Sự kiện: Giáo dục / tuyển sinh / diem thi tot nghiep / diem thi dai hoc
Một số kinh nghiệm, điểm chú ý khi làm bài thi trắc nghiệm môn vật Lý
Kiến thức bộ môn Vật lý rất rộng và sâu, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hình dung và dễ dàng tóm tắt những ý, nội dung cũng như chủ để để ôn tập và luyện thi đại học trong thời gian sắp tới.,
1. Cấp độ nhận biết: thí sinh chỉ cần nhớ lại các khái niệm, định luật, định lí, tính chất và đơn vị các đại lượng vật lí theo chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 12 hiện hành.
Hướng dẫn ôn tập và luyện thi đại học môn Vật Lý
2. Cấp độ thông hiểu: thí sinh nắm được ý nghĩa các định luật, các hiện tượng, các đại lượng trong công thức. Ví dụ trong phương trình dao động điều hòa x =Acos(ωt + φ) cm, thì thí sinh phải biết được x là li độ tính theo đơn vị cm; A là biên độ, hay li độ cực đại tính theo đơn vị cm; ω là tần số góc tính theo đơn vị rad/s; ωt + φ là pha dao động tính theo đơn vị rad; φ là pha ban đầu, tính theo đơn vị rad.
3. Cấp độ vận dụng: thí sinh áp dụng được các công thức, các định luật, các hiện tượng vật lí để giải được những bài toán vật lí đơn giản.
Do đó để ôn tập tốt môn Vật lí, chuẩn bị cho kỳ thi đại học trong thời gian sắp tới, thí sinh cần chú ý:
- Bám sát cấu trúc đề thi đại học môn Vật lí của các năm trước của Bộ GD-ĐT.
- Bám sát sách giáo khoa và sách bài tập vật lí lớp 12, không được học tủ, học lệch, kể cả những câu đã thi các năm trước cũng không được bỏ qua.
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản cho từng chương, đồng thời phân loại bài tập theo các cấp độ nêu trên.
- Để vận dụng giải nhanh các bài tập trắc nghiệm trong các chương: Dao động cơ; sóng cơ và sóng âm; dòng điện xoay chiều và dao động điện từ thì các em cần sử dụng thành thạo liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa; giản đồ Fre-nen.
- Quy đổi thành thạo các đơn vị của các đại lượng vật lí trong công thức, biết được liên hệ giữa các đơn vị của cùng một đại lượng. Ví dụ cũng là đơn vị năng lượng nhưng cũng có thể là J hoặc eV (1 eV = 1,6.10-19 J).
- Phân bố quỹ thời gian hợp lí, không nên quá lo lắng bởi nếu quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và sức khỏe. ( Xem điểm thi tốt nghiệp và điểm thi đại học nhanh nhất, chính xác nhất tại Kênh Tuyển Sinh )
Sau khi đã chuẩn bị tốt kiến thức, các em làm bài thi cần chú ý:
- Đọc kĩ đề bài, kể cả phần dẫn và phần trả lời.
- Chú ý đến các yêu cầu của đề bài là chọn câu đúng hay câu sai. Có nhiều thí sinh khi bài toán yêu cầu chọn câu sai thì lại chọn câu đúng và ngược lại.Để tránh được tình trạng này thì các em cần đọc kĩ cả 4 câu trả lời A, B, C, D, lúc đó các em sẽ phát hiện được có 3 đáp án cùng đúng hoặc cùng sai và sẽ chọn được đáp án theo yêu cầu bài toán.
- Cẩn thận với các đơn vị của đáp án. Ví dụ khi tính biên độ của dao động điều hòa bằng 3 cm, nhưng trong đáp án có thể là 3 m; 0,03 cm; 0,03 m. Đây là cái “bẫy” dành cho những thí sinh không cẩn thận.
- Khi gặp một câu không làm được thì cần nhanh chóng bỏ qua để chuyển qua câu khác.
- Phải áp dụng đúng công thức, bởi nếu các em áp dụng công thức sai thì trong đáp án vẫn có kết quả hoàn toàn giống như kết quả của các em tính ra, và như thế cứ tưởng là mình đúng nhưng hóa là lại bị “lừa”.
Tác giả bài viết: Theo: Thạc sỹ Đặng Đình Bình (Giáo viên Vật lí Trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội)
Kinh nghiệm làm bài thi Vật lý của thủ khoa
Thủ khoa các trường đại học lớn chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi môn Vật lý, đặc biệt nhấn mạnh đọc kỹ câu hỏi của đề bài để biết được mục tiêu cần giải quyết. Trước hết, các em phải học theo lối tư duy bài tập và phải nhớ một điều “cách giải chỉ nằm trong đề bài”. Để tư duy được một bài tập chúng ta nên đi theo một trình tự như sau:
+ Nhấn mạnh vào câu hỏi của đề bài nhằm biết được mục tiêu cần giải quyết ở đây là gì.
+ Biết được mục tiêu rồi thì cần liên hệ đến các dữ kiện đề bài cho. Mỗi dữ kiện ta phải suy ra, tính toán được một hệ quả cần thiết liên quan đến yếu tố của câu hỏi. Điều này đặc biệt quan trọng, nếu không xử lý được hết dữ kiện của bài tập thì chúng ta sẽ không làm được bài tập đó và hãy nhớ là “không được bỏ sót một dữ kiện nào”.
Ví dụ:
Đề thi đại học: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 là:
Từ mục tiêu tính khoảng cách giữa 2 vật m1 và m2, chứng tỏ quá trình chuyển động của 2 vật này sẽ khác nhau => phân tích quá trình chuyển động của 2 vật: Ta thấy ban đầu 2 vật ghép sát và chuyển động nhanh dần và không có yếu tố nào tách 2 vật ra cả => 2 vật chuyển động cùng vận tốc cho tới vị trí cân bằng. Khi tới vị trí cân bằng, tại đây là một vị trí đặc biệt. Khi bắt đầu qua vị trí này vật m1 gắn với lò xo sẽ chuyển động chậm dần còn vật m2 chuyển động thẳng đều vì bỏ qua ma sát. 2 vật chuyển động cùng vận tốc cho tới vị tới vị trí cân bằng nên vận tốc chuyển động thẳng đều của m2 chính bằng vận tốc cực đại của 2 vật ở tại vị trí cân bằng.
Có thể các em sẽ cho rằng cách giải trên dài trong khoảng thời gian đi thi.
Nhưng đây là một trong những bước đi đầu tiên của việc phân tích bài toán. Còn khi đã quen với cách tư duy + làm nhiều + phân tích dữ kiện nhanh thì chúng ta chỉ gói gọn bài toán trong 1, 2 công thức bởi đơn giản các dữ kiện đã được chúng ta xử lý ngay trong đầu theo thói quen của bộ não.
Chính vì vậy mà đôi khi đọc bài làm của một học sinh khác hoặc của một quyển sách nào đó thì thường có câu hỏi là tại sao họ lại làm được như thế này? Hay làm sao mà nghĩ được như vậy. Các bạn học giỏi chỉ cần ngồi nhẩm nhẩm là ra kết quả. Câu trả lời đơn giản rằng họ đã làm quá nhiều bài tập, các dữ kiện trong bài tập đó đơn giản họ đã từng xử lý ở một bài tập khác liên quan cho nên khi đọc bài tự bộ não sẽ tìm đến kết quả của dữ kiện luôn chứ không cần phải làm dài dòng như trên.
Do đó, phương pháp nêu trên cũng chỉ chiếm một phần định hướng cho các bạn mà thôi. Muốn đạt được kết quả cao thì rất cần phương pháp nhưng thời gian rèn luyện lại càng quan trọng hơn, có phương pháp mà không rèn luyện thì cũng không có tác dụng. Cái tiên quyết vẫn là chăm chỉ đặt lên hàng đầu. ( Xem đáp án đề thi đại họcmôn Vật Lý năm 2013 tại đây - sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi chính thức )
Khi đã rèn luyện một thời gian lâu thì bài toán trên bạn sẽ chỉ đơn giản là giả quyết như sau:
Kênh Tuyển Sinh: Tổng hợp từ: Vnexpress, thư viện Vật lý, tài liệu, câu lạc bộ gia sư