Thời học sinh thích nhất là mùa hè, được nghỉ ngơi và làm những điều mình thích sau một năm học hành, thi cử căng thẳng. Tuy nhiên, nó không đúng với các bạn chuẩn bị tốt nghiệp THPT và bắt đầu phải lựa chọn ngành nghề.
Câu hỏi đặt ra lúc này là chọn học ngành nào cho tương lai?
Chọn cho mình một ngành đúng đam mê và sở trường để theo đuổi và đầu tư thời gian, tài chính cho 4 đến 5 năm đại học chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Bởi vì lúc mới học xong cấp 3, chúng ta chưa thực sự xác định rõ ràng mình thích gì và nó có phù hợp với mình sau này hay không. Mình cùng nhau điểm qua các sai lầm khi chọn ngành học để không bị mắc phải bạn nhé!
Lựa chọn ngành học luôn là một công việc đòi hỏi sự suy nghĩ và quyết tâm rất lớn, điều đó cũng tạo nên áp lực dẫn đến lựa chọn sai lầm
1. Chọn ngành theo nguyện vọng của cha mẹ
Chọn nghành học là cho bản thân mình chứ sao lại theo lời khuyên và ước mơ của cha mẹ nhỉ? Mới nghe qua có vẻ buồn cười, nhưng thực tế lại không ít trường hợp rơi vào tình huống trớ trêu như vậy. Cũng may thì điều này không phải là số đông.
Trong hơn 10 năm làm Nghề Nhân sự, mình đã từng gặp các trường hợp như thế. Mình còn nhớ đã từng phỏng vấn một bạn tốt nghiệp chuyên nghành sư phạm, nhưng sau khi tốt nghiệp lấy bằng rồi bạn ấy lại quyết định sẽ không đi dạy mà tìm một công việc trái nghành để làm.
Bạn chia sẻ là hồi trước học nghành này vì ba mẹ làm giáo viên, nên bắt buộc bạn phải học nó để ra trường la ba mẹ xin cho công việc dưới quê, công việc cũng ổn định. Nhưng lúc gần ra trường rồi bạn mới nhận ra là mình hoàn toàn không phù hợp và quyết định bắt đầu lại. Và sau đó, bạn ấy chấp nhận đi làm trái nghành để có chi phí trang trải cuộc sống, rồi đi học lại văn bằng 2, học thêm các khóa học online, khóa học offline bổ trợ kiến thức chuyên nghành nới mà bạn ấy chọn.
Qua câu chuyện trên, ta có thể thấy là các bạn bị rơi vào trường hợp này thường vì các lý do: Cha mẹ quá gia trưởng, bắt buộc con cái làm theo tất cả những gì họ nghĩ là đúng mà không cần lấy ý kiến hay thương lượng; Trường hợp thứ 2 là do bạn đó không có bất kỳ một chính kiến hay định hướng nào cho bản thân, nên kiểu sao cũng được, chỉ cần cha mẹ chu cấp đủ tiền cho ăn học là ok rồi, còn lại tính sau.
2. Chọn ngành vì nghĩ ra trường dễ xin việc
Cá nhân mình là nạn nhân của trường hợp này. Mình còn nhớ năm đó, mình đã chọn nghành Điện công nghiệp vì được đa số người thân tư vấn nên học nghành kỹ thuật, ra trường dễ xin việc làm, không bao giờ thất nghiệp. Với những bạn gia đình không có điều kiện về kinh tế, việc lo lắng khi chọn một nghành dễ xin việc làm khi ra trường là điều khá quan trọng.
Quay lại câu chuyện của mình, sau khi học rồi mình mới biết mình không phù hợp với các điểm mạnh cá nhân của mình. Thế là phải ráng hết 3 năm để lấy tấm bằng cao đẳng. Sau đó, mình đi làm rất nhiều công việc khác nhau và để dành tiền đi học lại tấm bằng tại chức và một số học chuyên môn khác cho đam mê mới của mình.
Cho nên, lưu ý đầu tiên khi bạn chọn nghành đó là phải đúng đam mê và sở trường của bạn, sau đó mới đến yếu tố dễ xin việc hay không. Có thể điều này nói thì dễ nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Nên mình chỉ muốn nhấn mạnh thứ tự ưu tiên khi chọn nghành học chứ không dám đưa ra lời khuyên chính xác cho trường hợp này.
Chọn ngành hot mà mình thấy quảng cáo, các bài báo mạng
Rất rất nhiều bạn gặp sai lầm khi chọn ngành hot để học do thấy các quảng cáo, các bài báo mạng PR liên tục trong thời gian tìm hiểu chọn ngành. Đặc biệt là thế hệ Z, thế hệ mà mạng xã hội và smartphone đã trở nên phổ biến. Dẫn đến các bạn dễ bị "định hướng" bởi đội ngũ Marketing chuyên nghiệp của các trường đang chiêu sinh.
Thực ra chọn đúng nghành hot, là xu hướng trong tương lại gần thì còn gì tuyệt vời hơn đúng không nào? Tuy nhiên, nghề hot nhưng không đúng năng lực và sở trường của bạn thì trong quá trình học và ra trường bạn cũng sẽ khó có thể cạnh tranh được với các nhân lực chất lượng khác.
3. Nghe theo bạn bè
Đây cũng là một nguyên nhân theo mình là chiếm tỷ lệ không nhỏ dẫn đến việc học sai chuyên nghành. Nên các bạn cần lưu ý nhiều hơn giùm mình nha. Tuổi 18, là lứa tuổi còn nhiều biến động về tâm sinh lý, đặc biệt là sự ảnh hưởng, tác động từ bạn bè là rất nhiều.
Ngày chia tay ra trường sắp cận kề với nhiều tiếc nuối, nhiều mộng mơ. Chúng ta dễ có xu hướng chọn cùng trường, cùng nghành để lại được học cùng nhau, vui chơi cùng nhau. Nên rất dễ bỏ qua các lưu ý khi chọn nghành là dựa trên điểm mạnh cũng như điều kiện kinh tế cá nhân của tường người.
4. Hậu quả khi chọn sai nghành
Hậu quả của việc chon sai nghành học thì rất nhiều, nhưng mình có thể thấy rõ ràng nhất đó chính là bạn phải mất gấp đôi thời gian để bắt đầu lại một cách đúng đắn. Lúc này bạn chỉ ước gì có cỗ máy Đô rê mon cho mình quay lại lúc chọn nghành thì tốt biết mấy. Nhưng đời thì không như trong truyện đúng không nào.
Nhiều bạn ra trường, không xin được công việc đúng chuyên môn sẽ rất dễ chán nán, cảm thấy áp lực vì vô tích sự, không lo được cho bản thân và còn là gánh nặng gia đình nên rất dễ phát sinh các suy nghĩ tiêu cực. Dễ đi vào các con đường làm việc, kiếm tiền phi pháp.
Còn với một số bạn có định hướng tốt hơn, thì có thể chấp nhận vừa học vừa làm để bắt đầu lại. Lúc này bạn phải nỗ lực gấp đôi người bình thường. Ngoài việc mất thời gian, thì áp lực kinh tế cũng là một gánh nặng cho bạn trong khoảng thời gian này.
Đồng thời, ở tầm vĩ mô thì việc chọn sai nghành học còn gây lãng phí nguồn lực xã hội, lãng phí chất xám. Cho nên, hãy tỉnh táo để có định hướng chọn nghành học đúng đắn ngay từ đầu bạn nhé! Có thể sẽ không chính xác 100% vì nó không có công thức chuẩn, tuy nhiên vẫn hạn chế tối đa được các sai lầm.
> Có nên định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ sớm?
> Hoạt động ngoại khóa có mang lại lợi ích cho sinh viên?
Theo Blog Xin Việc