Làm thế nào để định cư tại Úc theo đề cử của chính phủ?

Tại sao du học sinh lại muốn định cư ở Úc?

  • Khí hậu ôn hòa: Ở Úc thì thời tiết ôn hòa hơn rất nhiều, đặc biệt ở Sydney là thành phố mình đang sống thì gần như ấm áp quanh năm, trừ 3 tháng mùa đông còn lại thì hầu như nhiệt độ trong năm chỉ quanh quẩn từ 15-25 độ, không quá nóng và cũng không quá lạnh, tiết trời luôn xanh mát.
  • Cuộc sống đáng mơ ước: Úc có chính sách an sinh xã hội rất tốt, các chính sách như chăm sóc sức khỏe miễn phí, hỗ trợ học hành,… Trong danh sách 10 thành phố đáng sống nhất thế giới, 4 trong số đó thuộc về Úc (Sydney, Melbourne, Adelaide, Perth). Passport Úc nằm trong danh sách 10 passport mạnh nhất thế giới có thể đi đến 138 nước trên thế giới mà không cần xin visa.
  • Đề cao quyền công dân: nhiều người hẳn còn nhớ vụ 2 công dân Úc sang Indonesia buôn ma túy bị tuyên án tử hình, chính phủ Úc khi đó gây áp lực rất mạnh lên chính phủ Indonesia để cứu 2 công dân này, thậm chí đến mức đòi cắt viện trợ cho Indonesia. Khi 2 người này bị xử tử thì Úc tuyên bố rút đại sứ về nước (là một trong những phản ứng ngoại giao mạnh nhất). Đến mức người dân ở Úc khi đó còn phải lên tiếng phản đối vì nghĩ cho cùng đó là những người phạm trọng tội trên lãnh thổ của nước khác. Nhưng qua đó mới thấy với những người phạm tội họ còn làm dữ như vậy, với công dân bình thường thì không biết họ bảo vệ đến mức nào.
  • Nền kinh tế Úc khá năng động (là một trong những nền kinh tế hồi phục nhanh nhất và ít bị ảnh hưởng nhất trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu đợt rồi).
  • Úc có chính sách cho phép sở hữu 2 quốc tịch, do đó khi đã mang quốc tịch Úc chúng ta vẫn được quyền giữ quốc tịch Việt Nam.
  • Đề cao sự bình đẳng: rất quan trọng với những du hoc sinh Uc nhập cư, là xã hội Úc chống phân biệt chủng tộc. Thậm chí trong công ty mình đang làm việc còn có quy định sẽ kết thúc hợp đồng ngay lập tức (là mức phạt nặng nhất) đối với bất kỳ ai có hành vi phân biệt chủng tộc.

Bảo lãnh/ đề cử của chính phủ Úc là gì?

Bảo lãnh của chính phủ tiểu bang bao gồm việc các đương đơn có ý định di cư nộp đơn xin chính phủ tiểu bang bảo lãnh trước khi nộp đơn Bày Tỏ Nguyện Vọng hoặc nộp đơn Bày Tỏ Nguyện Vọng và chỉ rõ nguyện vọng được chính phủ một tiểu bang/vùng lãnh thổ cụ thể bảo lãnh. Chính phủ tiểu bang/vùng lãnh thổ sẽ trực tiếp bảo lãnh cho các cá nhân có ý muốn định cư thông qua chương trình Lựa Chọn Kĩ Năng SkillSelect.

Làm thế nào để định cư tại Úc theo đề cử của chính phủĐịnh cư tại Úc là ước mơ của nhiều sinh viên du học Úc

Visa định cư của Úc nào cần sự đề cử từ tiểu bang/ lãnh thổ?

Các tiểu bang và vùng lãnh thổ tại Úc có thể đề cử cho một trong hai loại visa Úc: Visa 190 - Tay nghề có đề cử, hoặc Visa 489 – Tay nghề có đề cử hoặc Bảo lãnh.

  • Visa 190 – Tay nghề có đề cử 190 – PR là visa thường trú cho phép bạn sống ở bất kỳ khu vực nào của tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ, bao gồm cả khu vực thủ đô.
  • Visa 489 – Tay nghề Có đề cử hoặc Bảo lãnh (Tạm thời) là visa tạm thời 4 năm. Trong thời hạn visa này, bạn chỉ có thể sống, làm việc hoặc học tập ở một vùng miền cụ thể ở Úc. Để hội đủ điều kiện thường trú, bạn phải sống ở khu vực đó trong hai năm, và làm việc toàn thời gian ở đó ít nhất là 12 tháng.

Loại visa này có ưu điểm gì đối với sinh viên du học Úc?

Sự đề cử của tiểu bang/vùng lãnh thổ có thể hỗ trợ rất nhiều cho đương đơn xin visa di cư có tay nghề (General Skilled Migration), mang nhiều lợi thế hơn so với các đương đơn độc lập và do gia đình bảo lãnh, ví dụ:

  • Thêm điểm: 5 điểm bảo lãnh cho việc sống trong khu vực đô thị và 10 điểm cho việc sống trong khu vực địa phương.
  • Danh sách Nghề nghiệp rộng hơn: Những người được đề cử bởi tiểu bang/vùng lãnh thổ có thể đề cử bất cứ nghề nghiệp trong Danh sách Đúc Kết Các Ngành Nghề Được Bảo Lãnh (Consolidated Sponsored Occupations List, CSOL – 641 ngành nghề) trong khi các đương đơn độc lập/ do gia đình bảo lãnh phải đề cử một ngành nghề trong Danh sách Ngành Nghề Được Bảo Lãnh (Sponsored Occupations List, SOL – 192 ngành nghề).
  • Thư mời EOI: Sau khi đề cử của tiểu bang/vùng lãnh thổ được hoàn thiện, một thư mời EOI thường sẽ được cấp tự động. Nếu không, các đương đơn phải chờ một thư mời tự động dựa trên số điểm của mỗi đương đơn.

Những tiểu bang và vùng lãnh thổ khác có xu hướng cấp thư mời cho sinh viên đã học tại khu vực được làm việc tại đó.

Nên xin visa 190 hay 489?

Vì là visa định cư tại Úc vĩnh viễn, nên visa 190 thường có lợi thế hơn. Tuy nhiên, bạn lại dễ dàng đáp ứng các yêu cầu của visa 489 hơn với những lý do sau:

  • Danh sách các ngành nghề có thể được đề cử thường dài hơn so với visa 190.
  • Bạn sẽ có 10 điểm cho việc được đề cử tại một vùng miền cụ thể so với việc bạn chỉ có 5 điểm đối với visa 190.

Các yêu cầu để xin visa có bảo lãnh của chính phủ Úc

Điều kiện để xin visa 190:

Thị thực 190 hướng đến các đối tượng đã được chính phủ tiểu bang/ vùng lãnh thổ bảo lãnh và đang tìm kiếm một thị thực thường trú. Điều kiện của diện thị thực này:

  • Được chính phủ tiểu bang/vùng lãnh thổ chỉ định/bảo lãnh
  • Được mời nộp hồ sơ
  • Chứng minh ngành nghề nằm trong danh sách ngành nghề được phép định cư
  • Dưới 50 tuổi
  • Được thẩm định ngành nghề phù hợp
  • Đạt trình độ thông thạo Anh ngữ tối thiểu
  • Đạt số điểm đánh giá tối thiểu (vào thời điểm tháng 7/2012 là 60 điểm) theo thang điểm di trú.

Điều kiện để xin visa 489:

  • Được chính phủ tiểu bang/vùng lãnh thổ chỉ định
  • Được mời nộp hồ sơ
  • Chứng minh ngành nghề nằm trong danh sách ngành nghề được phép định cư
  • Dưới 50 tuổi
  • Được thẩm định ngành nghề phù hợp
  • Đạt trình độ thông thạo Anh ngữ tối thiểu
  • Đạt số điểm đánh giá tối thiểu (vào thời điểm tháng 7/2012 là 60 điểm) theo thang điểm di trú.
  • Nơi đến sinh sống nằm trong các vùng ít dân.

Với visa 489 này, sau khi sinh sống ít nhất 2 năm và làm việc toàn thời gian trên 1 năm tại các vùng chỉ định hoặc các vùng ít dân tại Úc, đương đơn có thể xin thường trú theo visa 887.

Tham khảo ngành nghề đang có nhu cầu nhân lực tại Úc năm 2016

Những ngành nghề thiếu hụt nhân lực được liệt vào nhóm SOL (Skilled Ocupations List) sẽ dành được ưu tiên việc làm tại Australia năm 2016, bao gồm:

Nhóm ngành

Nghề

Kinh tế

Kế toán, kiểm toán, thống kê, kinh tế học

Kỹ sư

Điện-điện tử, cơ khí, khai khoáng và vận hành dầu khí, kiến trúc sư, hóa học, kỹ thuật hàng không, xây dựng dân dụng, quản lý dự án...

CNTT - Viễn thông

Lập trình viên, kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống và mạng máy tính, kỹ sư viễn thông…

Y

Bác sĩ đa khoa, nha sĩ, gây mê, nhân viên chụp X-quang chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sản, phụ khoa; chuyên viên cấp cứu, chuyên gia tâm thần, hộ sinh, điều dưỡng…

Luật

Luật sư, cố vấn pháp luật

Giáo dục - Công tác xã hội

Giáo viên mầm non, giáo viên giáo dục đặc biệt, chuyên gia tâm lý, công tác xã hội, giáo viên trung học

Tuy nhiên, các ngành nghề ở trên chưa phải là danh sách đầy đủ gồm các ngành nghề đang có nhu cầu tại Úc. Ở một số tiểu bang/vùng lãnh thổ có những nghề khá đặc biệt và mang tính cục bộ. Ví dụ, ngành hướng dẫn lái xe (Driving Instructor) đang có nhu cầu tại tiểu bang Tây Úc (Western Australia), và không có nhu cầu ở bất kỳ khu vực nào khác.

Danh sách Nghề của Tiểu bang/ vùng Lãnh thổ có gì khác nhau?

  • Tiểu bang Nam Úc có danh sách các ngành nghề có thể được đề cử dài nhất, với 215 ngành nghề, và 290 ngành nghề khác “ngoài danh sách” đề cử. Hiện nay chỉ có sinh viên du học Úc đã hoàn thành việc học tại Nam Úc mới đủ điều kiện việc xem xét các ngành nghề “ngoài danh sách” này
  • ACT có 341 ngành nghề, điều này phản ánh sự thiếu hụt kỹ năng nghiêm trọng tại ACT. Tuy nhiên, nếu người nộp đơn là thường trú nhân tại Úc, họ thường phải chứng minh mình đã sống và làm đúng chuyên môn tại ACT ít nhất 3 tháng mới đủ điều kiện được đề cử bởi ACT.
  • Queensland có danh sách ngắn nhất với 52 ngành nghề cho visa 489 và chỉ có 38 ngành nghề cho visa 190. Việc đề cử ở Queensland chỉ được thực hiện qua thư mời.
  • Tiểu bang NSW có phần độc đáo ở chỗ danh sách các ngành nghề trong visa 190 của họ thực sự dài hơn so với danh sách cho visa 489. Vì vậy, hầu hết các ứng viên sẽ dễ dàng để có một đề cử cho visa PR vĩnh viễn hơn là một visa tạm thời tại NSW.

Yêu cầu tiếng Anh IELTS

Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc đòi hỏi trình độ chuyên nghiệp nhất định. Điều này đóng vai trò thiết yếu trong quá trình xin việc và được chứng thực ngay trong vòng đầu tiên phỏng vấn việc làm- vòng quyết định khi bạn xin việc.

Nhiều tiểu bang và vùng lãnh thổ có mức yêu cầu khả năng ngôn ngữ tiếng Anh cao hơn mức Bộ Di trú đưa ra:

  • Lãnh thổ Thủ đô (ACT): tối thiểu 7 điểm cho mỗi kĩ năng trong bài thi IELTS, hoặc 8 điểm cho đề cử “giới hạn” hoặc “ngoài danh sách (offlist)”.
  • Lãnh thổ Bắc Úc (Northern Territory, NT): tối thiểu là 6 điểm cho mỗi kĩ năng trong bài thi IELTS, với một số ngành nghề đòi hỏi phải có trung bình là 7 điểm trong bài thi IELTS.
  • Queensland (Qld): Thông thường tối thiểu là 7 điểm cho mỗi kĩ năng trong bài thi IELTS, với các ngành nghề thương mại đòi hỏi phải có tối thiểu 6 điểm.
  • Nam Úc (South Australia, SA): Tùy thuộc, nhưng nói chung là tối thiểu 6.5 điểm cho mỗi kĩ năng, với một số ngành nghề đòi hỏi phải có 7 điểm cho mỗi kĩ năng.
  • Victoria (Vic): Tối thiểu là 6 điểm cho mỗi kĩ năng trong bài thi IELTS hoặc tối thiểu 7 điểm đối với một số ngành nghề.

Các tiểu bang sau đây không có yêu cầu riêng, vẫn áp dụng mức điểm số tối thiểu trong visa (tối thiểu 6 điểm cho mỗi kĩ năng trong bài thi IELTS):

  • Tasmania (Tas)
  • Tây Úc (Western Australia, WA)
  • New South Wales (NSW)

Kinh nghiệm làm việc

Không có yêu cầu kinh nghiệm làm việc tối thiểu cho visa 190 và 489. Tuy nhiên, nhiều vẫn có ngoại lệ:

  • ACT: những người sống ở Úc phải chứng minh rằng họ đã làm việc đúng chuyên ngành ít nhất 3 tháng tại ACT.
  • Norther Territory (lãnh thổ Bắc Úc): hầu hết các ngành nghề đòi hỏi có 3 hoặc 5 năm kinh nghiệm làm đúng chuyên ngành sau tốt nghiệp.
  • Queensland: từ 2 đến 7 năm kinh nghiệm làm việc tùy thuộc nghề nghiệp.
  • SA: thường yêu cầu 12 tháng kinh nghiệm làm việc, và một số ngành nghề yêu cầu 2 hoặc 3 năm.
  • Victoria: 2 hoặc 5 năm kinh nghiệm, ngoài trừ sinh viên tốt nghiệp tại Victoria.
  • Tasmania: thường yêu cầu 5 năm kinh nghiệm.
  • NSW và WA không yêu cầu kinh nghiệm làm việc cho hầu hết các ứng viên.

Sinh viên du học Úc muốn định cư dạng này cần chú ý điều gì?

Hầu hết các tiểu bang và vùng lãnh thổ có một quá trình sắp xếp hợp lý cho du học sinh Úc hoàn thành việc học tại tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ có liên quan. Ví dụ:

  • Lãnh thổ Bắc Úc (NT): Sinh viên tốt nghiệp hoàn thành chương trình ít nhất 2 năm tại Đại học Charles Darwin nói chung sẽ đủ điều kiện được đề cử.
  • Nam Úc (SA): Sinh viên quốc tế tốt nghiệp gần đây tại Nam Úc nói chung không đòi hỏi bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào.
  • Tasmania (Tas): Sinh viên tốt nghiệp tại Tasmania nói chung chỉ cần phải chứng minh 3 tháng kinh nghiệm làm việc, chứ không phải là 5 năm đối với hầu hết các ứng viên khác.

Đề cử ngoài danh sách cũng có ở một số bang cho những sinh viên quốc tế hoàn thành 2 năm học của họ. Các yêu cầu định cư tại Úc có thể sẽ khá khó khăn đối với các sinh viên hoàn thành việc học không phải tại tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ có liên quan. Ví dụ:

  • Tây Úc (WA): Sinh viên tốt nghiệp khác tiểu bang sẽ cần phải có một thư mời làm việc ở Tây Úc với nghề nghiệp được đề cử của họ.
  • Nam Úc (SA): Sinh viên tốt nghiệp khác tiểu bang cần ít nhất 12 tháng kinh nghiệm làm việc và phải có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm làm việc tại Nam Úc và phải đang cư trú tại tiểu bang. Trường hợp này cũng chỉ áp dụng cho visa tạm thời.

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, việc làm thêm khi chọn du học Úc có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các dịch vụ tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.