Trong xu thế hội nhập và phát triển của xã hội, việc các trường ĐH được phép “rời bỏ” bộ chủ quản để tạo nên quyền tự chủ là cần thiết.
Xem thêm:
>>> Tâm lý "thi gì học nấy" - Hệ lụy của việc trắc nghiệm hóa kỳ thi
>>> Bất cập trong giáo dục và phương hướng thay đổi sắp tới của Bộ GD&ĐT
>>> Thông báo thu hồi đề án đổi mới thi tuyển 749 tỷ đồng của Bộ GD&ĐT
Các trường ĐH công lập vẫn bị quản lý
Theo Nghị quyết 77/NQ-CP mà chính phủ ban hành vào tháng 10/2014, Thủ tướng chính phủ đã cho phép 13 trường đại học sau đây thực hiện cơ chế tự chủ: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Hà Nội, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Ngoại thương, ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Điện lực, Học viện Nông nghiệp VN và Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông.
Gần đây, bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường sau đây: ĐH Kinh Tế TP.HCM, ĐH Kinh tế quốc dân và ĐH Bách Khoa Hà Nội xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản để Bộ báo cáo về Chính phủ phê duyệt.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường ĐH tự chủ được nhưng vẫn còn bị quản lí bởi cơ quản chủ quản nào đó.
Theo thống kê, năm 2006, Bộ GD&ĐT chủ quản 35 trường trong hơn 100 trường ĐH cả nước (chiếm 35%). Năm 2016, Bộ đã chủ quản 54/234 trường ĐH (chiếm 23%). Hiện tại, các trường ĐH công lập vẫn còn bị quản lí trực tiếp bởi 30 bộ, nganh và 6 tỉnh, thành.
Hội đồng trường toàn quyền quản lý
Để vai trò của Hội đồng trường được rõ nét, có thực quyền hơn, việc xóa bỏ cơ chế chủ quản và giao toàn quyền cho Hội đồng trường, đại diện của nhà nước trong trường ĐH công lập, là điều cần thiết. Bộ GD&ĐT chỉ nên giám sát, thanh tra và kiểm định chất lượng chứ không nên làm toàn bộ công tác quản lí trong các trường ĐH công.
Khi xóa bỏ cơ chế chủ quản ở các trường ĐH, Hội đồng của những trường này sẽ giống như Hội đồng quản trị của các trường ĐH ngoài công lập khác. Họ có quyền phân chia nhân sự, tài chính để đáp ứng theo tôn chỉ trường đề ra. Tuy nhiên, các trường này vẫn phải hoạt động theo Hiến pháp, luật Giáo dục ĐH và theo quy chế của bản thân ĐH đó. Nếu vi phạm, bất cứ cá nhân hay tập thể nào cũng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Nên có những chính sách cụ thể
Những chủ trương “xóa bỏ cơ chế chủ quản” cần được văn bản hóa một cách cụ thể. Việc xóa bỏ này sẽ giúp các trường ĐH được tự do trong quản lí, tự chủ tài chính và học thuật. Tuy nhiên việc thay đổi này cần có thời gian, có quy trình rõ ràng và thực hiện từng bước. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT cần mạnh dạn cởi bỏ vị trí chủ quản của Bộ trong 53 trường ĐH mà Bộ đang trực tiếp là cơ quan chủ quản để làm điển hình cho các cơ quan chủ quản ĐH khác.
Xem thêm:
>>> Buổi đàm thoại "Khát vọng tương lai" được tổ chức tại Trường Đại học Quốc gia TP.HCM
>>> Nội dung khởi nghiệp được yêu cầu đưa vào chương trình đào tạo tại các trường Đại học
>>> Lịch sử ra đời ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3
Theo Thanh Niên