Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012 - DIEM THI DAI HOC - ĐIỂM CHUẨN
Tin liên quan:
> "Đưa tin quá nhiều gây hiệu ứng không tốt"
>> Đẩy lùi tiêu cực trong giáo dục
>>> Ném phao vẫn được kết luận "tổ chức thi nghiêm túc"
Xung quanh các đoạn clip ghi lại hình ảnh các thí sinh nhốn nháo chép bài, giám thị thay vì nghiêm túc thì lại thờ ơ để mặc thí sinh thả sức gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 tại Hội đồng thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) vừa qua do chính một thí sinh dự thi quay lại, tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả.
Để rộng đường dư luận, tòa soạn xin đăng tải bài viết của độc giả Nguyễn Thị Thu Hương. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
Những ngày qua, cũng như nhiều phụ huynh khác trên cả nước, tôi luôn theo dõi rất sát những thông tin liên quan đến hàng loạt các đoạn clip ghi lại cảnh nhốn nháo, gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua tại Hội đồng thi trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang).
Thực sự, khi xem xong những hình ảnh trong các đoạn clip, tôi cảm thấy rất bức xúc và buồn với những tiêu cực, căn bệnh coi trọng thành tích vẫn còn đang hiện diện, ăn sâu trong suy nghĩ, nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên, điều này đã góp phần làm xấu đi hình ảnh của ngành giáo dục trong mắt người dân.
Tôi cũng thầm cảm ơn tinh thần dũng cảm, dám đứng lên chống lại, phanh phui những hành vi tiêu cực, gian lận trong thi cử của học sinh này. Đó là hành động rất đang trân trọng và khuyến khích trong suy nghĩ, hành động của giới trẻ hiện nay.
Cũng cần phải nói rằng, chính những hành động dũng cảm của cậu học sinh này đã giúp cho không chỉ tôi mà nhiều phụ huynh khác nhận lại một bài học mà trước đây khi còn bé thơ bố mẹ rồi chính các thầy cô, cách đây hàng chục năm đã giảng dạy. Đó là phải biết sống thành thật, biết chống lại những điều xấu trong xã hội.
Và hơn hết, tôi nghĩ rằng, bài học này sẽ còn quí giá hơn gấp bội lần với những thầy cô đang từng ngày, từng giờ đứng trên bục giảng để truyền đạt những bài giảng về đạo đức, cách sống, cách làm người cho mỗi học sinh.
Tôi cũng đề nghị, mỗi thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô tham gia coi thi tốt nghiệp THPT 2012 tại Hội đồng trường THPT DL Đồi Ngô (Bắc Giang), các nhà quản lý hãy xem lại thật kỹ những hình ảnh này và thử ngẫm xem mình đã giảng dạy cho học sinh của mình điều gì ở đây.
Phải chăng những hình ảnh đó là bài học về sự trung thực, thành thật mà mỗi học sinh ở đây cần phải có để bước vào trong cuộc sống?! Hay là sự gian dối, là những hành vi phản giáo dục để cố đạt được cái mục đích cao nhất là thành tích, tỷ lệ tốt nghiệp cao cho nhà trường, cho địa phương. Câu trả lời chắc mỗi người chúng ta và đặc biệt là các thầy cô, các nhà quản lý giáo dục đã rất rõ.
Là một phụ huynh đã từng có con đi thi tốt nghiệp THPT nên tôi hiểu rất rõ tâm trạng, nỗi lo của các bậc làm cha, làm mẹ. 12 năm nuôi con ăn học vất vả, ai cũng muốn con mình đỗ cả. Nhưng, thực sự, nếu đỗ bằng những hành vi phản giáo dục được thực hiện như trong các đoạn clip trên thì có nên chăng?!
Tôi không phải tự hào, nhưng ngay từ khi con tôi còn nhỏ, tôi đã luôn nhấn mạnh với con mình phải biết sống thành thật, biết mình ở đâu thì mới có thể tìm được con đường chiến thắng và hơn thế là phải biết chống lại những cái xấu, cái tiêu cực...
Và thực sự, tôi đã chưa lần nào phải thất vọng về cháu, trong tất cả mọi chuyện học hành, cháu đã biết thành thật, biết mình ở đâu để tự mình vươn lên và đạt được những thành tích. Ngay khi nhận được kết quả thi tốt nghiệp THPT, dù chỉ là loại trung bình nhưng cháu đã rất vui vì đó là kết quả chính cháu đã đạt được mà không cần nhờ bất cứ sự trợ giúp tiêu cực nào.
Chúng ta luôn mong muốn có một xã hội tương lai tốt đẹp nhưng nó có thực sự tốt đẹp khi mà những người lớn, làm nhiệm vụ "chèo đò" trong đoạn clip này lại dạy cho các chủ nhân tương lai sự giả dối, chỉ biết trông chờ vào những hành vi tiêu cực, gian lận, phao trong thi cử. Thật đáng buồn.
Những tấm bằng tốt nghiệp loại khá, loại giỏi, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao nhưng với những hành vi phản giáo dục như thế này thì thực chất, các thầy cô đã biến các em chẳng khác gì một chiếc thùng to, đẹp bên ngoài nhưng bên trong loại rỗng tuếch.
Quả thực, tôi rất tâm đắc với ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi cho rằng, đây là "danh dự" của ngành giáo dục.
Mọi người sẽ nhìn giáo dục như thế nào đây? Hình ảnh của các thầy, các cô trong mắt học trò, trong mắt phụ huynh sẽ ra sao đây?... là những câu hỏi tôi xin dành câu trả lời cho những người "chèo đò" ở đây.
Một điều mà tôi cũng nhận thấy, đó là việc các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như ở Bắc Giang mới chỉ tập trung vào lấy lời khai và xác minh danh tính người quay clip như hiện nay, chẳng khác gì việc rung cây dọa khỉ cả.
Trong khi, chúng ta đã và đang phát động toàn dân tích cực tham gia phòng, chống, phát giác tiêu cực, đặc biệt với ngành giáo dục vẫn đang tích cực thực hiện cuộc vận động "hai không" thì việc cần nhất là phải đảm bảo an toàn, danh tính... cho người phát giác càng phải được xem trọng.
Việc làm như hiện nay của Bộ, vô hình chung đã làm giảm nhuệ khí, tinh thần đấu tranh chống tiêu cực của không chỉ em học sinh này mà còn của nhiều người khác.
Và như đã nói ở trên, với cá nhân tôi, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn xử lý theo cách chỉ tập trung lấy lời khai và xác minh danh tính người quay clip như thế này thì tôi dám khẳng định, sẽ cấm tiệt con tôi chống tiêu cực.
** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới
Những chủ đề đang được quan tâm:
DIEM THI - DIEM THI DAI HOC 2012 - DIEM THI DAI HOC - XEM DIEM THI
DIEM CHUAN - DIEM CHUAN DAI HOC - DIEM CHUAN DAI HOC 2012
TUYEN SINH - TUYỂN SINH - CHI TIEU TUYEN SINH 2012
TI LE CHOI - TỈ LỆ CHỌI - TI LE CHOI 2012
Kênh Tuyển Sinh
(Theo: Giaoduc)