Nghệ thuật hòa đồng trong giao tiếp bạn nên biết
1/ Cẩn thận lời nói khi trò chuyện, nói ít hơn những gì bạn suy nghĩ.
Thẳng thắn và chân thực là một điều cần thiết trong nghệ thuật giao tiếp và trong các mối quan hệ. Tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng cần và cũng đúng. Hãy biết tiết kiệm lời nói sau những suy nghĩ của mình khi cần thiết bạn nhé. Bởi đôi khi chỉ một lời nói không dè chừng của bạn, cũng sẽ khiến cho ai đó bị tổn thương, mà lẽ ra việc đó là không cần thiết.
Tất cả những suy nghĩ của bạn, cũng không nên đi quá xa khi chính bạn chưa thực sự hiểu về một ai đó. Bạn nghĩ rằng mình đã hiểu về họ, nhưng sự thực lại đang đi ngược lại, khi khoảng thời gian biết họ là chưa nhiều. Luôn khiêm tốn và lịch sự trong từng câu nói sẽ khiến bạn được mọi người quý mến.
Kỹ năng giao tiếp: Những yếu tố giúp bạn trở nên hoà đồng
2/ Luôn vui vẻ và cởi mở.
Đối với người lạ, có thể là lần đầu tiên giao tiếp hãy trả lời họ bằng một nụ cười từ bạn. Nét mặt khi giao tiếp là một phần quan trọng để bạn đánh giá về một ai đó. Hãy cứ thật thoải mái, nhưng cũng cần giữ chừng mực. Không gò bó câu chuyện, nhưng không quá bốc đồng. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người cũng là yếu tố ghi điểm. Có thể xuất hiện những lời nói bàn tán không hay. Nhưng đừng quá quan tâm đến điều đó, thời gian sẽ giúp bạn chứng minh lòng tốt của mình.
3/ Không nên hứa quá nhiều.
Hãy thực hiện điều bạn nghĩ bằng hành động hơn là bằng lời hứa. Lời hứa sẽ giúp bạn và ai đó có thêm quyết tâm, nghị lực nhưng cũng sẽ khiến họ mất hết niềm tin khi lời hứa không được thực hiện. Niềm vui sẽ được nhân lên gấp nhiều lần, khi bạn tạo cho ai đó một bất ngờ bằng kết quả thay vì những câu hứa cửa miệng.
4/ Biết lắng nghe và thông cảm với mọi người.
Luôn luôn đặt mình vào vị trí của người khác, để hiểu và thông cảm với họ. Đừng giảng giải, đừng khuyên ngăn quá nhiều. Bởi đôi khi những lời bạn nói chỉ là lí thuyết, và nó quá khác so với thực tế việc mà người đó đang phải chịu đựng. Sự cảm thông của bạn sẽ trở nên quý giá hơn so với những lời nói triết lí.
5/ Tôn trọng ý kiến của người khác và không bảo thủ.
Biết lắng nghe, học hỏi những ý kiến từ mọi người là kỹ năng sống cần thiết. Trong một cuộc tranh luận, đừng luôn cho rằng ý kiến của mình là đúng, hay mình đang rất hiểu đối phương nghĩ gì. Bởi thực tế, bạn cần im lặng để tiếp thu ý kiến từ người khác. Đừng bảo thủ với ý kiến cá nhân, hãy biết nhận lỗi khi mình đã sai và biết phân tích cho mọi người hiểu khi ý kiến của mình là đúng.
6/ Không nên nịnh bợ kẻ trên và coi thường kẻ dưới.
Đừng bao giờ nhún nhường, sợ sệt trước quyền lực. Cũng đừng khinh thường những người đang đứng dưới mình, bởi chính họ sẽ là những người nhân tài để giúp đỡ bạn. Thái độ không đúng của bạn, chỉ chứng tỏ bạn là một người kém cỏi trong giao tiếp. Không chứng tỏ rằng bạn tài năng và đứng trên người khác.
7/ Đừng quá lo lắng về khả năng làm việc của mình.
Hãy cứ tự tin và làm những gì bạn cho là đúng. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình không thể, vì khi đó sẽ đánh mất cơ hội của chính mình. Đôi khi sự do dự, chần chừ và kém tự tin của bạn trong mắt người khác sẽ khiến bạn trở thành một người lười biếng, ỷ lại và chốn việc. Dù có không thành công, nhưng vẫn có quyền ngẩng cao đầu và mỉm cười vì bạn đã cố gắng hết sức mình.
Làm thế nào để hòa đồng với đồng nghiệp trong môi trường mới?
1. Hãy tôn trọng quan điểm của đồng nghiệp.
Khả năng thừa nhận ý kiến riêng của mỗi người là rất quan trọng trong giao tiếp. Nếu quyền này không được coi trọng, ban đầu trong quan hệ đồng nghiệp sẽ chỉ có sự bất đồng ý kiến, còn sau đó bạn sẽ “chuyển sang ý kiến cá nhân”, và điều này hoàn toàn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công việc. Khả năng tìm được sự nhượng bộ và lắng nghe người khác là một phẩm chất rất quan trọng.
2. Cởi mở.
Người cởi mở gây được thiện cảm của những người chung quanh. Nếu bạn là người khép kín, chỉ có một số ít người có thể quan hệ tốt với bạn. Những người còn lại có thể nghĩ rằng bạn khó chơi. Người sống khép kín thường giữ tình cảm và cảm xúc của mình trong lòng. Không có gì ngạc nhiên nếu những người chung quanh cũng đối xử với người khép kín theo cách tương tự.
3. Biết cách nói chuyện đúng.
Bạn cần biết bàn luận những gì mà người khác quan tâm. Nếu nói về một chủ đề gây cuốn hút đối với người đối thoại sẽ giúp bạn gây được thiện cảm với họ. Tính vui vẻ, khả năng bàn luận các vấn đề khác nhau cũng là nghệ thuật giao tiếp hiệu quả. Lúc nào cũng nói về công việc là chuyện không nên. Tốt hơn nếu bạn phối hợp được các câu chuyện về nghề nghiệp với vấn đề riêng.
4. Cần biết cách đối thoại.
Nếu như bạn tham gia một cuộc họp, tại đó đang thảo luận hay đàm phán về vấn đề nào đó, thì việc không ngắt lời người đang nói được coi là một biểu hiện có văn hóa.
5. Nói xin lỗi khi cần thiết.
Nếu như bạn vô tình gây khó khăn cho công việc của phòng và tất cả phải chịu hậu quả do sai lầm của bạn, thì đừng đổ lỗi cho người khác. Đơn giản là hãy công nhận sai sót của mình và xin lỗi. Hãy giải thích rằng tất cả chúng ta là con người và có quyền sai sót. Nếu như bạn tỏ ra chưa đủ hiểu biết, hãy nói rằng nhất định bạn sẽ nâng cao trình độ chuyên môn của mình và đề nghị đồng nghiệp giúp đỡ bạn trong việc đó. Tất cả sẽ hiểu là bạn quý trọng ý kiến của tập thể, bạn thấy được ý kiến đó có ý nghĩa đối với bạn.
Kết luận:
Sẽ chẳng bao giờ bạn hòa đồng được nếu bạn không chủ động giao tiếp với những người xung quanh, hi vọng vào nhưng mối quan hệ mới. Vậy nên, hãy suy nghĩ tích cực về những mối quan hệ xung quan và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng những bí quyết trên nhé! Hơn hết, các bạn cần tự tin vào chính mình và luôn khiêm tốn để hòa đồng với mọi người trong giao tiếp bạn nhé!
Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật giao tiếp thông minh, giao tiếp hiệu quả, cách để hòa đồng, hòa đồng trong giao tiếp.
Theo : Tư vấn tuyển sinh