9 cách xây dựng thương hiệu bán hàng trực tuyến hiệu quả
1.Duy trì tương tác mạng xã hội để tạo dựng thương hiệu trực tuyến: Để bắt đầu chiến dịch quảng bá thương hiệu trực tuyến, nơi đầu tiên mà các doanh nghiệp thường nghĩ đến là các trang mạng xã hội như Facebook, Google +, Twitter,…Những trang tin cá nhân, fanpage được doanh nghiệp tạo ra nhằm thu hút sự chú ý của mọi người thông qua các bài đăng. Đây là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn, vì hiện nay các trang mạng xã hội đang rất phát triển với lượng người truy cập thường xuyên cực kì lớn và cũng một cơ hội lớn cho những ai đang tham gia bán hàng trực tuyến.
Nhưng sai lầm của các doanh nghiệp nằm ở chỗ chỉ suy nghĩ đến bước tạo dựng mà quên việc phải duy trì các trang xã hội này. Vì mạng xã hội được tạo ra để mọi người có thể tương tác với nhau bất kể khoảng cách không gian, thế nên nếu trang tin của doanh nghiệp chỉ được sử dụng với mục đích đăng bài thì hoàn toàn không mang lại tác dụng gì.
Vậy nên doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi mạng xã hội, phản hồi lại những ý kiến của khách hàng sớm nhất có thể. Như vậy mới có thể kiểm soát được thông tin trực tuyến, làm cơ sở để đưa ra các hoạt động quảng bá thương hiệu tiếp theo.
9 cách xây dựng thương hiệu bán hàng trực tuyến hiệu quả
2. Không dùng chung thương hiệu cá nhân với doanh nghiệp: Để tạo dựng thương hiệu cá nhân cũng không phải điều đơn giản, đòi hỏi một người phải có rất nhiều tố chất để được lòng công chúng. Nhưng không vì vậy mà cho rằng thương hiệu cá nhân có thể gây ảnh hưởng lớn đến thương hiệu doanh nghiệp, nó chỉ mang tính hỗ trợ ở mức nhất định. Khách hàng tìm đến với doanh nghiệp vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ là chính chứ không phải vì danh tiếng cá nhân của một ai đó.
Ngoài ra, khi cá nhân gặp phải những vấn đề trục trặc gây tổn hại danh tiếng của mình cũng sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu chung của doanh nghiệp, trong trường hợp này vẫn là mất nhiều hơn được.
3. Thu hút truyền thông và tạo quan hệ: Một trong những điểm thuận lợi trong quảng bá thương hiệu trực tuyến là dễ dàng thiết lập các mối quan hệ dựa vào sự kết nối không giới hạn của mạng Internet. Doanh nghiệp nên tận dụng điều này để tạo quan hệ với truyền thông và khách hàng, tăng cơ hội quảng bá hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp.
So với các phương tiện truyền thông truyền thống thì trực tuyến có nhiều lợi thế hơn trong việc chuyển tại tin tức, cả về tốc độ và chất lượng. Vì vậy nếu website của doanh nghiệp được các trang báo mạng, kênh trực tuyến viết bài giới thiệu sẽ thu hút được nhiều sự chú ý hơn. -> Đọc thêm: Xây dựng chiến lược bán hàng như thế nào?
4. Chọn tên thương hiệu bền vững: Dù trong truyền thống hay trực tuyến thì tên thương hiệu vẫn là một thành tố quan trọng, nên việc lựa chọn sao cho phù hợp phải được đặt lên hàng đầu. Tên thương hiệu có thể được đặt theo đặc điểm sản phẩm, theo tên người sáng lập hoặc lĩnh vực kinh doanh, nhưng dù bằng cách nào cũng phải đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, ấn tượng và mang lý tưởng của doanh nghiệp.
Tên thương hiệu không nhất thiết phải quá cầu kỳ, chỉ cần gắn liền với sản phẩm và mục đích hoạt động của công ty cũng có thể mang lại giá trị cùng khả năng quảng bá cao.
5. Kiên trì tìm kiếm vị trí thích hợp: Khi bắt đầu kinh doanh, bất kỳ ai cũng gặp khó khăn để tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường, đặc biệt là môi trường mạng ảo vốn rất đông đối thủ cạnh tranh. Nhưng hãy kiên trì, nỗ lực mở rộng và phát triển thương hiệu, vì để tạo dựng hình ảnh cho riêng mình là cả một quá trình dài đầy khó khăn. Thành công sẽ đến với những ai chăm chỉ!
6. Giới thiệu đầy đủ trên website: Nhiều doanh nghiệp khi xây dựng website bán hàng thường làm rất qua loa vì cho rằng khách hàng truy cập không chú ý đọc kĩ phần này. Đây là một suy nghĩ sai lầm, vì giữa hàng nghìn website khác nhau, chính phần giới thiệu sẽ giúp khách hàng nhận biết và phân biệt được rõ ràng. Khi thương hiệu của bạn được khách hàng nhớ tới nhiều, họ sẽ đến tham cửa hàng của bạn nhiều hơn, khi đó, chắc chắn bạn sẽ bán hàng trực tuyến thành công hơn mong đợi.
Mục giới thiệu thường bao gồm những thông tin cơ bản như tên công ty, giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng nhận chất lượng website, địa chỉ, phương thức liên lạc,…Ngoài ra có thể có sứ mạng, tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp. Một bản giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ thông tin sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh, phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là một cách để tạo dựng hình ảnh thương hiệu trực tuyến trong tâm trí khách hàng.
7. Kết hợp giữa website và trang mạng xã hội: Hiện nay rất nhiều trang mạng xã hội được ra đời, đây là nơi hàng triệu người cùng tham gia để tương tác, chia sẻ thông tin với nhau. Liên kết website của bạn với những trang mạng xã hội này là cách quảng bá thương hiệu trực tuyến hiệu quả nhất. Để thực hiện các chiến lược đó, doanh nghiệp không cần đầu tư quá nhiều tiền và công sức để tạo banner hay thuê nhân viên tiếp thị, mà chỉ cần vài thủ thuật nhỏ cũng thu hút được đông đảo người chú ý.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần tỉnh táo khi đưa ra chiến lược quảng bá trên mạng xã hội, không thực hiện tràn lan mà phải hướng vào tập khách hàng tiềm năng, không nhằm mục đích giật tít mà phải gây được sự chú ý về website chính của mình. Bất kể sự việc gì cũng có hai mặt, quan trọng là chúng ta biết cách tận dụng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chương trình đào tạo Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp - Academy.vn
8. Liên tục theo dõi và sẵn sàng phản hồi: Ngoài những trang mạng xã hội, còn rất nhiều diễn đàn, topic thảo luận khác được doanh nghiệp tận dụng để quảng bá thương hiệu trực tuyến. Tại đây lượng người sử dụng và tương tác có thể không nhiều như mạng xã hội nhưng lại dễ dàng tìm được tập khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp hoặc tạo ra các chủ đề tranh luận để thú hút người dùng. Nhưng điều tiên quyết, quan trọng nhất là doanh nghiệp phải liên tục theo dõi ý kiến đóng góp, chia sẻ của khách hàng và luôn sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc, khiếu nại. Cách trả lời cũng phải khéo léo, tránh tranh cãi trực tiếp với khách hàng mà nên nhận vấn đề vừa hứa khắc phục trong thời gian sớm nhất. -> Xem thêm: Kỹ năng bán hàng hiệu quả cho những vị khách "đặc biệt"
Doanh nghiệp có thể kết hợp sử các dịch vụ trực tuyến như Google Alerts hay Social Mention để nhật email cập nhật mỗi khi từ khóa xuất hiện trên các web. Những công cụ đó còn giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình khách hàng, công ty đối thủ và cả thị trường.
9. Công khai thành tích để tạo dựng thương hiệu trực tuyến: Trong môi trường mạng, không có sự tiếp xúc trực tiếp thì lòng tin là một vấn đề quan trọng, thiết yếu. Để khách hàng tin tưởng vào hình ảnh và sản phẩm của mình, không cách gì tốt hơn là doanh nghiệp cho công khai những thành tích đã đạt được. Đó có thể là những giải thưởng, các bằng khen, chứng nhận chất lượng hoặc đơn giản là phản hồi tích cực của khách hàng cũ. Đây là chứng nhận tốt nhất cho những điều bạn vẫn luôn quảng bá về thương hiệu của mình.
Bên cạnh đó, bạn có thể gia tăng hình ảnh thương hiệu bằng cách tham gia vào các hội nhóm, chiến dịch cộng đồng trên mạng, tích cực hoạt động để tạo ấn tượng tốt. Những việc làm này có thể mang về cho bạn một số chứng nhận tưởng như không liên quan đến kinh doanh nhưng thực ra lại ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng thương hiệu của bạn. -> Xem thêm: Làm mới hình ảnh thương hiệu của công ty bạn như thế nào?
6 ngộ nhận về xây dựng thương hiệu trong bán hàng bạn cần lưu ý
1.Nếu một sản phẩm tốt, nó sẽ thành công: Trên thực tế, một sản phẩm tốt cũng dễ dàng thất bại giống như một sản phẩm xấu.
2. Các sản phẩm mới sẽ hỗ trợ tạo dựng thương hiệu: Nhưng theo các cuộc thăm dò, 80% các sản phẩm mới gánh chịu thất bại ngay sau khi được giới thiệu, hơn 10% khác thất bại trong khoảng thời gian 5 năm đầu.
3. Các công ty lớn luôn thành công trong thiết lập thương hiệu: Hoàn toàn không đúng vì không một công ty nào lớn đến mức có thể đứng ngoài các thảm họa thương hiệu và đôi khi chính các công ty nhỏ lại có những ý tưởng tạo dựng thương hiệu sáng tạo và hoạt động bán hàng hiệu quả hơn những công ty lớn.
4. Những thương hiệu mạnh được xây dựng bằng quảng cáo: Phải nói chính xác hơn là quảng cáo có thể hỗ trợ cho thương hiệu nhưng không thể chỉ cần quảng cáo là có thể xây dựng được thương hiệu. Mặt khác, ngày nay, thương hiệu được xây dựng thông qua rất nhiều cách chứ không chỉ bằng quảng cáo.
5. Thương hiệu mạnh bảo vệ cho sản phẩm: Thực tế, các sản phẩm mạnh hiện nay phải hỗ trợ cho việc bảo vệ thương hiệu vì khi sản phẩm có vấn đề về chất lượng cũng có thể ảnh hưởng đến thương hiệu chung.
6. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: Khi vòng đời của sản phẩm ngày càng rút ngắn, thậm chí là chỉ 6 tháng tới 1 năm, thì xây dựng thương hiệu cho sản phẩm không còn phù hợp. Các công ty hiện nay chỉ theo đuổi chiến lược một thương hiệu và xây dựng các thương hiệu con để phân biệt các loại sản phẩm khác nhau.
Ngoài ra, các thương hiệu thường tập trung vào ý tưởng đằng sau sản phẩm thay vì chính sản phẩm đó, xây dựng thương hiệu dựa trên một ý tưởng vững bền của sản phẩm, tồn tại lâu dài qua rất nhiều đời sản phẩm khác nhau.
Theo Infonet
Bài viết thuộc chủ đề: Bán hàng, bán hàng trực tuyến, bán hàng trực tuyến thành công, bán hàng hiệu quả, đào tạo Kỹ năng bán hàng