Mỗi người chúng ta khi sinh ra đều là bản thể độc nhất vô nhị, sở hữu những ưu điểm nổi bật. Bởi thế, việc khám phá bản thân giúp chúng ta hoàn thiện chính mình và hướng tới cuộc sống hạnh phúc, vẹn toàn hơn. Vậy làm sao để khám phá bản thân để hiểu đúng về tiềm năng vốn có của chính mình? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Thế nào là khám phá bản thân?
Khám phá bản thân là khả năng tự nhận thức và đánh giá để hiểu rõ về chính mình. Trong quá trình tìm hiểu chính mình, bạn sẽ tìm thấy những điểm khác biệt của bản thân so với người khác, bao gồm tính cách, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu,...
Việc khám phá bản thân mang đến cho bạn những lợi ích như:
- Xác định rõ mục tiêu để có kế hoạch phấn đấu.
- Tăng thêm sự tự tin về bản thân.
- Đưa ra những quyết định, sự lựa chọn đúng đắn.
- Có cuộc sống hạnh phúc, công việc thuận lợi hơn.
- Cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp cuộc sống trở nên tích cực hơn.
- Tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
- Có cơ hội trải nghiệm nhiều lĩnh vực mới để học hỏi, có thêm kiến thức mới mẻ.
- Học thêm các kỹ năng mềm cần thiết để có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Khám phá bản thân là hành trình mang đến cho bạn nhiều lợi ích thiết thực như gia tăng sự tự tin, đưa ra những quyết định đúng đắn, học thêm nhiều kỹ năng cần thiết,...
2. Tham khảo 9 cách giúp bạn khám phá bản thân để hiểu chính mình hơn
Sau đây là 9 cách giúp bạn có hành trình khám phá và thấu hiểu bản thân hiệu quả:
2.1. Định hình bản sắc cá nhân
Bản sắc cá nhân là khái niệm đề cập đến tính cách, những đặc điểm nổi bật của một cá thể dựa trên đánh giá của bản thân và những người xung quanh. Theo đó, bạn có thể xác định bản sắc cá nhân thông qua những câu hỏi như sau:
- 5 đặc điểm hoăc tính cách bạn cảm thấy tự hào về bản thân là gì?
- 5 điều bạn bè, người thân và đồng nghiệp mô tả về bạn là gì?
- Vai trò của bạn trong nhóm thường là gì?
- Bạn mong muốn người khác nhìn nhận mình như thế nào?
- Người lạ thường có đánh giá ban đầu về bạn như thế nào?
- Bạn đã có những quyết định hài lòng và đáng tiếc nào và vì sao lại có lựa chọn như thế?
- Quyết định nào cho thấy rõ bản sắc cá nhân của bạn nhất?
Sau quá trình tự vấn này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về chính mình. Đây là sẽ cơ sở để bạn xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của bản thân trong thời gian tới để có hành trình sống rõ ràng và sâu sắc hơn.
> Tuổi 20 nên làm gì? 11 điều không nên bỏ lỡ ở tuổi 20
2.2. Nắm rõ ưu - nhược điểm
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt, đây là đặc điểm nhận định toàn diện về bất kỳ ai. Do đó, việc khám phá bản thân có ưu - nhược điểm gì sẽ giúp bạn phát triển khả năng vốn có, hoàn thiện những điểm hạn chế và trở nên ưu tú hơn. Để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân, bạn có thể áp dụng ma trận SWOT:
- Điểm mạnh: Xác định những đặc điểm của bản thân nổi bật hơn để khám phá tiềm năng vốn có.
- Điểm yếu: Khi nhìn nhận được những điểm yếu của bản thân, bạn có thể tìm được cách khắc phục hiệu quả.
- Cơ hội: Nắm chắc cơ hội trong cuộc sống giúp bạn hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Thách thức: Nhận thấy những thách thức phía trước giúp bạn có thêm lòng tin và không ngừng vạch ra kế hoạch để chinh phục.
Sau khi tự đánh giá và nhìn nhận những yếu tố trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về bản thân. Từ đó giúp bạn xây dựng kế hoạch phát triển và hoàn thiện cuộc sống hạnh phúc, sự nghiệp vững vàng trong tương lai.
Ma trận SWOT giúp bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân.
2.3. Thực hành nhìn lại những sự việc đã diễn ra
Nhìn lại (Reflection) là quá trình bạn xem lại những gì bản thân đã phản ứng với những sự việc đã diễn ra, cũng như nhìn lại nội tâm, các giá trị của chính mình. Bài tập tâm lý này có thể giúp bạn nhận thức sâu sắc về bản thân, có những bài học ý nghĩa từ quá khứ và tạo động lực tiến về phía trước.
Để nhìn lại khám phá bản thân, bạn có thể tập trả lời những câu hỏi gợi ý như sau:
- Mình có đang sống thật với bản thân không?
- Mình có suy nghĩ tiêu cực trước khi ngủ không? Việc này sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe tinh thân của mình?
- Mình có đang yêu thương bản thân, chăm sóc cơ thể đúng cách? Mình có hài lòng với tình trạng sức khỏe gần đây?
- Khi đối mặt với những thử thách hôm nay, mình đã có thái độ như thế nào? Từ trải nghiệm này, mình nhận ra điều gì?
2.4. Học cách lắng nghe suy nghĩ của người khác về bản thân
Đôi khi, những đánh giá, suy nghĩ của người khác về bạn có thể “khó nghe”. Nhưng từ họ, bạn sẽ thấy được một góc nhìn khách quan hơn về chính mình. Vì thế, thay vì né tránh những điều này, bạn hãy học cách cởi mở lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc những ý kiến thiết thực từ mọi người xung quanh. Việc này sẽ giúp bạn nhận ra những điểm hạn chế của chính mình và có giải pháp cải thiện, hướng tới phiên bản ưu tú hơn.
> Vượt qua khủng hoảng tuổi 22 như thế nào?
2.5. Học thêm kiến thức, kỹ năng mới
Việc học thêm kỹ năng mới, trau dồi kiến thức giúp bạn trở nên tự tin hơn, cũng nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng với những hiểu biết ngày càng được mở rộng, bạn sẽ có thêm những mối quan hệ chất lượng. Do đó, hãy dành thời gian để tham gia các khóa học cần thiết, tiếp cận những kiến thức hữu ích để “nâng cấp” bản thân và cuộc sống nhé.
> Bật mí 5 cách bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân
2.6. Làm một số trắc nghiệm khám phá bản thân
Để khám phá bản thân, bạn có thể thực hiện một số bài trắc nghiệm dưới đây:
- Trắc nghiệm Holland: Kết quả bài trắc nghiệm này giúp bạn biết mình thuộc nhóm tính cách nao (gồm 6 nhóm), từ đó khai thác những khả năng tiềm ẩn vốn có của chính mình.
- Trắc nghiệm nhận dạng trí thông minh đa diện (MIPQ): Đây là hình thức trắc nghiệm giúp bạn biết bản thân có tiềm năng nổi trội trong lĩnh vực nào. Nhờ đó giúp bạn hiểu rõ về chính mình, đưa ra những quyết định, lựa chọn chuẩn xác trong cuộc sống và công việc.
- MBTI (Myer-Briggs Type Indicator): Bài trắc nghiệm này giúp bạn nhận thức rõ ràng và sâu sắc về tính cách của bản thân và các mối quan hệ xung quanh. Từ đó, giúp bạn có cách xử lý các vấn đề trong cuộc sống một cách hợp lý.
Một số bài trắc nghiệm có thể giúp bạn hiểu rõ bản thân, từ đó tận dụng tiềm năng vốn có để chinh phục các mục tiêu trong tương lai.
2.7. Đọc sách
Đọc sách không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức về thế giới xung quanh mà còn thấu hiểu về suy nghĩ, hành vi của người khác. Để hiểu rõ hơn về tâm trí và trái tim của mình, bạn có thể tìm hiểu một số cuốn sách ý nghĩa như: Hiểu về trái tim (Minh Niệm), Sức mạnh của tĩnh lặng (Eckhart Tolle), Tôi là ai - Và nếu vậy thì bao nhiêu (Richard David Precht),...
2.8. Lên kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân
Những mục tiêu trong kế hoạch cá nhân sẽ giúp bạn trở thành phiên bản mà bản thân mong muốn. Vì vậy, bạn hãy đặt ra những mục tiêu ngắn hạn (theo ngày hoặc tuần) và dài hạn (theo năm hoặc nhiều năm). Từ đó, bạn xây dựng kế hoạch thực hiện từng mục tiêu đề ra trong thời gian cụ thể. Lúc này, hành trình khám phá và phát triển bản thân của bạn sẽ trở nên rõ ràng và có nhiều động thực hiện hơn.
> Vision Board là gì? Cách thiết kế bảng tầm nhìn ước mơ
2.9. Tham gia khóa học khám phá nội tâm
Trên hành trình khám phá bản thân, bạn sẽ có lúc gặp phải khó khăn trong việc thấu hiểu suy nghĩ để đưa ra cách cư xử, hành động hiệu quả. Vì thế, bạn dễ cảm thấy mất phương hướng và muốn từ bỏ. Lúc này, bạn có thể tìm đến những khóa học khám phá nội tâm được thuyết giảng và chia sẻ từ những chuyên gia chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Với mỗi trường hợp cụ thể, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể, giúp bạn giải đáp những thắc mắc trong nội tâm, từ đó khám phá bản thân để sống hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Có thể thấy, để có hành trình khám phá bản thân toàn diện, bạn cần nhiều thời gian nỗ lực cũng như sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm. Nhưng sau đó, bản sẽ trở nên ưu tú hơn, có định hướng tương lai rõ ràng và vững bước thực hiện mục tiêu bản thân mong muốn.
> Nguồn tham khảo: Khám phá bản thân, thấu hiểu chính mình - LCV