Trong quá trình thực hiện công tác chấm thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2018, nhiều ghi nhận cho thấy đáp án cũng như cách tính điểm mở dẫn đến tình trạng điểm khác nhau ở các hội đồng chấm thi, thậm chí trong cùng 1 bài thi giữa những người chấm khác nhau.

Điểm chuẩn đại học Đại Nam theo phương thức xét tuyển học bạ THPT

Chấm thi THPT Quốc Gia THPT 2018: "có nhiều học sinh được điểm 9 Văn"

Không đồng đều giữa các địa phương ?

Theo một giáo viên ngữ văn tham gia hội đồng chấm thi tại TP.HCM, đề thi và đáp án mở là điều kiện để các địa phương hướng dẫn giáo viên chấm thi có lợi nhất cho thí sinh. Điều này sẽ tạo nên sự không đồng đều giữa các địa phương về độ “chặt”, “lỏng” khi cho điểm. “Nếu chấm chặt và đều tay, điểm thi văn năm nay sẽ không cao. Như TP. HCM, 3 ngày vừa qua, tôi chấm được hơn 100 bài. Nhìn chung điểm tương đối thấp với khoảng 50% thí sinh điểm dưới trung bình, bài thi từ 7 trở lên chỉ chiếm khoảng 10%”, người này nói.

Tương tự, tổ trưởng tổ văn một trường THPT tại Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng cho rằng với đáp án năm nay việc cho điểm lệch nhau là có khả năng xảy ra do cái nhìn chủ quan của người chấm, đặc biệt là những câu hỏi mở. Giáo viên này cho biết từ hướng dẫn chấm thi của Bộ GD&ĐT, hội đồng chấm thi này đã phải làm việc suốt 2 ngày để thống nhất chung phương án và chấm thử trước khi tiến hành chấm đại trà.

Môn Ngữ văn: Đáp án mở, chấm thi sẽ khó hơn?

Tuy nhiên theo giáo viên này, dù chấm thi bám sát với đáp án và hướng dẫn của bộ nhưng những bài làm cụ thể sẽ có cách xử lý linh hoạt riêng. Chẳng hạn, có những bài thí sinh không nói chính xác 1 từ gồm 2 chữ nhưng dùng 1 cụm từ có chứa từ đó thì vẫn được tính tròn điểm. Hoặc khi xác định từ, thí sinh ghi nguyên câu thơ và gạch chân từ cần xác định, hội đồng vẫn thống nhất cho điểm bài làm. Trong một số trường hợp khác, thí sinh không nêu được từ chính xác nhưng dùng từ thay thế vẫn được tính điểm.

Câu 3 phần đọc hiểu cũng có ý kiến dễ có cách cho điểm khác nhau vì bản thân câu hỏi không rõ ràng và đáp án đã gây tranh cãi. Cụ thể, câu này hỏi: “Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích”. Kèm theo phần tác dụng, đáp án nêu 2 câu thơ: “Còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?/ Lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?”.

Môn Ngữ văn: Đáp án mở, chấm thi sẽ khó hơn?

Một cán bộ chấm thi ở ĐBSCL nói: “Nếu nhìn một cách dễ dãi thì cả 2 câu thơ đều là câu hỏi tu từ, nhưng xác định một cách chặt chẽ thì chỉ có câu sau là câu hỏi tu từ, còn câu trước là câu hỏi để trả lời. Dù có những tranh cãi xung quanh cách hiểu này nhưng khi chấm hội đồng vẫn quyết định dù nêu được 1 hay 2 câu thơ thí sinh đều được đủ điểm”. Trong khi đó, một cán bộ tham gia chấm thi tại TP. HCM cho biết ở câu này, khi thí sinh xác định được 1 sẽ có mức điểm khác với người nêu được cả 2 câu hỏi tu từ. Tuy nhiên theo giáo viên này, hầu hết thí sinh đều bị mất điểm ở phần xác định vì chỉ làm đúng như đề yêu cầu là nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trên.

Có tình trạng “du di”?

Nhưng “thoáng” nhất vẫn là câu hỏi mở. Câu 4 phần đọc hiểu đáp án nêu: “Thí sinh có thể trả lời quan điểm của tác giả còn phù hợp/ không còn phù hợp/ phù hợp một phần nhưng phải lý giải hợp lý, thuyết phục”. Một giáo viên ngữ văn tại TP. HCM cho rằng: “Câu hỏi mở nhưng đáp án không thể quá chung chung như vậy".

Dù chấp nhận các hướng trả lời khác nhau, nhưng mỗi hướng cần có gợi mở cụ thể hơn để có cơ sở chấm vì quan điểm là vô cùng. Với đáp án này, thí sinh rất dễ “ăn” điểm và lệch điểm cũng không ít vì còn tùy quan điểm của người chấm”. Đúng nhận định này, từ thực tế chấm thi, một giáo viên cho biết ở câu này cho điểm rất “thoáng”, không thí sinh nào mất điểm và đa số đạt từ 0,5 - 0,75 điểm (trong khi tổng 1 điểm).

Môn Ngữ văn: Đáp án mở, chấm thi sẽ khó hơn?

Các năm trước dù đáp án chi tiết hơn nhưng tình trạng chấm lệch điểm trong bài thi ngữ văn vẫn diễn ra. Cán bộ chấm thi môn này tại TP. HCM cho biết từng xảy ra tình trạng một túi bài thi 44 bài nhưng có tới 40 bài phải chấm lại 3 người do lệch điểm. Đáng nói, trong đó có những bài lệch tới 3 điểm. Điều này sâu xa hơn có thể ảnh hưởng đến điểm chuẩn đại học 2018 cũng như công tác tuyển sinh trong năm nay.

Người này còn cho biết tình trạng du di điểm cho thí sinh cũng từng xảy ra tại hội đồng chấm thi một tỉnh miền Trung năm 2016. “Đáp án của Bộ chỉ rõ 4 biện pháp tu từ, trong khi thí sinh xác định 1 biện pháp tu từ khác ngoài đáp án nhưng vẫn được tính điểm. Việc này bị phát hiện ở khâu chấm thanh tra nhưng hội đồng chấm thi vẫn quyết cho điểm thí sinh”, người này nói.

Thanh Tú - Kênh Tuyển Sinh

Gửi tới Bộ GD&ĐT câu hỏi: "Tại sao đề thi khó quá như vậy?"

Nhiều thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng do đoán điểm thấp