Ngành ngôn ngữ học ngày càng được giới trẻ quan tâm và đón nhận, đặc biệt là các bạn có đam mê với văn hóa và ngôn ngữ. Vậy đây là ngành học gì? Cơ hội việc làm ra sao? Xét tuyển theo khối nào? Cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu ngay nhé!
1. Ngành ngôn ngữ học là ngành gì?
Ngành ngôn ngữ học (tiếng Anh là Linguistics) là ngành đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy niềm đam mê nghiên cứu của sinh viên về ngôn ngữ học (ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ học đường, ngôn ngữ y học, ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp), về văn hoá các dân tộc ở Việt nam, góp phần thúc đẩy giao lưu giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về ngôn ngữ học; để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy và trong công tác quản lí nhà nước về ngôn ngữ học. Giúp trau dồi kiến thức lý thuyết, kĩ năng phân tích, khả năng ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ loài người.
Ngoài việc được đào tạo về lý thuyết Ngôn ngữ học, sinh viên còn được học thêm các kĩ năng bổ trợ như: giao tiếp, làm việc nhóm, sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Từ đó, giúp sinh viên có thể tiếp cận nhanh chóng với công việc sau khi ra trường. Ngành học này còn rèn luyện cho sinh viên về khả năng nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, quản lí về ngành ngôn ngữ học; giúp người học có thể trau dồi thêm kiến thức ở bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ.
Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về ngôn ngữ học
2. Ngành ngôn ngữ học có bao nhiêu chuyên ngành? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
2.1 Các chuyên ngành của Ngôn ngữ học
Ngoại ngữ không phải là ngành đào tạo chính của Khoa Ngôn ngữ học. Nhưng ngoại ngữ là môn học quan trọng trong chương trình đào tạo của ngành. Bởi vì ngoại ngữ giúp sinh viên hiểu biết thêm về ngôn ngữ của loài người thông qua sự so sánh của các ngôn ngữ khác với tiếng Việt. Ngoại ngữ sẽ giúp bạn mở các cánh cửa huyền bí của lâu đài ngôn ngữ học một cách dễ dàng hơn.
Các chuyên ngành chính của ngành Ngôn ngữ học đó là:
- Ngôn ngữ học.
- Ngôn ngữ học ứng dụng.
- Việt ngữ học.
- Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
- Việt ngữ học cho người nước ngoài
Ngoại ngữ không phải là ngành đào tạo chính của Khoa Ngôn ngữ học. Nhưng ngoại ngữ là môn học quan trọng trong chương trình đào tạo của ngành.
2.2 Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ học ra sao?
Sinh viên ngành Ngôn ngữ học sau khi ra trường có thể làm được rất nhiều ngành nghề, trong đó phổ biến nhất là các công việc:
2.2.1 Giảng viên dạy ngôn ngữ học và Việt ngữ học
Sau khi học xong, sinh viên có thể thực hiện giảng dạy bộ môn cho sinh viên Việt Nam học tại các trường đại học, hoặc dạy văn học và Tiếng Việt tại các trường học phổ thông, hoặc dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài. Hiện nay, người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống khá nhiều nên nhu cầu nhu cầu học Tiếng Việt sẽ tăng cao. Tuy nhiên số lượng giáo viên dạy cho người nước ngoài lại không đáp ứng đủ. Do vậy, đây là một cơ hội việc làm rất tốt cho những sinh viên theo học Ngôn ngữ học.
Một số đơn vị tuyển dụng giảng viên dạy ngôn ngữ:
- Khoa Ngôn ngữ học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
- Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM.
- Khoa Ngữ văn, khoa Khoa học Xã hội của các trường Đại học Sư phạm Đại học Ngoại ngữ và nhiều trường đại học khác trong cả nước.
- Trung tâm chuyên giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Các trường cao đẳng, trung cấp, các trường tiểu học, THCS, THPT… trên cả nước.
sinh viên có thể thực hiện giảng dạy bộ môn cho sinh viên Việt Nam học tại các trường đại học, hoặc dạy văn học và Tiếng Việt tại các trường học phổ thông, hoặc dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài
2.2.2 Nghiên cứu viên
Công việc chủ yếu của nghiên cứu viên đó là nghiên cứu ngôn ngữ dưới nhiều góc độ và vị trí khác nhau. Các vấn đề mà nghiên cứu viên có thể tiếp cận đó là: ngôn ngữ học dân tộc thiểu số, ngôn ngữ học miền Bắc, ngôn ngữ học vị thành niên,.. Ngoài nghiên cứu thì những người nghiên cứu còn có nhiệm vụ xây dựng các chính sách để phát triển và bảo tồn ngôn ngữ. Biên soạn nên sách giáo khoa và từ điển cũng là công việc mà một Nhà ngôn ngữ học cần làm. Các đơn vị tuyển dụng nghiên cứu viên Viện Ngôn ngữ học:
- Viện Từ điển và Bách khoa thư.
- Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam.
- Phân viện KHXH ở Tp Hồ Chí Minh.
- Viện Khoa học và Xã Hội. Viện Đông Nam Á.
- Viện Cơ yếu. Viện nghiên cứu ngôn ngữ học…
Hiện nay đội ngũ ngũ nghiên cứu viên còn rất hạn chế về số lượng. Vì thế, các viện nghiên cứu luôn có nhiều đợt tuyển dụng. Do đó, các bạn sẽ không cần phải nghĩ nhiều đến vấn đề sinh viên ngành Ngôn ngữ ra trường làm gì.
2.2.3 Biên tập viên ở các nhà xuất bản; biên tập viên và phóng viên của các cơ quan báo chí, truyền thông
Ngành học sẽ trang bị cho bạn những kiến thức căn bản và chuyên sâu về ngôn ngữ. Sau khi học xong, bạn có thể áp dụng các kỹ năng viết lách, trình bày văn bản để làm một biên tập viên. Được trang bị kiến thức sâu sắc và căn bản về ngôn ngữ, sau khi học xong bạn sẽ có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng viết lách và trình bày văn bản. Dù làm trong nhà xuất bản hay làm trong đài truyền hình thì nhiệm vụ chính của biên tập viên là mang đến những sản phẩm có nội dung và hình thức hoàn hảo. Các công việc cần làm của BTV Lên ý tưởng cho sản phẩm xuất xuất bản: nội dung, hình thức thiết kế. Sửa chữa lỗi chính tả, ngữ pháp về nội dung, hình thức của tác phẩm. Đưa ra yêu cầu nội dung với xuất bản phẩm Yêu cầu của công việc BTV đó là nắm vững các kiến thức xã hội và có kỹ năng diễn đạt tốt. Do tính chất công việc cần đến sự tỉ mỉ và chính xác nên người BTV cũng cần có sự kiên trì và có khả năng phát hiện và xử lý lỗi sai chính tả một cách nhanh chóng. Tất nhiên, sự sáng tạo và khả năng viết lách tốt cũng là yêu cầu tối thiểu của nghề BTV. Các cơ quan tuyển dụng BTV:
- Các cơ quan về báo chí truyền thông : TTXVN, Đài THVN, Đài Tiếng nói Việt Nam, các báo Nhân dân, Hà Nội mới, Lao động, Lao động – Xã hội….
- Các cơ quan báo chí, truyền thông khác ở trung ương và địa phương.
- Các nhà xuất bản Giáo dục, Lao động, Phụ nữ, ĐHQG Hà Nội, ĐHSP Hà Nội…
Hậu tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí như Biên tập viên ở các nhà xuất bản; biên tập viên và phóng viên của các cơ quan báo chí, truyền thông
2.2.4 Đảm trách các công việc liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa và truyền thông ở các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục và trong các doanh nghiệp.
Quản lý hành chính văn phòng
Công việc này khá phù hợp với các cử nhân ngành Ngôn ngữ học. Nhân viên hành chính văn phòng sẽ phụ trách hệ thống văn bản và các loại giấy tờ cần thiết của công ty, doanh nghiệp.
Làm việc tại trung tâm bệnh viện liên quan đến chữa trị bệnh lý ngôn ngữ
Ngày nay các chứng bệnh liên quan đến ngôn ngữ ngày càng nhiều. Cụ thể đó là rối loạn ngôn ngữ, thất ngôn, nói ngọng nói lắp,… Những cử nhân ngành ngôn ngữ ra trường hoàn toàn có đủ kiến thức để hỗ trợ trị liệu, nghiên cứu các căn bệnh đó.
Cử nhân ngành ngôn ngữ ra trường hoàn toàn có đủ kiến thức để hỗ trợ trị liệu, nghiên cứu các căn bệnh như rối loạn ngôn ngữ, thất ngôn, nói ngọng nói lắp,…
2.2.5 Nhà phê bình, sáng tác văn học nghệ thuật
Đây là công việc dành cho những người yêu thích nghệ thuật và có tâm hồn lãng mạn. Khả năng phân tích chuyên sâu và kĩ năng sử dụng từ ngữ linh hoạt sẽ là điều kiện giúp các sinh viên ra trường trở thành các nhà phê bình hoặc sáng tác văn học.
Sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học các bậc học cao hơn ở ngành ngôn ngữ hoặc các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác ở trong nước hoặc nước ngoài.
3. Ngành ngôn ngữ học học khối gì?
Các khối thi vào ngành Ngôn ngữ học thường gồm có:
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D03 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)
- D04 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức)
- D06 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
4. Điểm chuẩn ngành ngôn ngữ học bao nhiêu?
4.1 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội
Điểm chuẩn các ngành ngôn ngữ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội 2021
4.2 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQG TPHCM
Điểm chuẩn các ngành ngôn ngữ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQG TPHCM 2019
4.3 Đại học Sư Phạm TP.HCM
Điểm chuẩn ngành vê ngôn ngữ học Đại học Sư Phạm TP.HCM 2021
4.4 Đại học Khoa học - Huế
Điểm chuẩn ngành về ngôn ngữ học Đại học Khoa học - Huế
> Ngành Sư phạm gồm những ngành nào?
> Ngành kỹ thuật bao gồm những ngành nào?
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp