ biến nhất. Điện ảnh là một hình thức nghệ thuật thu hút thính giác và thị giác. Phim cũng kể một câu chuyện; nhưng khác với văn học, phim kể chuyện bằng cả lời nói, nghệ thuật tạo hình, cảm xúc,… Điện ảnh dù ra đời sau nhưng rất nhanh trở nên phổ biến
Những ngành nghề liên quan đến nghệ thuật điện ảnh
Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật rất rộng. Để làm việc liên quan đến lĩnh vực này, bạn có thể theo học:
- Ngành diễn viên
- Đạo diễn điện ảnh truyền hình
- Biên kịch điện ảnh
- Ngành âm thanh ánh sáng
Điện ảnh là loại hình mới nhất trong 7 loại hình nghệ thuật dù không có bề dày lịch sử như hội họa, văn học,…
2.4 Âm nhạc
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh (có thể là giọng nói của con người, âm thanh thiên nhiên, nhạc cụ hoặc kết hợp những yếu tố này). m nhạc sử dụng các yếu tố như giai điệu, hòa âm, nhịp điệu và âm sắc để thể hiện vẻ đẹp của cảm xúc. m nhạc là nghệ thuật của ca từ, giai điệu.
Những ngành nghề liên quan đến nghệ thuật âm nhạc
- Để làm các công việc liên quan đến âm nhạc, bạn có thể theo học:
- Thanh nhạc để trở thành ca sĩ
- Ngành nhạc cụ (piano, đàn tranh, violon,…) để biểu diễn nhạc cụ
- Ngành sáng tác âm nhạc để trở thành nhạc sĩ
2.5 Sân khấu
Sân khấu là một loại hình nghệ thuật sử dụng kết hợp 2 yếu tố nghệ thuật tạo hình và biểu diễn kịch. Theo thời gian, định nghĩa về sân khấu đã được mở rộng và bao gồm cả nghệ thuật trình diễn. Thông thường, sân khấu bao gồm các loại hình nghệ thuật khác nhau mà nghệ sĩ trình bày hoặc biểu diễn trên một sân khấu. Sân khấu là loại hình nghệ thuật kết hợp nhiều yếu tố: âm nhạc, biểu diễn, trình diễn,…
Những ngành nghề liên quan đến nghệ thuật sân khấu
- Với lĩnh vực sân khấu bạn có thể theo học ngành:
- Diễn viên kịch
- Đạo diễn sân khấu
- Biên đạo múa
- Âm thanh ánh sáng sân khấu
2.6 Hội họa
Hội họa (tiếng Anh là Painting) là một ngành nghệ thuật có lịch sử lâu đời, hiểu một cách đơn giản thì hội họa chính là vẽ tranh, hội họa là một lĩnh vực nghệ thuật. Hội họa trong lịch sử nghệ thuật Châu Âu thường phục vụ cho những mục đích cụ thể được xem là ngành nghệ thuật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần của con người từ ngàn năm nay, là ngành nghề tôn vinh tinh hoa thẩm mỹ và vẻ đẹp. Hội họa khác với các ngành nghệ thuật ứng dụng khác là tạo cảm xúc cho người xem tranh và có tính thẩm mỹ cao, hội họa cần có sự sáng tạo trong đó các đường nét, kết cấu, màu sắc, hình khối được sắp xếp theo một bố cục mang tính thẩm mỹ cao.
Tác phẩm hội họa "Đêm đầy sao" của thiên tài Van Gogh
3. Ngành nghệ thuật học khối gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Ở Việt Nam hiện nay gồm có 6 khối thi cho sinh viên dự tuyển vào các trường văn hóa nghệ thuật. Các khối này có đặc điểm chung là tổ hợp của 3 môn thi, trong đó 2 môn là môn học phổ thông, và môn thứ 3 là môn năng khiếu. Với môn thứ ba đa phần thường được nhân 2 để sàng lọc tốt nhất chất lượng thí sinh.
3.1. Khối hội họa (khối V + khối H)
Khối V và khối H là hai khối được xét thi ở trường văn hóa nghệ thuật bao gồm tổ hợp 3 môn: Toán, Lý, Vẽ với khối V và tổ hợp 3 môn : văn, vẽ hình họa, vẽ trang trí với khối H.
Đây là nhóm khối nghệ thuật có nhiều ngành học nhất trong tất cả các khối. Cùng với đó khối V và khối H cũng thu hút một lực lượng đông đảo thí sinh dự thi vào mỗi mùa đại học. Trong 6 môn, môn toán và môn lý và môn văn sẽ được làm bài thi viết chung với kì thi THPT Quốc Gia và nhân hệ số 1. Còn 3 môn năng khiếu sẽ được chính trường đại học đó tự chủ tổ chức thi tuyển, thí sinh sẽ theo dõi lịch thi từ cổng thông tin chính thức của các trường đại học này để nắm bắt và chuẩn bị dự thi. Môn vẽ này tùy vào từng ngành, từng trường mà sẽ được nhân lên hệ số từ 1.5 đến 2. Với cách nhân này vừa là thuận lợi cũng vừa là trở ngại với nhiều thí sinh vì môn thi năng khiếu (mà thường các bạn tự tin nhất) sẽ được nhân lên và bù trừ vào điểm của 2 môn kia. Song cũng vì thế mà khiến tỷ lệ chọi tăng lên do các thí sinh dự thi ngành này đều vô cùng tài năng.
Về cơ hội nghề nghiệp của khối ngành này, bạn sẽ có thể công tác tại các vị trí sau đây hậu tốt nghiệp:
- Thiết kế thời trang
- Thiết kế đồ họa
- Kiến trúc sư
- Họa sỹ
- Điêu khắc
- Thiết kế nội ngoại thất
3.2 Khối âm thanh (Khối M và Khối N)
Nhóm khối tiếp theo là khối âm thanh, đây là một nhóm khối thuộc diện xét tuyển vào trường văn hóa nghệ thuật dựa trên những năng khiếu về giọng nói và âm thanh sau này có thể hướng nghiệp nghề ca sĩ, producer, music producer,...
Với nhóm khối này được chia nhỏ làm 2 khối là khối M (gồm 3 môn Toán, Văn, hát/kể chuyện/ đọc diễn cảm/ múa), và khối N (gồm 3 môn Văn và 2 môn âm nhạc có thể là thanh nhạc hoặc nhạc cụ).
Đặc biệt với riêng nhóm khối M thường là dành cho những đối tượng có ý định học về giáo dục ngành sư phạm mầm non. Với khối N, đây là một khối thi khó tương đương với khối H ở trên khi trong tổ hợp 3 môn có đến 2 môn là môn năng khiếu. Thí sinh sẽ lựa chọn năng khiếu để dự thi sau đó bốc thăm bài/ thể loại để thể hiện trong vòng thi năng khiếu của mình. Tại các trường về văn hóa nghệ thuật, khối N đang là một khối hot so với cùng nhóm khối thì khối M có vẻ lép vế hơn do đặc thù tích chất ngành nghề riêng biệt từ khối này.
Về cơ hội nghề nghiệp của khối ngành này, bạn sẽ có thể công tác tại các vị trí sau đây hậu tốt nghiệp:
- Ca sỹ
- Nhạc sỹ
- Nghệ sỹ nhạc cụ
- Giáo viên dạy nhạc
- Đạo diễn âm thanh
- Quản lý biểu diễn nghệ thuật
- Nhà sản xuất âm nhạc
Tại các trường về văn hóa nghệ thuật, khối N đang là một khối hot so với cùng nhóm khối thì khối M có vẻ lép vế hơn do đặc thù tích chất ngành nghề riêng biệt từ khối này.
3.3 Khối sân khấu, điện ảnh (Khối S)
Thứ ba đó là khối thi về khả năng sân khấu, điện ảnh (khối S). Khối S gồm tổ hợp 3 môn 1 môn học phổ thông và 2 môn năng khiếu về sân khấu.
Đây là khối dành cho những bạn có sở thích về trình diễn và xây dựng kịch bản (scripting) sân khấu. Thí sinh dự thi khối S vào trường văn hóa nghệ thuật không quá phổ biến. Thí sinh dự thi khối S sẽ được phép lấy kết quả môn thi toán từ kì thi THPT Quốc Gia, sau đó sẽ tiếp tục dự thi 2 môn năng khiếu tại trường đại học xét tuyển mà mình đã nộp hồ sơ thi. Khác với các khối năng khiếu khác, khối S còn được chia nhỏ ra thành 2 khối bé hơn là
Khối S00 (Văn - năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 - năng khiếu sân khấu điện ảnh 2) và Khối S01 (Toán - năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 - năng khiếu sân khấu điện ảnh 2).
Về cơ hội nghề nghiệp của khối ngành này, bạn sẽ có thể công tác tại các vị trí sau đây hậu tốt nghiệp:
- Diễn viên điện ảnh
- Diễn viên sân khấu
- Đạo diễn
- Biên kịch
- Biên đạo
- Quay phim
- Nhiếp ảnh
- Thiết kế mỹ thuật sân khấu
- Dựng phim
3.4 Khối văn hóa, truyền thông (Khối R)
Cuối cùng là khối văn hóa, truyền thông có tên gọi là khối R. Đây là khối có ít khả năng nghệ thuật hơn, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng từ nhóm khối năng khiếu song khối R lại cần một óc logic và phân tích sâu hơn về các vấn đề báo chí, văn hóa, xã hội, truyền thông, quảng cáo. Trong khối R, sẽ có 6 tổ hợp nhỏ gồm R0 với năng khiếu về báo chí, R2 đến R3 là năng khiếu về biểu diễn nghệ thuật, R4 là kiến thức văn hóa - xã hội và R5 là kiến thức truyền thông. Xét tuyển cùng với các môn năng khiếu và các môn toán, văn, anh, sử, địa cũng được lấy kết quả từ kì thi THPT.
Về cơ hội nghề nghiệp của khối ngành này, bạn sẽ có thể công tác tại các vị trí sau đây hậu tốt nghiệp:
- Truyền thông - Quảng cáo
- Tổ chức sự kiện sự kiện
- Bình luận
- Phóng viên - nhà báo
- Quản lý văn hóa
- Lý luận văn hóa
- Quảng bá văn hóa
4. Điểm chuẩn ngành nghệ thuật bao nhiêu?
4.1 Đại Học Văn Hóa – Nghệ Thuật Quân Đội
Điểm chuẩn Đại Học Văn Hóa – Nghệ Thuật Quân Đội 2019
4.2 Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương
Điểm chuẩn Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương 2021
4.3 Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Điểm chuẩn Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội 2021
4.4 Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
Điểm chuẩn Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 2020
4.5 Đại học Kiến trúc Hà Nội
Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc Hà Nội 2021
4.6 Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh 2021
4.7 Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Điểm chuẩn Đại học Mỹ thuật Công nghiệp 2021
4.8 Đại học Văn Lang
Điểm chuẩn Đại học Văn Lang 2021
> Ngành kinh tế gồm những chuyên ngành nào?
> TOP 7 trường đào tạo ngành công nghệ thông tin tại TP.HCM
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp