Sự kiện: Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, khoa giáo

Nguyên nhân quan trọng nhất là tác động của quy chế tuyển sinh liên thông chính quy. Vì sợ phải chờ đủ 3 năm để thi liên thông nên năm nay thí sinh tìm mọi cách thi ĐH. Điều này khiến thí sinh đổ dồn vào trường ĐH và quay lưng lại với các trường CĐ

Chỉ 1 sinh viên

Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM chỉ tuyển được hơn 200 sinh viên (SV) trong khi chỉ tiêu là 1.000. Riêng bậc CĐ, hiện chỉ tuyển được hơn 20 SV tất cả các ngành. Một trường ĐH quốc tế khác tại TP.HCM cũng cho biết chỉ tuyển được chưa tới 100 SV bậc ĐH (chỉ tiêu hơn 300). PGS-TS Nguyễn Trần Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Hòa Bình, cho biết trường mới tuyển được hơn 400 SV (tổng chỉ tiêu là 750). Riêng bậc CĐ, số SV nhập học rất thấp, chỉ 15 người cho 6 ngành, trong đó có những ngành chỉ có 1 SV nhập học như tài chính ngân hàng.

báo cáo kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013

Tổng kết tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013

Hiệu trưởng Trường ĐH Yersin Đà Lạt, PGS-TS Phạm Bá Phong, cũng cho hay đến nay trường chỉ tuyển được gần 400 SV trong khi tổng chỉ tiêu năm nay là 700. Trong đó, một số ngành chỉ có hơn 10 SV như: ngoại ngữ, sinh học, tin học… Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định năm nay có 500 chỉ tiêu nhưng cũng chỉ tuyển được hơn 140 SV cả bậc ĐH và CĐ.

Thí sinh quay lưng với CĐ

Tình hình tuyển sinh tại các trường CĐ cũng bi đát không kém. Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM đến thời điểm này mới tuyển được trên 50% chỉ tiêu bậc CĐ. Số SV đến nhập học bậc CĐ tại Trường CĐ Bách Việt là hơn 1.300 trong khi chỉ tiêu 2.300.

Một số ngành như tin học ứng dụng, thiết kế thời trang…, thí sinh nhập học khá thấp. Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết dù số SV nhập học thấp nhưng trường sẽ cố gắng duy trì mở lớp nếu từ 20 người trở lên. Riêng ngành thiết kế thời trang rất có thể không mở được lớp.

** Khó tuyển sinh, cao đẳng cầu cứu Bộ Giáo dục

Ông Trần Mạnh Thành nhận định: “Các năm trước, trường đều tuyển đủ chỉ tiêu nhưng năm nay thực sự khó khăn. Nguyên nhân quan trọng nhất là tác động của quy chế tuyển sinh liên thông chính quy. Vì sợ phải chờ đủ 3 năm để thi liên thông nên năm nay thí sinh tìm mọi cách thi ĐH. Điều này khiến thí sinh đổ dồn vào trường ĐH và quay lưng lại với các trường CĐ”.

Thậm chí, thí sinh cũng không còn mặn mòi với những trường CĐ lớn. Nhiều năm dẫn đầu cả nước về số lượng thí sinh đăng ký dự thi nhưng năm nay Trường CĐ Kinh tế đối ngoại cũng gặp khó khăn.

Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng phòng Đào tạo của trường này, cho biết dù trường đã tuyển đủ chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký dự thi vào trường năm nay giảm mạnh. Nếu như năm 2012 trường nhận được 28.000 hồ sơ thí sinh thì năm nay giảm xuống chỉ còn 18.000. Đặc biệt, dù phổ điểm thi của thí sinh năm nay cao hơn nhưng điểm trúng tuyển vào trường vẫn giảm so với mọi năm.

Trường CĐ Kinh tế TP.HCM cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. Thạc sĩ Nguyễn Phước Hải, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết dù tuyển đủ chỉ tiêu nhưng số  thí sinh đăng ký dự thi vào trường năm nay giảm mạnh.

Đại diện một trường ĐH tại TP.HCM cho biết: “Những tưởng với điểm thi của thí sinh năm nay cao hơn trong khi điểm sàn không đổi, việc tuyển sinh của trường sẽ tốt hơn. Chúng tôi cũng không hiểu thí sinh đã đi đâu hết. Thời gian kết thúc xét tuyển theo quy định tới ngày 31.10 nhưng suốt tháng 10 chỉ nhận được một vài hồ sơ”.

Dù chỉ tuyển được hơn nửa chỉ tiêu nhưng đại diện nhiều trường cho rằng không cần thiết tổ chức thêm đợt tuyển sinh vào mùa xuân như Bộ từng có chủ trương.

Tiến sĩ Trần Mạnh Thành cho rằng: “Thí sinh có nhu cầu tham gia xét tuyển chẳng còn thì lấy đâu ra thí sinh cho kỳ tuyển sinh mùa xuân!”.

Ngoài công lập, mỗi nơi mỗi khác

Kết quả tuyển sinh ở một số trường ĐH ngoài công lập tại TP.HCM cũng khả quan. Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Hoa Sen, cho biết năm nay trường chỉ cần xét tuyển một đợt đã đủ 100%. Thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho hay đã tuyển đủ 2.400 chỉ tiêu cả bậc ĐH và CĐ chỉ sau 2 đợt xét tuyển, nhiều ngành điểm trúng tuyển cao hơn điểm sàn. Tương tự, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng đã kết thúc xét từ đầu tháng 10. Trường ĐH Văn Lang kết thúc tuyển sinh khá nhẹ nhàng chỉ sau một đợt tuyển bổ sung và điểm trúng tuyển các ngành hầu hết đều cao hơn năm 2012. Ông Nguyễn Đình Thanh, Phó trưởng phòng Đào tạo, cho biết các ngành kỹ thuật của trường rất thu hút thí sinh.

***Trường ngoài công lập vẫn khó nguồn tuyển

Trong khi đó, nhiều trường ĐH ngoài công lập phía bắc lại khó tuyển sinh. Trường ĐH Lương Thế Vinh chỉ nhận được hơn 100 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển, trong khi tổng số chỉ tiêu của trường là 1.000. Trường ĐH Chu Văn An tuyển được 75 thí sinh/1.000 chỉ tiêu. Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu nghị chỉ tuyển được 13 thí sinh trong tổng số 300 chỉ tiêu...

Theo tác giả Hà Ánh, báo thanh niên