Kỹ năng bán hàng: 8 bước để mở một cửa hàng quần áo

1. Lập kế hoạch kinh doanh vững chắc và rõ ràng: Hãy bám vào thực tế khi viết kế hoạch. Bạn nên đánh giá lợi nhuận ở mức trung bình còn hơn là đưa ra những con số vượt quá khả năng thực hiện. Chú ý nhiều đến mô tả về nhiệm vụ của công ty và các kế hoạch tương lai cũng như cách thức để hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng. Riêng với phần mô tả công ty, bạn có thể đưa ý tưởng về dòng sản phẩm, làm thế nào có sự khác biệt so với các đối thủ khác.

Kỹ năng bán hàng quần áo và những điều cần lưu ý

Kỹ năng bán hàng quần áo và những điều cần lưu ý

2. Dự trù ngân sách phải ưu tiên hàng đầu trong dự án: Đây là kỹ năng sống huyết mạch trong giai đoạn đầu. Bạn phải vạch ra một số câu hỏi, đại loại như cần bao nhiêu tiền để mở một cửa hàng quần áo hay có nên vay ngân hàng. Sau đó, liệt kê một số chi phí liên quan như vật tư, thiết bị, quảng cáo, tiếp thị, thuê nhà, các khoản phát sinh khác… cộng thêm chi phí vận hành việc kinh doanh trong một năm. Quan trọng hơn nữa là bạn phải là người nắm đợc những kỹ năng bán hàng cần thiết để có thể dự tính được những khoản phí mình phải bỏ ra và bằng cách nào để thu lại số vốn ban đầu cũng như tạo ra lợi nhuận cho việc kinh doanh của mình.

3. Luôn đặt ra câu hỏi: Bạn luôn tự đặt câu hỏi, ví dụ ai sẽ là đối thủ hiện tại và trong tương lai, đối tượng khách hàng hay mức giá đối với bán lẻ và bán sỉ là bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi này, trước hết, bạn có thể xin làm đại lý cho một cửa hàng thời trang. Khi đó, bạn để ý xem cửa hàng đó bán mặt hàng nào và khách hàng muốn mua gì. Bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ về cách thiết kế, phân phối hàng và giá tiền từng loại sản phẩm. Đây cũng là một giải pháp để bạn chuẩn bị xây dựng thương hiệu cho bản thân. Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu tính pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Trước hết, bạn định chọn loại quy mô doanh nghiệp nào, ví dụ liên doanh, tư nhân, trách nhiệm hữu hạn… kế đến là giấy phép kinh doanh, mã số thuế…

4. Giờ đến lúc bắt đầu xây dựng thương hiệu: Chọn một cái tên, miễn là bạn cảm thấy nó độc đáo và dễ nhận biết. Tên thương hiệu và tên công ty nên khác nhau. Ví dụ, tên công ty có thể là biến thể tên riêng của bạn, nhưng tên bộ sưu tập quần áo nên có gì đó sáng tạo hơn và đại diện cho phong cách bạn hướng đến.

Tiếp đến là thiết kế logo. Bạn không nên thay đổi logo thường xuyên vì sẽ khiến khách hàng khó nhận diện ra thương hiệu mà bạn muốn phát triển.-> Xem thêm: 9 cách xây dựng thương hiệu bán hàng trực tuyến hiệu quả

5. Tạo ra một trang web để quảng bá sản phẩm : Hãy chắc rằng nó trông dễ nhìn và chuyên nghiệp. Trên website, nên ghi rõ địa chỉ liên lạc để trong trường hợp các cửa hàng hay cá nhân muốn gọi cho bạn. Bạn có thể thiết lập phương thức thanh toán qua chuyển khoản trên trực tuyến.

6. Thiết lập mối quan hệ với các trang web và blog : Điều này có thể giúp cho website của bạn gây được sự chú ý từ các trang khác. Ngoài ra, cách này cũng giúp tăng thêm doanh số bán hàng vì được nhiều người biết đến hơn và họ sẽ truyền miệng lẫn nhau.

7. Quảng cáo: Đăng quảng cáo trên báo và website phù hợp với đối tượng khách hàng muốn nhắm đến hay có thể tham gia tài trợ các sự kiện hoặc mời những người nổi tiếng mặc những chiếc áo do bạn thiết kế. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mạng xã hội hay blog riêng để lan tỏa tin tức, sự kiện.

8. Bán hàng tại hội chợ: Tại hội chợ, bạn có cơ hội gặp gỡ các chủ cửa hàng khác và thuyết phục họ mua sản phẩm. Đăng các mẫu quần áo lên website, in catalog và gửi mail thông tin về các loại quần áo đến các chủ cửa hàng khác và khách hàng tiềm năng. Mặc dù, bạn sẽ phải chi số tiền khá nhiều để tham gia, nhưng bù lại là có thể tăng giá trị về mặt doanh số cũng như quảng bá.

Kinh nghiệm bán hàng quần áo bạn cần biết để bán hàng thành công hơn

1. Xác định khách hàng mục tiêu: Trước tiên phải xác định mục tiêu khách hàng ban đầu của bạn là ai, nam nữ già trẻ lớn bé, thanh niên.

Ví dụ như tôi. Tôi chọn chủ yếu hàng nữ và một ít hàng nam, Chất lượng và styles dành cho thanh niên có phong cách ăn mặc sành điệu. Tôi chọn khách hàng kiểu này vì hàng dễ bán và họ cũng không lăn tăn nhiều về giá cả. Vì thế mà lãi trên một sản phẩm là kha khá. (Tôi cũng có ý định bán kèm một số mặt hàng thời trang khác đi kèm như: dây lưng, ví da, kính, dây chuyền, mũ, bốt, giày… những thứ mà sẽ rất phù hợp khi đi kèm với những bộ quần áo mà tôi lựa chọn. Tôi cũng nghĩ khi họ mua quần áo của mình, hoàn toàn dễ hiểu khi họ sẽ chọn những phụ tùng kia để có phong cách hơn. Cái này gọi là sự “ăn theo”)

2. Thời điểm mở shop phải theo mùa: Mở shop vào đầu các vụ, ví dụ muốn bán hàng mùa hè thì mở vào khoảng tháng 4 dương lịch, mùa đông thì nên mở vào tháng 11. Nhưng lưu ý là việc lấy hàng vào đầu vụ phải cẩn thận, mới đầu mùa các mối hàng chưa tung ra nhiều mẫu mới, nhiều khi dính phải hàng tồn. Chỗ quen biết nhiều khi cũng chưa hẳn tốt đến mức mang hàng mới giá hợp lý giao cho bạn đâu. Nếu chọn được nguồn hàng khác lạ thì kể cả hàng năm trước lấy về cũng được.

3. Vốn huy động: Ngoài vốn tự có, như lời khuyên của mình ở trên, nếu bạn có 100-120 triệu, thì bạn nên bỏ 50 triệu ra để mở shop quy mô 80 triệu. 30 triệu còn lại bạn nên đi vay mượn người thân bạn bè (trả lãi bằng lãi suất huy động của ngân hàng hoặc nếu vay không lãi được thì càng tốt). Làm điều này để bạn có thêm sức ép, vốn cũng không bị cụt nếu trong thời gian đầu mới mở chưa hút khách lắm thì còn vốn dự trữ để trang trải chi phí các tháng đầu, lấy hàng cho các vụ sau. Tóm lại, người mới tập tành vào kinh doanh quần áo này thì cần trường vốn chút để dễ bề xoay sở.

4. Chọn địa điểm kinh doanh : Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thu hút khách hàng nhìn thấy và vào cửa hàng (chưa biết có mua hay không). Shop nên có chỗ để xe (tức là tùy xem nơi đó đông đúc thế nào mà có chỗ để xe cũng được mà không có chỗ để xe tức là xác định bán cho dân cư sống quanh đó), đường 2 chiều, hoặc phố nhỏ nhưng nhiều cửa hàng cửa hiệu san sát vì người ta hay mua sắm theo tập quán, khu đông dân cư. -> Đọc thêm: Kỹ năng bán hàng quần áo cho người mới bắt đầu

- Nếu nhắm vào đối tượng sinh viên thì chọn các khu đông sinh viên và đã hình thành 1 dãy các cửa hàng phục vụ sinh viên (Ví dụ: Ngõ 1 phố Tôn Thất Tùng chẳng hạn)

- Ở Hà Nội thì có thể chăm chỉ lên các diễn đàn, trang web rao vặt như lamchame.com, enbac.com,… để làm marketing online nhằm thu hút các khách ở xa tìm đến mua.

5. Nguồn hàng: Dù là trước mắt hay lâu dài, tìm được nguồn hàng tốt cũng là điều cực kỳ quan trọng. Việc này mình cũng không biết thế nào mà nói rõ hết cho bạn biết được mà cần có sự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình bạn giao dịch.

Vì lý do này mà mình khuyên bạn nên thâm nhập từ từ vào ngạch kinh doanh thời trang để có kinh nghiệm. Ban đầu có thể bán hàng online  quy mô nhỏ (đừng nghĩ đến việc giao tận nơi nếu như không có khả năng đảm nhận – ở đây chỉ là quảng cáo online để khách họ đến). Sau đó nâng cấp thành shop nhỏ là hợp lý và là bước đi vững chắc.

6. Cửa hàng: Bạn phải thiết kế sao cho đẹp và sao cho tiện khách xem hàng cũng như thử đồ là một yếu tố quan trọng. Yếu tố ấn tượng sẽ tạo được sức thu hút ban đầu. Tôi thấy ở HN có rất nhiều cửa hàng thiết kế rất cá tính và rất rẻ (bạn mà ko lưu ý về chuyện giá thành của viêc làm mới cửa hàng của bạn, nó sẽ ngốn rất nhiều tiền đấy). Phong cách thiết kế phải tạo ra được sự sang trọng mà phải gần gũi, tạo sức tò mò mà không khó hiểu.

- Bạn cũng nên lưu ý về chỗ để xe và chỗ thử đồ nữa. Cái này cũng rất quan trọng, không phải với mình, mà là với khách hàng.

7. Chất lượng và dịch vụ:- Bạn cũng có thể phải quan tâm tới yếu tố thời trang và độ bền của sản phẩm. Mua về được sản phẩm mà mọi người thích không phải là dễ, đòi hỏi bạn phải có con mắt nghệ thuật và am hiểu tâm lý khách hàng. -> Xem thêm: Nghệ thuật hiểu tâm lý khách hàng của nhân viên sales

Cũng đòi hỏi bạn phải kiếm được nguồn hàng tốt, tốt không chỉ về giá mà còn tốt cả về những chất lượng nữa.

- Dịch vụ: Bạn phải là người tiếp chuyện khách hàng tốt. Đưa ra những lời khen hợp lý về những gu thẩm mỹ tốt của khách hàng. Cách bạn quan tâm tới xe cộ của khách hàng cũng khiến cho khách hàng hài lòng.

- Bạn có thể tăng thêm các dịch vụ kèm theo như tôi đã nói ở trên, bán kèm hoặc tặng phụ kiện cho quần áo, phụ kiện điện thoại, nhẫn vòng, dây lưng, kính mát …

8. Quản lý cửa hàng: Sau một thời gian kinh doanh: lượng khách hàng nhiều, giao dịch nhiều, thuê nhân viên bán hàng, cảm thấy khó khăn trong quản lý sổ sách excel, cũng như bạn có một số băn khoăn như:

- Bạn không xác định được doanh thu lãi lỗ?

– Bạn băn khoăn không biết hàng còn hay hết?

– Bạn cảm thấy mệt mỏi với việc cộng sổ sách?

– Bạn không rõ chính xác mặt hàng nào bán chạy, bán chậm?

– Bạn luôn phải nhớ nợ nần của nhà cung cấp, khách hàng?

– Bạn nghi ngờ nhân viên không trung thực trong bán hàng?

– v.v..

Lúc này bạn nên cần tham khảo một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách (nhiều khi không chính xác), mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa. Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiêp sẽ giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của shop…

4 điều cần lưu ý khi tham gia bán hàng quần áo trực tuyến

1. Đưa ra giá đắt hơn shop khác: Đặc thù của việc mua sắm trên mạng là người tiêu dùng có thể ngồi mạng lướt web và vào các shop khác nhau để so sánh về mẫu mã và giá cả. Điều họ quan tâm lúc đó chưa phải là dịch vụ của bạn tốt như thế nào mà chỉ là mẫu đẹp hay không và giá cả ra sao. Cùng 1 mẫu áo, bên bạn bán đắt hơn bên shop khác thì mặc định trong khách hàng sẽ luôn có suy nghĩ tất cả các sản phẩm của bạn đều đắt hơn bên đó. Họ sẽ tạm biệt cửa hàng bạn không thương tiếc.

Điều đó xảy ra ngay cả với khách hàng trung thành tại shop của bạn. Nếu họ vô tình thấy ở 1 shop khác, sản phẩm giống hệt về kiểu dáng, chất liệu nhưng giá thành rẻ hơn thì rất có thể bạn sẽ mất họ mãi mãi.

Đó là lý do vì sao trước khi mở shop, bạn cần thiết phải khảo sát thị trường về sản phẩm và giá cả. Nếu được hãy cố gắng định giá sản phẩm thấp hơn hoặc bằng đối thủ của bạn.

2. Nhập quá nhiều hàng: Trong kinh doanh, việc phân bổ, điều động nguồn vốn rất quan trọng. Nhiều shop quần áo, đặc biệt là những shop mới mở chưa có nhiều kinh nghiệm, vì ham rẻ nên nhập hàng với số lượng lớn để có lời nhiều hơn. Đồng thời với tâm lý muốn nhập phong phú về số lượng, mẫu mã để phục vụ cho tuần khai trương nên đã nhập ồ ạt. Từ đó tạo ra vấn đề tồn kho. Quần áo tồn kho để đến mùa sau rất khó bán, thêm nữa vốn đọng lại cản trở việc xoay vòng vốn để cập nhật các mẫu mới phát sinh khác. Đây là vấn đề rất nan giải đối với tất cả các shop quần áo nói chung. Giải pháp đưa ra là lấy hàng số lượng nhỏ vừa đủ, tránh lãng phí nguồn vốn tồn đọng. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm bán hàng order.

3. Phàn nàn về khách hàng trên mạng xã hội: Đừng bao giờ lên mạng xã hội phàn nàn, thậm chí là mỉa mai chính khách hàng của mình. Đôi khi nguyên nhân đơn giản chỉ là vì họ xem sản phẩm hỏi giá nhưng chê đắt không mua.

Việc làm này chỉ khiến cho tất cả những khách hàng khác xa lánh khỏi shop của bạn thêm chứ không mang lại sự thông cảm nào cả. Họ mua sản phẩm với mong muốn mua được món đồ họ thích và được lựa chọn thoải mái.

Ngoài ra cũng đừng cố ý hoặc vô tình làm phiền khách hàng mỗi khi quảng cáo tiếp thị như tag, spam… khiến khách hàng khó chịu. Không chỉ giống như bán hàng tại cửa hàng không nên nài nỉ, ép khách hàng phải mua, bán hàng online còn cần phải khéo léo trong giao tiếp cũng như trong những dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn để giữ chân khách hàng. Vì vậy, kể cả khi bạn rất “cá tính” nhưng đừng dại dột nói xấu khách hàng trên mạng xã hội bởi như thế chính là bạn đang bôi nhọ uy tín cũng như phong cách phục vụ của shop.

4. Đưa ra chương trình ưu đãi giả: Đừng bao giờ có sự cạnh tranh không lành mạnh với chiêu tăng giá gấp đôi rồi giảm 1 nửa. Nếu là khách hàng quen hoặc tinh ý, họ có thể sẽ nhận ra, cảm thấy mình đang bị lừa và sớm khai trừ website của bạn ra khỏi danh sách ghé thăm.

Các chương trình khuyến mại nói chung hay chương trình xả hàng nói riêng cần phải được thực hiện một cách trung thực. Bạn phải luôn đảm bảo rằng hàng bán ra, dù là khuyến mại hay không, có thể là hàng lỗi mốt hoặc hết mùa vụ nhưng tuyệt đối không thể là hàng hỏng và không sử dụng được.

Chính vì vậy bạn cần phải tìm hiểu kỹ những tuyệt chiêu bán hàng qua mạng để biết bạn nên làm những gì và những điều gì cần phải tránh trong công việc của mình .


Kết luận:

Công việc bán hàng quần áo qua mạng luôn thu hút một bộ phận người trẻ và các phụ nữ nội trợ vì sự tiện lợi cũng như lợi nhuận về doanh thu cao. Tuy nhiên, để việc kinh doanh quần áo được hiệu quả, bạn cần nâng cao kỹ năng bán hàng online và không ngừng học hỏi các bí quyết trong kinh doanh. Hi vọng các kinh nghiệm được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn vạch được chiến lược tăng doanh thu hiệu quả cho cửa hàng của mình.

Bài viết có tham khảo từ VnExpress

Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng bán hàng, doanh số bán hàng, bán hàng quần áo, bán hàng online, bán hàng qua mạng, bán hàng chuyên nghiệp, đào tạo kỹ năng bán hàng