Kỹ năng bán hàng: Bí quyết thuyết phục khách hàng

1.Thu thập thông tin cơ bản về khách hàng: Bạn sẽ khó có thể tạo dựng được những cuộc hội thoại ý nghĩa với khách hàng nếu không nắm rõ nhiều thông tin về họ. Thật tuyệt vời nếu bạn chia sẻ được với các khách hàng các thông tin riêng tư thân cẩn. Bên cạnh đó, bạn cần ăn khớp rõ ràng với những gì mà CEO của công ty mong đợi ở bạn. Để được như vậy, vai trò của bạn sẽ như một nhà chiến lược và khích lệ trong hội thoại với khách hàng.

Vì vậy, trước buổi gặp gỡ, bạn nên thu thập thông tin về đối tác. Việc thu thập thông tin có thể qua tờ gấp, catalogue, gọi điện thoại, v…v.. để biết được họ là ai và họ muốn gì. Sau đó, bạn lập một danh mục những biện pháp, đề nghị để chứng minh sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng tốt cho đối tác.

Làm sao để thuyết phục khách hàng mua hàng?

2. Đặt mục tiêu có tình khả thi: Bạn cần đưa ra những mục tiêu cụ thể của từng bước đàm phán, làm sao để đối tác tiến dần đến quyết định mua hàng hoặc dịch vụ của bạn. Ví dụ đối với dịch vụ tư vấn thì mục tiêu đầu tiên là hẹn được gặp để trình bày đề xuất thực hiện dịch vụ của bạn. Nếu là máy móc, trang thiết bị thì mục tiêu là cơ hội được trình diễn, giới thiệu những tính năng, lợi ích của sản phẩm.

3. Chuẩn bị tốt những tài liệu cần thiết: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu giới thiệu về công ty và sản phẩm của bạn như danh thiếp, tờ gấp, catalogue, đề xuất thực hiện, báo giá… và những công cụ thuyết trình trước đám đông như máy tính, đèn chiếu…

Kiểm tra kỹ lưỡng những tài liệu này trước khi giới thiệu với khách hàng. Ví dụ như nó đã được viết tốt chưa, màu sắc, cách thức trình bày có ấn tượng, dễ hiểu và mang tính chuyên nghiệp không? Nên nhớ sau cuộc gặp gỡ, chúng sẽ được khách hàng dùng để phân tích, so sánh với các đối thủ cạnh tranh của bạn.

4. Tập dượt cách trình bày: Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu bạn chưa thể trình bày những tài liệu này trước đông người một cách suôn sẻ. Do đó, bạn hãy cố gắng tập dượt nhiều lần cho đến khi thành thục cả về tư thế, giọng nói, sử dụng các tài liệu thuyết minh và các thiết bị hỗ trợ. Bạn nên tập trước với một vài đồng nghiệp để họ góp ý, thậm chí đưa ra những câu hỏi chất vấn có thể xảy ra trong thực tế. Hơn tất cả, bạn cần làm chủ cuộc trò chuyện, ra được những quyết định thích hợp nhất và đảm bảo rằng các khách hàng luôn cảm thấy thích thú với những thông tin, kết luận của bạn.

5. Có sự khơi màn hợp lý: Hãy xây dựng những cuộc hội thoại giới thiệu đầy ý nghĩa với khách hàng như một bước đi đầu tên trong chuỗi các hành động bán hàng theo một cách thứ logic và có trọng điểm. Mỗi sự trao đổi nên có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng. Và bạn cần hiểu rõ mục tiêu của từng cuộc nói chuyện với khách hàng cùng những hành động thích hợp sau đó.

Bằng việc xây dựng một con đường đi đúng hướng, trên cương vị nhân viên bán hàng, bạn đang đảm bảo rằng các chương trình và chiến lược tiếp thị kinh doanh của công ty luôn thích hợp nhất với phương pháp bán hàng.

Có thể thấy, một nhân viên bán hàng giỏi là một nhân viên luôn biết cách xây dựng được những cuộc hội thảo đầy ý nghĩa và có mục tiêu với các khách hàng. Nhưng đề thực sự thành công, bạn cần phải quan tâm thấu đáo tới tất cả các nhu cầu của công ty cũng như của khách hàng, làm sao để hai nhu cầu này hài hoà với nhau.

6. Xây dựng mối thiện cảm qua cách quan sát tinh tế: Hình dung bạn đang ở trong văn phòng của khách hàng. Bạn thấy cây vợt tennis dựng cạnh bàn làm việc, một bức tranh về phố cổ Hà nội treo trên tường. Với những quan sát như vậy, bạn đã có hai cơ hội để xây dựng mối thiện cảm một cách rất tự nhiên với đối tác. Bạn hãy khéo léo nói chuyện – những xúc cảm của bạn khi đi dọc những phố cổ Hà Nội, một vài cảm nhận hứng thú về tennis. Những câu chuyện này sẽ phá vỡ sự lạnh lùng, tạo ra mối quan hệ thân thiện dựa trên sự hiểu biết và tin cậy.

Thêm nữa, bạn cần quan sát kỹ lưỡng và cảm nhận tinh tế những cử chỉ và hành động của đối tác khi đàm phán để có những phản ứng thích hợp.

7. Đặt những câu hỏi và lắng nghe: Bạn cần cân nhắc khi đưa ra câu hỏi. Đừng bao giờ hỏi những câu như: “Anh có phải là người ra quyết định cuối cùng về vấn đề này không?” Các câu hỏi cần tinh tế và có ý nghĩa. Bạn cần chú ý lắng nghe và ghi chép cẩn thận các câu trả lời. Nên nhớ, lắng nghe là cách đối thoại tốt nhất.

Kỹ thuật bán hàng có thể rất phức tạp. Tất cả chúng ta phải biết cách tạo dựng ấn tượng thông qua lời ăn tiếng nói của mình. Và để xây dựng một cuộc nói chuyện thụ vị với khách hàng, trước tiên bạn phải xác định rõ những gì tương thích nhất.

Sẽ rất quan trọng với việc nắm vững các quy tắc diễn thuyết cơ bản. Hãy đảm bảo câu văn ngắn gọn và các kỹ thuật khích lệ hợp lý, chẳng hạn như nghệ thuật lặp lại âm đầu và luyến âm để xây dựng ý nghĩa lời nói. Tránh những thuật ngữ, câu nói hay các viết tắt dài dòng mà các khách hàng cần hỏi thêm để có thể hiểu rõ.

8. Đưa ra những dẫn chứng tình huống: Bạn hãy sử dụng các ví dụ minh hoạ. Hội thoại với khách hàng là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy và bộc lộ những dữ liệu nghiên cứu về các câu truyện kinh doanh thành công của công ty bạn theo cách thức mang tính cá nhân nhiều hơn. Thậm chí nếu bạn không thể sử dụng các tên công ty riêng biệt, bạn hãy trích dẫn các tình huống nơi mà công ty bạn có thể minh hoạ nên một bức tranh thành công nhất.

Bạn nên chuẩn bị từ 10 đến 12, những dẫn chứng tình huống để định vị sản phẩm, dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Lưu ý tránh việc chỉ trích, chê bai trực tiếp đối thủ của mình. Thay vào đó, đưa ra bình luận, nhận xét của khách hàng về những lợi ích và sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn.

9. Đưa ra những giải pháp hiệu quả: Nhiều công ty đã xây dựng và truyền tải các thông điệp ở mức độ công ty, bao gồm những phát kiến ngôn từ đơn nhất hay những từ viết tắt có liên quan.

Thật đáng tiếc, điều này có thể khiến các nhân viên bán hàng dành những quãng thời gian quý báu của họ vào việc nỗ lực xác định và giải thích bản thân nội dung thông điệp mà không diễn tả được giá trị kinh doanh tới các khách hàng.

Thay vào đó, bạn cần phải kể một câu chuyện khai phá các thách thức kinh doanh và phương pháp của công ty bạn để giải quyết những vấn đề đó. Khi nó bắt đầu trở nên thích hợp trong cuộc thảo luận, bạn sẽ phác họa nó trong các cụm từ viết tắt và kết nối nó giữa những bức tranh và các giải pháp. Tiếp theo, hãy biểu lộ rằng: “Tại công ty XYZ, chúng tôi gọi đó là….”.

Bạn cần nhớ rằng các khách hàng muốn biết rõ bạn giải quyết các khúc mắc như thế nào, còn chỉ các nhà phân tích mới mong biết bạn gọi nó là gì. Nhiệm vụ của bạn là phải làm cho khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng như những gì bạn đã cam kết. Kết thúc cuộc giao dịch, bạn nên tóm tắt lại những yêu cầu và giải pháp thực hiện, sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của đối tác để làm vững chắc thêm quyết định của họ.

Kỹ năng mềm: Nên và không nên nói điều gì khi thuyết phục khách hàng mua hàng?

Một người bán hàng chuyên nghiệp sẽ biết được khách hàng muốn biết thông tin gì về sản phẩm/dịch vụ mà mình đang bán. Tuy nhiên, một sai lầm mà nhiều nhân viên bán hàng thường mắc phải khi tiếp thị là nói quá nhiều về chức năng sản phẩm/dịch vụ mà không đề cập tới lợi ích mà khách hàng có được khi mua sản phẩm của bạn. Nếu bạn sử dụng ngôn ngữ mà khách hàng có thể cảm nhận được để trình bày về sản phẩm của mình thì bạn có thể sẽ bán hàng đươc năng suất cao hơn.

1.Hiểu được sự khác biệt giữa lợi ích và đặc trưng của sản phẩm mà bạn đang bán: Đặc trưng là điểm mà một sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang bán có hoặc làm được. Lợi ích là những điều mà sản phẩm hoặc dịch vụ ấy mang lại có ý nghĩa tới người tiêu dùng. Khi tiếp thị sản phẩm tới khách hàng, bạn nên chú ý vào những điều mà khách hàng muốn từ một sản phẩm hoặc nhu cầu khách hàng cần đó là gì, đừng để khách hàng tự cố gắng suy ra từ lợi ích đó.  Ví dụ, bạn đang giới thiệu một chiếc xe ô tô tới khách hàng:

Bạn nên nói: “ Chiếc xe này bảo vệ gia đình của anh/chị”

Không nên: “Chiếc xe có thiết kế mui xe an toàn”.

2. Sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ nhưng biết kiểm soát:Khách hàng sẽ ghi nhớ những lợi ích từ sản phẩm lâu hơn và dễ dàng hơn nếu như nó được thể hiện một cách đơn giản và dễ hiểu. Bạn nên sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ, nhận mạnh vào lợi ích của sản phẩm và đặc biệt là có thể gợi lên cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình.

Nên: “ Lỡ như có gặp tai nạn xảy ra, thì anh/chị sẽ được bảo vệ an toàn bởi thiết kê mui xe này”

Không nên: “Chiếc mui xe này cung cấp sự an toàn nếu như có tai nạn”.

3. Tránh sử dụng những biệt ngữ (từ ngữ khó hiểu): Khi bán hàng, bạn đừng nên sử dụng những lời chào mời rập khuôn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng áp dụng. Hãy sáng tạo cho mình một lời chào riêng biệt, tạo sự thân thiện với khách hàng ngay từ đầu. Thêm nữa, bạn nên sử dụng những từ ngữ dễ hiểu và gần gũi với khách hàng khi tiếp thị sản phẩm, tránh dùng những từ ngữ chuyên môn và khó hiểu, bởi không phải khách hàng nào cũng am hiểu về những từ ngữ chuyên ngành, khoa học về sản phẩm mà bạn đang bán.

Nên: “ Anh/chị có thể kết nối hầy hết ở khắp mọi nơi”

Không nên: “ Sự vận hàng mạnh mẽ của 80210 protocol”.

4. Cố gắng truyền đạt những lợi ích của sản phẩm đến khách hàng một cách ngắn gọn:Hầu hết mọi người chỉ có thể giữ được 2-3 ý nghĩ trong đầu tại cũng một thời điểm trong trí nhớ của họ. Một sản phẩm chắc chắn sẽ có rất nhiều lợi ích khác nhau, tuy nhiên bạn chỉ nên truyền đạt những lợi ích chính của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn bởi một danh sách thật dài những lợi ích sẽ khiến họ cảm thấy bối rối.

Nên: “Hai điều quan trọng nhất mà anh/chị nên lưu ý là:…”

Không nên: “ Sau đây là top 10 lợi ích của việc sử dụng sản phẩm của chúng tôi…”

5. Trình bày những lợi ích của sản phẩm một cách cụ thể: Khách hàng sẽ không chú ý tới những lợi ích mang tính trừu tượng hoặc sử dụng những tính từ, trạng từ gây khó hiểu. Đối với những lợi ích mang tới cho khách hàng, bạn nên nói một cách rõ ràng, cụ thể để khách hàng tiếp nhận ngay và nhớ lâu hơn.

Nên: “ Chúng tôi giảm chi phí tồn kho xuống gần khoảng 25%”

Không nên: “ Chúng tôi có thể giúp cắt giảm triệt để chi phí hàng tồn kho của anh/chị”.

6. Nhấn mạnh những điều đặc biệt của công ty bạn: Những lợi ích mang đặc điểm chung chung đến sản phẩm của bạn có thể thuyết phục khách hàng mua hàng… nhưng điều đó chưa đủ. Hãy tận dụng những lợi ích thật sự khác biệt của công ty bạn để khách hàng có thể nhận thấy được bạn khác gì so với những thương hiệu khác.

Nên: “ Khách hàng của chúng tôi nói rằng trung bình 30% việc giảm chi phí, thì gấp khoảng 2 lần trung bình của ngành công nghiệp’”

Không nên: “ Phần mềm của chúng tôi giúp công ty anh/chị sản xuất hiệu quả hơn”.


Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng, nghệ thuật thuyết phục khách hàng, bán hàng hiệu quả, bán hàng chuyên nghiệp, nhân viên bán hàng, khách hàng tiềm năng.