Kỹ năng bán hàng: 7 bước làm mới hình ảnh thương hiệu công ty bạn
1. Tiến hành kiểm tra hình ảnh thương hiệu: Trước khi có thể tìm ra nơi bạn đi đến, phải biết được nơi bạn đang đứng. Hãy có một cái nhìn sâu sắc về việc xây dựng thương hiệu hiện tại của bạn và thử nhìn mọi thứ qua đôi mắt của khách hàng. So sánh tương ứng với các thương hiệu đang đạt được mục tiêu mà bạn hướng tới.
Nếu bạn muốn thu hút được sự quan tâm của bộ phận dân số trẻ hơn, hãy tìm những thương hiệu thành công trong ngành kinh doanh của bạn và xem xét logo, thiết kế trang web và các chiến dịch tiếp thị của họ để xem họ đang làm những gì mà bạn không làm.
Làm mới hình ảnh thương hiệu của công ty bạn như thế nào?
2. Di động hóa chiến dịch của bạn: Nếu doanh nghiệp của bạn được tạo ra trước smartphone và máy tính bảng, bạn có thể đã đi sau các đối thủ cạnh tranh. Trang web và kết quả tìm kiếm của bạn nên được xây dựng cho thời hiện đại, sử dụng kỹ thuật thiết kế web đáp ứng và tối ưu hóa cho tìm kiếm địa phương.
Địa chỉ và thông tin liên lạc của bạn cần được cập nhật trên khắp các trang web để khách hàng có thể tìm thấy bạn khi họ tìm kiếm những doanh nghiệp gần nhất trong loại hình kinh doanh của bạn.
3. Xem xét lại màu sắc của bạn: Thiết kế hướng dữ liệu đã trở thành một phần quan trọng trong xây dựng thương hiệu, với việc các doanh nghiệp sử dụng những khái niệm đã được chứng minh để thu hút khách hàng. Các nhà tiếp thị đã tìm ra rằng màu sắc và vị trí nội dung là một phần thiết yếu của thiết kế thành công.
Nhưng bạn không cần phải bỏ ra khoản tiền lớn cho một công ty tiếp thị tìm hiểu xem làm thế nào để thiết kế các trang và logo khiến cho khách hàng phải hành động. Điều này bắt đầu với việc sử dụng màu sắc phản ánh hình ảnh thương hiệu mà bạn đang hy vọng đạt được.
4. Lắng nghe khách hàng của bạn: Trong suốt quá trình thay đổi, bạn nên làm theo các phân tích và phản hồi của khách hàng. Điều này bắt đầu trước khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Lưu ý đến các từ khóa và nguồn mà khách hàng sử dụng để có được trang web của bạn và cách họ tương tác với trang web khi truy cập vào.
Một khi các thay đổi của bạn đã được thực hiện, bạn sẽ có một cơ sở tuyệt vời để so sánh nếu đã tiến hành nghiên cứu cẩn thận trước đó. Hãy mời khách hàng của bạn tham gia vào một cuộc khảo sát tự nguyện trong quá trình tìm hiểu chi tiết về suy nghĩ của họ.-> Đọc thêm: Tạo dựng mối quan hệ khách hàng như thế nào?
5. Tham gia vào cộng đồng: Bên cạnh các nỗ lực trực tuyến, bạn cũng nên thực hiện cả công việc tiếp thị trực tiếp. Một cách tuyệt vời để gây ấn tượng khi bạn tự làm mới thương hiệu là tham gia vào các sự kiện ở địa phương. Ngay cả doanh nghiệp bán hàng trực tuyến cũng có thể thu hút được sự chú ý ở “quê nhà” của mình bằng cách tài trợ cho các tổ chức từ thiện hoặc tham gia buổi các giao lưu của Phòng Thương mại ở địa phương.
Khi doanh nghiệp của bạn tạo ra ấn tượng với cộng đồng địa phương, khách hàng có thể lan truyền về thương hiệu của bạn thông qua mạng xã hội, có khả năng gia tăng doanh số bán hàng.
6. Nỗ lực cùng với sự nhất quán: Khi cố gắng để mở rộng cơ sở khách hàng của bạn, hãy cẩn thận đừng để xa cách khách hàng hiện tại. Các công ty như Starbucks và Target là những ví dụ về việc tạo ra hình ảnh thương hiệu bất chấp những thay đổi của tiếp thị theo năm tháng. Nếu bạn đã có một cơ sở khách hàng trung thành, hãy chỉ xem xét thực hiện những thay đổi nhẹ nhành với hình ảnh thương hiệu của bạn và dựa trên hình ảnh đó để tạo ra những tài liệu tiếp thị mới.
7. Sẵn sàng để hành động dứt khoát: Nếu mục tiêu của bạn là bắt đầu lại từ đầu với một cơ sở khách hàng hoàn toàn mới, đừng quan tâm đến bước sáu và hãy thay đổi mọi thứ. Ví dụ, công ty ví điện tử Isis đã thay đổi thương hiệu thành Softcard vì những lý do rõ ràng. Sau một vụ tai nạn năm 1996, ValuJet đã đổi tự tên thành AirTran sau khi sáp nhập với AirWays.
Cho dù bạn đang hồi phục lại sau một cơn ác mộng PR hay nhận ra rằng bạn đã đi quá xa theo hướng sai lầm, đôi khi sẽ là cần thiết để cắt bỏ tất cả các mối quan hệ và đi theo một hướng hoàn toàn mới.
Vì việc thay đổi doanh nghiệp “như trên TV” có thể không phải là tương lai của bạn, bạn có thể tự tay nắm lấy vấn đề và thực hiện những thay đổi mà bạn cần để thành công. Đừng tốn thời gian suy nghĩ rằng bạn là doanh nhân duy nhất cân nhắc việc trải qua những thay đổi như thế này. Hàng ngàn công ty đã thay đổi hướng đi của họ và tiến tới thành công. Bạn cũng có thể làm điều đó!
Xây dựng thương hiệu hoàn chỉnh giúp tăng doanh thu bán hàng
Trong kinh doanh, xây dựng được một thương hiệu tốt có thể tạo được lòng tin và khiến việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù các thương hiệu mà chúng ta lựa chọn với tư cách là khách hàng có thể là sự phản ánh niềm tin, cách xây dựng thương hiệu đúng đắn có thể hướng chúng ta về phía những sản phẩm hoặc dịch vụ mà chính chúng ta cũng chưa có ý định tìm kiếm.
Vì vậy, thật dễ hiểu khi các công ty biết cách xây dựng thương hiệu có thể bán được nhiều hàng hơn. Bạn có thể hoàn thiện việc xây dựng thương hiệu của công ty mình với 5 bí quyết sau:
1. Nhất quán: Dù công ty mới của bạn thuộc ngành nào, nó cũng cần nhất quán để mọi người có thể nhận ra đây là một thương hiệu chứ không phải là một sản phẩm. Đặc biệt, trong những giai đoạn đầu, mọi người chỉ có lòng tin khi họ tin rằng họ hiểu rõ thương hiệu của bạn và những gì mà nó đại diện.
Bạn không chắc đã hiểu ý tôi khi nói đến sự nhất quán? Hãy nghĩ tới trường hợp công ty Starbucks. Khi đến với công ty này, chúng ta kỳ vọng vào dịch vụ và sự cá nhân hóa. Khi nghĩ tới đạo điễn phim Michael Bay, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ tới những bộ phim có ngân sách khủng với nhiều tiếng nổ và hiệu ứng đặc biệt.
Đây là sự nhất quán. Đây chính là xây dựng thương hiệu.
Chúng ta có những kỳ vọng về thương hiệu hoặc những người có thương hiệu vì họ chuyển tải các giá trị một cách nhất quán và gián tiếp hứa rằng sẽ tiếp tục làm như vậy.
2. Đáng tin: Không ai muốn bị lừa dối. Hãy nhớ rằng các sản phẩm trở thành thương hiệu khi mọi người bắt đầu tin vào những điều sẽ xảy ra khi họ tương tác với thương hiệu của bạn. Mặc dù một lời nói dối nhỏ có vẻ cần thiết nhưng nó lại mang đến những hậu quả lớn nếu bị phát hiện.-> Xem thêm: Bí quyết để khách hàng luôn muốn mua hàng của bạn
Là chính mình sẽ giúp thông điệp của bạn cộng hưởng với mọi người. Người dẫn chương trình phát thanh Howard Stern là một ví dụ về sự đáng tin. Nhiều người không đồng ý với những gì anh nói hay khiếu hài hước của anh ấy, nhưng anh ấy vẫn giữ nguyên phong cách và sản xuất các chương trình theo cách của anh. Vì lẽ đó, anh đã có được những thính giả trung thành.
3. Chú trọng tới một lĩnh vực thích hợp: Sẽ thông minh hơn nếu bạn chinh phục được một bộ phận nhỏ khách hàng một lúc hơn là lúc nào cũng cố gắng giành được sự quan tâm của tất cả mọi người. Tập trung xây dựng các sản phẩm cho các nhóm các nhau để kết nối những nhóm đó trong một thương hiệu.
Các nhà sản xuất xe hơi đã làm rất tốt điều này khi họ tạo ra những chiếc xe hơi phù hợp với những phân khúc khách hàng khác nhau. Mặc dù những thành tố nhất định như độ tin cậy, hiệu suất hoặc các tính năng thiết kế vẫn là điều cốt yếu của thương hiệu, nhưng cách làm của họ rất thích hợp trong việc thu hút nhiều khách hàng đến với thương hiệu của họ.
Video giới thiệu chương trình đào tạo Kỹ năng bán hàng tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn
4. Có thể gắn kết được: Mọi người thường kết nối với các thương hiệu và những người gợi nên những phản ứng mang tính xúc cảm từ họ. Các bộ phim gây tranh cãi thường được nói đến nhiều vì chúng gợi nên cảm xúc trong chúng ta. Các thương hiệu cũng không có gì khác biệt. Hãy chắc chắn bạn có gắn kết tới các giá trị cảm xúc của mọi người , chẳng hạn như chia sẻ các vấn đề của họ hoặc thể hiện sự đồng cảm.
Hãy nghĩ tới các thương hiệu như Nike, thương hiệu đã gắn với sự hiểu biết của khách hàng rằng chiến thắng là điều khó khăn thông qua khẩu hiệu "Just Do It."
5. Hãy thật đặc biệt: Các sản phẩm không thể trở thành thương hiệu nếu không có gì nổi bật, cũng giống như một người sẽ không được biết đến nếu chỉ là người bình thường, tầm thường.
Mặc dù sự tầm thường thì an toàn, nhưng sự ghi nhận và những lời ngợi ca sẽ được dành cho những người dám vượt qua những thứ thông thường đã thuộc về truyền thống. Khi cố gắng trở nên đặc biệt, hãy chắc chắn là bạn không đi lạc quá xa và đánh mất tính chân thực của mình.
Công ty Apple một ví dụ, công ty này đã gia nhập thị trường máy tính với một sản phẩm được thiết kế theo cách gắn với trải nghiệm của người dùng và ít bị nhiễm vi-rút hơn các máy tính cá nhân thông thường. Bằng cách làm điều gì đó đặc biệt hơn là làm điều gì đó tốt hơn một chút, bạn đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhưng bạn sẽ phải duy trì được điều đó nếu không khách hàng sẽ đến và đi nhanh chóng.
3 nguyên tắc để xây dựng thương hiệu thành công
1. Xây dựng cá tính thương hiệu: Cá tính thương hiệu – cách mà thương hiệu khiến bạn cảm nhận về chúng – là bản chất của thương hiệu. Nó bao gồm các nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có logo, màu sắc ký hiệu, chú thích hoặc khẩu hiệu, linh vật thương hiệu, một cái nhìn khác biệt và cảm nhận về sản phẩm, trang web hay bao bì, thiết kế cửa hàng, thiết kế sản phẩm, cung cấp dịch vụ và tương tự. Khi mỗi yếu tố trong số này được đồng bộ hoàn hảo, bạn sẽ có được một cá tính đặc biệt giúp cho thương hiệu ngay lập được tức nhận ra và luôn được định danh qua các năm.
Hãy lấy Virgin làm ví dụ. Là một thương hiệu, cá tính của Virgin là vui vẻ, hài hước, trẻ trung và tươi sáng. Tất cả mọi thứ về thương hiệu – từ quảng cáo đến trang web, nhân viên, cửa hàng và các điểm tiếp xúc bán lẻ như Virgin Lounges đến các pha PR lạ lùng nguy hiểm mà người sáng lập Richard Branson thường xuyên tạo ra – đều có gen Virgin được đưa vào một cách phù hợp.
2. Chất lượng cao đã là quá khứ: Sự hài lòng của khách hàng tạo ra thương hiệu tốt. Thương hiệu tốt cung cấp chất lượng tốt. Đó là định luật. Điều thực sự ra thương hiệu tốt là khi bạn đi thêm một bước nữa và “thu phục” khách hàng với những thứ mà họ không bao giờ mong đợi. Đây không phải là việc ngăn chặn khiếu nại của khách hàng, mà là tạo ra những trải nghiệm tốt khiến cho khách hàng quay trở lại để biết thêm.
Hampton Inn là một trường hợp điển hình. Chuỗi khách sạn này nổi tiếng với việc bảo đảm sự hài lòng 100% chứ không chỉ là “trên quảng cáo”. Họ đi trên con đường của mình để xứng đáng với điều đó. Một khách hàng kể rằng khi wifi trong phòng không hoạt động 1 ngày trong suốt thời gian ông ở đó, ông đã báo với nhân viên khách sạn. Thậm chí không cần phải đòi hỏi, nhân viên đã nhanh chóng trừ đi tất cả các khoản phí cho toàn bộ thời gian lưu trú của khách hàng này, kết hợp với một lời xin lỗi chân thành.
Một khách hàng khác của Hampton Inn phàn nàn rằng phòng của ông hết nước nóng. Ông đã thông báo điều này cho nhân khách sạn và được hoàn trả lại các khoản phí trong thời gian lưu trú. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Ông đã sớm nhận được một email dài, thân thiện và mang tính cá nhân từ tổng giám đốc của khách sạn. Cô đưa ra sự hối tiếc sâu sắc về vụ việc, đồng cảm với hoàn cảnh của khách hàng, đọc và khen ngợi ông trên blog của mình. Cô đã tạo ra một khách hàng trung thành cho Hampton Inn.
3. Biết được cảm xúc của khách hàng: Một thương hiệu lớn sẽ biết được những gì đang diễn ra trong tâm trí của khách hàng. Hiểu biết thực sự về khách hàng là những gì giúp các sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà thậm chí không cần phải hỏi họ. Họ thu thập dữ liệu khách hàng theo thời gian thực, thêm vào các bài học này từ những thị trường mà họ đang hoạt động, kết hợp cả hai và tạo ra ma thuật tiếp thị! Các công cụ phân tích web như Google Analytics hay phân tích email từ các dịch vụ như GetResponse cho phép các thương hiệu có được những hiểu biết sẽ không bao giờ đến nếu chỉ đơn giản
McDonald đã làm rất tốt trong việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng thậm chí trước cả khi họ lên tiếng. Từ bánh mì kẹp McVeggie ở Ấn Độ đến bánh mì cuộn McArabia ở Ma-rốc, McDonald đã cung cấp các mặt hàng độc đáo trên thực đơn của mình cho phù hợp với khẩu vị của mỗi nơi trong số 119 quốc gia họ đang hoạt động.
Sự tuyệt vời thực sự không đến từ việc làm theo các mẫu công thức. Nó đến từ nền tảng giá trị vững chắc mà một thương hiệu được xây dựng trên đó, giá trị mà tạo thành một kết nối thực sự với khách hàng và giúp cho thương hiệu của bạn tồn tại trong tâm trí của họ cho thế hệ mai sau.
Theo kienthuckinhte.com
Bài viết thuộc chủ đề: bán hàng, bán hàng thành công, bán hàng trực tuyến, doanh số bán hàng, kỹ năng bán hàng