Tiếng Anh phiên dịch hiện đang là một chuyên ngành rất ‘hot’, thu hút nhân lực lớn tại Việt Nam. Vậy có bí quyết nào khi theo học chuyên ngành này không?
Song song với mức thu nhập ‘khủng’ từ ngành nghề này thì bạn sẽ phải đối diện với nhiều áp lực cũng như thắc mắc khó giải đáp. Cùng khám phá một số bí quyết để ‘sống sót’ và phát triển thật tốt trong ngành nghề thú vị này nhé!
1. Kiến thức nền thật vững
Lẽ dĩ nhiên, bạn không thể dịch được tiếng nước ngoài khi chẳng có kiến thức về ngôn ngữ đó. Bước khởi đầu quan trọng cho công cuộc trở thành phiên dịch viên tiếng Anh là có kiến thức tốt về ngôn ngữ, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Thật kì cục khi trong một case dịch mà bạn nghe hiểu tiếng Anh nhưng chẳng thể suy nghĩ kịp được câu chữ tiếng Việt phù hợp để diễn đạt lại. Hãy luôn nắm vững kiến thức về ngữ pháp, từ vựng cũng như kiến thức chuyên biệt của chủ đề để làm chủ được tình hình.
Hãy tìm từ những nguồn dễ tiếp cận như internet, sách báo, hoặc các anh chị, những người đi trước mình trong ngành. Hỏi xem rằng lĩnh vực đó, chủ đề đó sẽ cần biết những kiến thức nào, có lưu ý gì khi dịch thuật nội dung nào không,....? Cơ hội để học hỏi luôn rộng mở xung quanh, cái quan trọng là bạn có tận dụng được chúng hay không mà thôi.
Cơ hội để học hỏi luôn rộng mở xung quanh, cái quan trọng là bạn có tận dụng được chúng hay không mà thôi
2. Luyện tập hằng ngày
Có một câu nói mà vị tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương - giảng viên Học viện Chính trị khu vực II rất tâm đắc và hay sử dụng để giảng dạy cho sinh viên của mình: “Thất bại trong việc chuẩn bị là chuẩn bị cho việc thất bại”. Thật vậy, bạn có kiến thức tốt nhưng thiếu luyện tập sẽ khiến cho tình huống dịch thuật khi thực sự diễn ra lúng túng, hoàn toàn có thể biết case dịch trở nên thất bại toàn tập.
Hãy bắt đầu với việc tự luyện tập tại nhà. Mở một video không có sẵn subtitle và bắt đầu luyện tập, tăng dần tốc độ dịch cũng như độ khó nội dung.
3. Có sự cọ xát thực tế
Có kiến thức và thường xuyên luyện tập, thì bây giờ chính là lúc để bạn cọ xát với thực tế. Đừng đóng khung mình với bất kỳ lĩnh vực hay chủ đề nào, mạnh dạn đi theo những đàn anh đàn chị trong chuyên ngành phiên dịch, lắng nghe và học hỏi từ tình hình thực tế từ những người đi trước. Nếu có thể, hãy can đảm tìm kiếm các cơ hội việc làm về dịch thuật cho mình, từ những case “nho nhỏ” đến những case “lớn lớn”. Cái quan trọng là sau mỗi lần tham gia vào một dự án, bạn sẽ tích lũy và nâng cấp thêm được cho mình những kinh nghiệm thế nào.
4. Bổ sung các kỹ năng kèm theo
Có thể nói, nghề phiên dịch viên cũng là một ngành nghề “làm dâu trăm họ”. Bạn buộc phải dịch cho “chuẩn ý” của bên nước ngoài và biểu đạt sao cho khéo léo được ý của nước mình. Ngoài ra, đây không là ngành nghề dành cho sự “cứng ngắc”, “đóng khung”. Bạn cần kết hợp khéo léo giữa kiến thức mình sẵn có cùng một số những kỹ năng quan trọng như quản lý thời gian, giao tiếp ứng xử, phân tích và xử lý vấn đề nhanh nhạy,.... Bạn sẽ cần học rất nhiều, và song song với kiến thức thì đừng quên các kỹ năng cứng - mềm kèm theo để phục vụ cho công việc đạt hiệu quả tối đa.
Bạn sẽ cần học rất nhiều, và song song với kiến thức thì đừng quên các kỹ năng cứng - mềm kèm theo để phục vụ cho công việc đạt hiệu quả tối đa
5. Tự tin
Vì tính chất “nhạy cảm” của ngành nghề phiên dịch nên nhiều người đã lựa chọn từ bỏ ngay khi mới bắt đầu. Thế nhưng không có nghĩa là bạn không thể bắt đầu trên con đường này. Điều cần thiết ở đây là một chút sự tự tin và vững vàng. Chỉ cần bạn cố gắng và có sự chuẩn bị tốt, ngành nghề này sẽ là bầu trời rộng lớn chắp cánh cho bạn bay cao. Hơn nữa, thần thái tự tin cũng sẽ giúp bạn tăng thêm độ thiện cảm với khách hàng của mình. Đừng quá áp lực hay sợ hãy, thậm chí bạn có thể sai, nhưng mỗi sai lầm sẽ là bài học cho bạn.
> Phương pháp học phiên dịch hiệu quả và những lợi ích của ngành phiên dịch viên
> 5 cách nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh mà bạn không thể bỏ lỡ
Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh