Phương Linh là cựu học sinh của Trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội). Sau 1 tháng ôn luyện, Vũ Phương Linh (SN 2003) đã đạt 8.5 trong lần thi IELTS đầu tiên. 

Tân sinh viên Học viên Ngoại giao 18 tuổi đạt 8.5 IELTS và TOPIK 6

Tân sinh viên Học viên Ngoại giao 18 tuổi đạt 8.5 IELTS và TOPIK 6

Hiểu được tầm quan trọng và cơ hội mà ngoại ngữ mang lại, nữ sinh 18 tuổi kiên trì học ngoại ngữ và đạt 8.5 IELTS, cùng TOPIK 6. Cùng đến với chia sẻ từ...

Hiện tại, Phương Linh đã được tuyển thẳng và trở thành tân sinh viên ngành Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao.

Được bố mẹ tạo điều kiện tiếp xúc tiếng Anh khá sớm, Phương Linh chia sẻ: “Em học tiếng Anh xuyên suốt một quá trình dài nên ‘ngấm’ một cách rất tự nhiên. Từ bé để tạo môi trường học em phủ sóng tất cả những hoạt động yêu thích bằng tiếng Anh”.

Tân sinh viên Học viện Ngoại giao và chiến thuật để đạt IELTS 8.5 - Ảnh 1

Cô gái đạt 8.5 IELTS Overall trong lần thi đầu tiên

1. Bí quyết đạt 9.0 Reading

Nữ sinh có niềm đam mê đọc các tác phẩm văn học, tìm hiểu lịch sử phương Tây. Ban đầu, em luyện tập đọc hiểu những mẩu truyện ngắn, truyện cổ tích đơn giản để nhớ cấu trúc và văn phong diễn đạt. Sau đó, Linh tăng dần tốc độ đọc bằng những tác phẩm dài với chủ đề đa dạng hơn. Nhờ vậy, Linh học được kỹ năng tóm lược, đâu là ý chính, đâu là luận điểm, luận cứ giải thích cho ý chính.

Trong thời gian ôn IELTS, Linh làm rất nhiều đề, luyện cách đọc nhanh, đọc lướt và tìm từ khoá. Theo Linh, phần Reading là kỹ năng dễ nâng điểm số nhất nếu nắm được các dạng và cách làm bài. Những bài đọc thường rất dài, chia thành nhiều dạng khác nhau nên cần có chiến thuật làm hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

Ví dụ đối với bài nối tiêu đề, điền từ vào phần tóm tắt, Linh thường sử dụng kỹ thuật Skimming (đọc lướt) nhanh chóng tìm nội dung chính. Có thể đọc tiêu đề chính, tiêu đề phụ, đọc đoạn mở đầu để lọc thông tin. Còn đối với dạng bài như điền từ, True/False, nối thông tin, Linh lại áp dụng kỹ thuật Scanning (đọc quét) nhanh chóng tìm chi tiết. Gạch chân từ khoá, tìm những từ đồng nghĩa trong câu hỏi và đoạn văn để tìm đáp án.

Tuy nhiên, có những dạng bài phải sử dụng kết hợp cả hai kỹ thuật nhưng để ý luyện tập nhiều sẽ giúp nhanh chóng khoanh vùng, không bị đáp án đánh lừa. Bên cạnh đó, phần Reading có lượng từ vựng tương đối lớn cần thu nạp nên mỗi khi gặp một từ mới, Linh thường ghi ra sổ sau đó học cách sử dụng như thế nào.

“Ngoài ghi ra vở và cố “nhét” từ mới vào câu từ hay đoạn văn nào đó nói đi nói lại. Việc sử dụng nhiều lần hình thành cho em khả năng dùng từ linh hoạt ngữ cảnh, nhớ lâu. Em nghĩ học ít mà sử dụng được tốt hơn là học nhiều, không dùng tới lại quên”, Linh chia sẻ.

2. Nỗ lực thay đổi từ ngại nói đến 8.5 Speaking – Listening

Từ một cô bé lớp 6 ngại nói, Linh bắt đầu tham gia các cuộc thi quốc tế, hùng biện bằng tiếng Anh và đạt 8.5 cả 2 kỹ năng Speaking - Listening. Để tạo môi trường giao tiếp thường xuyên, nâng cao trình độ nói tiếng Anh, Linh còn đứng ra thành lập CLB tranh biện ở lớp, cùng các bạn thường nói chuyện giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh.

Linh cho rằng phải đẩy tình thế bắt buộc nói, giao tiếp với người nước ngoài hay bạn bè bằng tiếng Anh mới nhanh chóng tăng cường phản xạ. Qua mỗi cuộc trò chuyện, cô gái học cách mọi người sử dụng từ ngữ như thế nào, phát âm ra sao và phát triển khả năng nghe nói.

Thay vì rụt rè, sợ phát âm sai Linh học cách cởi mở, chủ động giao tiếp cùng các bạn nước ngoài bằng cách tham gia cuộc thi hay nói chuyện với bạn bè trên mạng xã hội. Nữ sinh cho rằng mỗi người bạn sẽ có một âm điệu, giọng nói khác nhau, qua đó sẽ giúp phân biệt được cách phát âm, hiểu nội dung được đề cập và phản hồi lại tự nhiên hơn.

Bên cạnh đó, Linh cũng tăng cường luyện nghe bằng cách thường xuyên nghe bài hát, xem video bằng tiếng Anh. Thời gian đầu nghe chưa hiểu, Linh nghe đi nghe lại và cố đoán xem ý nghĩa là gì. Đối với từ chưa nghe được, Linh sẽ bật phụ đề (sub) để ghi lại từ mới, cách phát âm. Ngoài ra, khi làm đề thi phần Listening, Linh thường gạch chân đoán các dạng từ cần điền trước, trong lúc nghe cố gắng bắt từ khoá.

Đối với kỹ năng Writing có phần khó nhằn hơn, Linh thường học theo dạng bài và sơ đồ tư duy. Sau khi học thêm lớp luyện Writing, Linh nhận ra cần phải nắm được các dạng bài khác nhau. Chẳng hạn trong Task 1 sẽ chia thành các dạng như miêu tả biểu đồ, miêu bảng, miêu tả sơ đồ,… Theo Linh, khi mới bắt đầu học Writing hãy học cách triển khai ý trong từng dạng đề, xây dựng “sườn bài” rồi mới lắp ghép thêm. Riêng bài luận thì cần đưa ra luận điểm, luận cứ rõ ràng để bổ sung chặt chẽ.

Trong một tháng ôn thi nước rút, Linh đặt mục tiêu mỗi ngày luyện tập 3 – 4 đề thi thử. Hai kỹ năng thế mạnh là Reading, Listening được Linh chú trọng luyện tập nhiều hơn.

Linh chia sẻ một số tài liệu quen thuộc em “cày” IELTS là bộ sách Cambridge IELTS từ 1 đến 15 và các chủ đề từ vựng, ngữ pháp trong quyển Cambridge Grammar for IELTS; Destination C1, C2. Cuối cùng, nữ sinh nhấn mạnh việc học ngoại ngữ hay ôn thi IELTS cần nỗ lực hết mình, kiên trì cải thiện từng ngày mới thu lại kết quả.

> Chiến thuật giành 9.0 IELTS ở 2 kĩ năng của nam sinh Huế 

> Nữ sinh 18 tuổi chia sẻ cách đạt 9.0 IELTS ở 2 kỹ năng 

Theo VietNamNet