Có nên học Ngành phiên dịch? Ngành phiên dịch là một ngành tiềm năng trong tương lai. Cùng điểm qua lợi ích ngành phiên dịch và phương pháp học phiên dịch hiệu quả.

Phương pháp học phiên dịch hiệu quả và những lợi ích của ngành phiên dịch viên - Ảnh 1

Liệu ngành phiên dịch có mở rộng cơ hội tương lai cho sinh viên Việt Nam?

1. Lợi ích ngành phiên dịch viên

1.1. Thu nhập cao và ổn định

Tính đến ngày 7 tháng 2 năm 2022, mức lương trung bình hàng năm cho một phiên dịch viên quốc tế tại Hoa Kỳ là 60.341 đô la một năm.

Mức lương phiên dịch tiếng Anh tại Việt Nam từ 200-400 USD/ ngày. Tiếng Anh hiện là một ngôn ngữ vô cùng phổ biến, tuy nhiên Việt Nam hiện đang nằm trong top các quốc gia có tỉ lệ thông thạo tiếng Anh thấp và xếp thứ 66/112 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này chứng minh rằng, trong tương lai, ngành phiên dịch vẫn sẽ là một ngành nghề tiềm năng.

Bên cạnh phiên dịch tiếng Anh, chúng ta không thể kể đến phiên dịch tiếng Trung – ngôn ngữ phổ biến thứ hai trên thế giới. Những năm gần đây, doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu tìm kiếm phiên dịch viên thành thạo tiếng Trung càng cao. Lương của phiên dịch viên sẽ được trả theo giờ, buổi làm việc và dựa hoàn toàn vào cấp độ của ứng viên. Cụ thể:

  • Với mức cơ bản: 40 USD/giờ; 60 – 70USD/ ngày
  • Với mức độ trung bình: 60 USD/ giờ; 80-100 USD/ ngày
  • Với mức độ cao: 100 USD/giờ hoặc 200 – 300 USD/ ngày

1.2. Nhu cầu ngày càng tăng

Khi thế giới đang ngày càng có nhiều công ty thực hiện các giao dịch hoặc liên kết với các công ty nước ngoài khác để mở rộng thị trường sản phẩm của họ. Phiên dịch viên giữ vai trò  rất quan trọng đối với các công ty để thuyết phục các công ty nước ngoài đầu tư nguồn lực của họ. Đây là lý do tại sao các công ty đang thuê ngày càng nhiều phiên dịch viên để mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Dịch giả thành thạo nhiều hơn 2 ngôn ngữ sẽ mở cửa cho vô vàn những cơ hội nghề nghiệp trong tương lại với mức lương rất cao. Bởi vì nhu cầu cao, mà không có bất kỳ rắc rối những người tài năng nhận được công việc ngay lập tức.

1.3. Học được nhiều điều mới

Những buổi hội thảo với những chủ đề khác nhau đòi hỏi bản thân phải tìm hiểu thật kỹ từ trước. Bên cạnh đó, khi trở thành phiên dịch viên quốc tế, bạn cần chuẩn bị và tìm hiểu về nền văn hóa, cũng như cách dùng từ, điều này sẽ giúp giảm rủi ro trong quá trình bạn phiên dịch bởi nguồn gốc của mỗi ngôn ngữ và văn hóa là rất khác nhau. Hàng ngàn nền văn hóa và ngôn ngữ này tồn tại ngày nay. Những thách thức mà các dịch giả phải đối mặt là vô tận. Chính công việc phiên dịch sẽ giúp bạn mở rộng kiến thức hơn rất nhiều so với bạn nghĩ

1.4. Tuổi nghề cao

Phiên dịch là một trong những nghề được đánh giá là có tuổi nghề cao. Hiện chưa có một quy định về giới hạn độ tuổi hành nghề phiên dịch. Tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng đáp ứng công việc của phiên dịch viên sẽ quyết định tuổi nghề của chính bạn. Do đó, phiên dịch viên có thể gắn bó lâu dài với nghề bằng nhiều cách. Đặc biệt, khi đến một độ tuổi nhất định và bạn không thể đi nhiều hay thực sự nhạy bén với nghề dịch cabin trong những hội nghị lớn, bạn có thể chuyển vào các công việc gần giống với biên dịch hơn như dịch phim/ thuyết minh phim.

2. Những phương pháp học phiên dịch hiệu quả

2.1. Nỗ lực học tiếng Anh

Dù là học bất kỳ ngành nghề nào, bạn muốn thành công thì trước tiên bạn cần nỗ lực hết mình qua từng ngày. Chưa kể đến phiên dịch tiếng Anh, học tiếng Anh cũng là điều khó khăn rất nhiều nếu bạn không có ý niệm “thường xuyên”.

Điều này rất đơn giản, tất cả những gì bạn cần làm là thực hiện đều đặn nhiệm vụ mà mình đã đặt ra, chúng có thể là 30 phút với:

  • Thư giãn, luyện nghe với podcast.
  • Chọn đọc một vài chương trong cuốn sách tiếng Anh.
  • Dành thời gian cho những người có tầm ảnh hưởng tích cực đến bạn.
  • Lên kế hoạch cho thời gian sắp tới và check list cụ thể từng việc.
  • Chơi với trẻ em, dạy chúng học tiếng Anh nếu bạn đã vững kiến thức, đặc biệt là phát âm.

2.2. Kết hợp nhiều phương pháp và hình thức học khác nhau

Đừng cố gắng đọc rồi dịch thật nhiều.

Bạn có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau cho mục tiêu này. Đơn giản nhất vừa giúp bạn không bị nhàm chán khi học và luyện tập đó là thay đổi nhiều hình thức học.

Bạn hoàn toàn có thể đứng dậy, tham gia một câu lạc bộ hoặc làm quen với vài người bạn nước ngoài. Họ sẽ giúp ích rất nhiều cho kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình.

Bạn chỉ khá lên và có khả năng phiên dịch tốt nếu bạn nghe được những gì người bản ngữ nói và dịch sang một cách lưu loát nhất.

2.3. Cố gắng dịch thầm những thứ bạn nhìn thấy

Khi gặp một vài dòng chữ ngẫu nhiên, bạn có suy nghĩ về chúng.

Hãy luôn dịch bật kỳ thứ gì bạn nhìn thấy, gặp phải nó trên đường đi làm, trong quán ăn, quán cafe… Việc dịch thầm này là cách để bạn nâng cao khả năng ghi nhớ, khả năng phản xạ nhanh và tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh.

2.4. Không chỉ là tiếng Anh, bạn phải chuẩn tiếng Việt ngay từ đầu

Tiếng Anh là một loại ngôn ngữ khá phong phú, nhưng chưa thấm vào đâu so với tiếng Việt. Vì vậy việc luyện học tiếng Anh hàng ngày cũng cần song song bồi dưỡng thêm tiếng mẹ đẻ để bài dịch được mượt mà, suôn sẻ hơn.

Một lỗi cơ bản mà nhiều người Việt mắc phải là giọng địa phương. Nếu bạn còn giọng điệu này thì không nên sử dụng nó trong những cuộc họp lớn, chúng gây mất thiện cảm cho người nghe rất nhiều.

3. Yếu tố cần có khi phiên dịch tiếng Anh

3.1. Vốn ngoại ngữ:

Không đơn giản là giao tiếp, những điều bạn cần làm để có thể phiên dịch tiếng Anh tốt nhất là khả năng tìm hiểu sâu vấn đề. Bạn đang làm trong lĩnh vực gì, cần tìm hiểu kiến thức tiếng Anh của vấn đề đó để truyền tải tốt nhất nội dung mà mình sẽ phiên dịch.

3.2. Khả năng giao tiếp:

Khác hoàn toàn những công việc khác, phiên dịch tiếng Anh đòi hỏi khả năng giao tiếp rất cao. Luyện làm thế nào để có cách nói chuyện chỉn chu, không gây hiểu lầm trong giao tiếp giữa 2 bên là những gì một phiên dịch viên cần làm.

3.3. Tự tin giao tiếp 

Tự tin giao tiếp cũng là một cách làm cuộc giao tiếp giữa 2 bên thoải mái hơn.

3.4. Kiến thức tổng quát: 

Để có thể dễ dàng xoay sở trong mọi tình huống bạn luôn cần chuẩn bị kiến thức tổng hợp cho chính bản thân mình. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu được sâu sắc loại ngôn ngữ đặc biệt này mà còn giúp bạn truyền đạt những gì người nói cần thể hiện.

3.5. Kiên trì và chăm chỉ:

Học tiếng Anh là học thêm rất nhiều điều mới mỗi ngày, từ kiến thức từ vựng đến cấu trúc ngữ pháp và không ngừng cập nhật kiến thức chuyên ngành. Bạn không chăm chỉ sẽ là một thiệt thòi lớn và ảnh hưởng đến chất lượng công việc rất nhiều.

3.6. Nhanh nhẹn và tự tin:

Điểm cộng tuyệt vời nếu bạn muốn trở thành một phiên dịch viên xuất sắc. Hãy luyện tập nhiều và tham gia nhiều hoạt động xã hội hơn nếu bạn muốn phát triển kỹ năng này.

4. Có những phương pháp phiên dịch nào?

4.1. Phương pháp dịch vay mượn

Vay mượn là một kỹ thuật dịch thuật liên quan đến việc sử dụng cùng một từ hoặc trạng thái biểu cảm trong văn bản gốc và văn bản đích. Trong trường hợp để lấp một khoảng trống về ngữ nghĩa (ví dụ, một kĩ thuật mới, một khái niệm chưa được biết đến) thì phương thức dịch vay mượn là phương thức đơn giản trong tất cả.

4.2. Phương pháp dịch sao phỏng

Sao phỏng là một loại dịch vay mượn đặt biệt, toàn bộ đơn vị cú pháp được vay mượn thế rồi các thành phần riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa.

Khi sử dụng phương pháp dịch sao phỏng, dịch giả có xu hướng tạo ra một từ mới trong ngôn ngữ đích nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc của ngôn ngữ nguồn

4.3. Phương pháp dịch nguyên văn

Dịch nguyên văn là phương thức dịch từ đối từ (word for word translation), là sự thay thế cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ gốc thường là câu hoặc mệnh đề bằng cú pháp đồng dạng hoặc gần như đồng dạng. Người dịch không cần phải tạo ra các thay đổi trừ các thay đổi mà chính ngữ pháp của ngôn ngữ dịch đòi hỏi. Phương thức này được Vinay và Darbelnet mô tả là phổ biến nhất giữa các ngôn ngữ có cùng hệ phả và văn hóa.

4.4. Phương pháp dịch chuyển đổi từ loại

Chuyển đổi từ loại có nghĩa là thay thế một từ loại này bằng một từ loại khác mà không thay đổi nghĩa của thông điệp. Phương thức chuyển đổi từ loại không chỉ xảy ra giữa hai từ loại động từ và danh từ mà còn giữa các từ loại khác.

4.5. Phương pháp dịch biến điệu

Phương pháp biến điệu có nghĩa là sự thay đổi trong thông điệp do có một sự thay đổi về quan điểm, tức là hiểu một điều gì đó theo một cách nhìn khác. Phương pháp này thích hợp khi dịch nguyên văn hoặc chuyển vị có được một câu dịch đúng ngữ pháp nhưng lại không tự nhiên trong ngôn ngữ dịch. Trong phương pháp biến điệu, ta có thể phân biệt biến điệu tự do / không bắt buộc với biến điệu cố định / bắt buộc.

4.6. Phương pháp dịch tương đương

Phương pháp này dùng để chỉ những trường hợp khi hai ngôn ngữ cùng mô tả một tình huống nhưng với các phương tiện cấu trúc hoặc phong cách khác nhau

4.7. Phương pháp dịch thoát ý

Đây là phương pháp cuối cùng được dùng khi một tình huống trong văn hóa gốc không tồn tại trong văn hóa dịch vì vậy phải có một sở chỉ tương đương với văn hóa gốc trong văn hóa dịch. Phương pháp dịch thoát ý có thể được mô tả là một loại tương đương đặc biệt, tương đương tình huống. Đây là hình thức viết lại bản gốc ở ngôn ngữ dịch, chủ yếu được dùng cho việc dịch thơ, bài hát và kịch.

Chứng chỉ TESOL là gì? Có thể học và thi chứng chỉ TESOL tại đâu?

Cách hỏi và trả lời bằng tiếng Anh chủ đề nghề nghiệp

Khánh Như - Kênh Tuyển Sinh