Học ngành nhân sự ra trường bạn có thể làm những vị trí nào? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều bạn, HR Coordinator cũng là một ví trí được các bạn quan tâm, cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu về vị trí này nhé.

HR Coordinator là gì? Công việc chính và yêu cầu của HR Coordinator - Ảnh 1

Bạn đã tìm hiểu về vị trí điều phối viên nhân sự?

1. Nghề coordinate là làm gì?

Nghề coordinate hay điều phối viên là một thuật ngữ khá rộng, ám chỉ một vị trí/ người tập trung vào việc tập hợp các nhân viên, sản phẩm, khách hàng, và các nguồn lực khác cho một công ty.

Nghề coordinate cũng khá giống với thư ký/ trợ lý cho một hay nhiều nhà quản lý cấp cao. Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp nhỏ, người điều phối viên này có thể làm cho công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn nhiều.

2. Vai trò của nghề coordinate là gì?

Vai trò của nghề coordinate rất lớn, có thể được biết đến là phỏng vấn và tuyển dụng nhân sự như một điều phối viên nhân sự, hay quản lý vòng đời sản phẩm như một điều phối viên kho, lựa chọn địa điểm, đặt thức ăn, và giám sát sự hài long của khách hàng như một điều phối viên sự kiện, hay thiết kế và giám sát chương trình giảng dạy cho hệ thống trường học như một điều phối viên giảng dạy.

Trong một công ty nhỏ, các nhân viên thường chia sẻ vai trò với nhau và vì vậy cho nên một người thường phải làm một lúc nhiều việc. Một điều phối viên điều hành có thể hoạt động như một trợ lý hành chính hoặc trợ lý điều hành ở một mức độ nào đó, nhưng vị trí này lại liên quan đến những trách nhiệm cấp cao hơn. Theo định nghĩa thì điều phối viên điều hành sẽ làm việc trực tiếp với một hoặc nhiều giám đốc điều hành hay quản lý cấp cao của công ty. Công việc của người này là đóng vai trò trung gian giữa giám đốc điều hành, khách hàng, và các nhân viên khác.

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc như vậy, hãy chuẩn bị sẵn sàng để làm việc thật chăm chỉ và lâu dài bằng nỗ lực của bạn để làm cho cuộc sống của sếp trở nên dễ thở hơn. Việc hiểu rõ phạm vi của vị trí có thể giúp bạn tạo ra các mối quan hệ bổ ích và đóng góp vào thành công chung của công ty.

3. HR Coordinator là gì?

Đối với vị trí nhân sự, HR Coordinator (Điều phối viên nhân sự) là Điều phối viên nhân sự là chuyên gia phụ trách các nhiệm vụ hành chính cho bộ phận nhân sự của một tổ chức. Họ hỗ trợ các nhà quản lý nhân sự tuyển dụng, duy trì hồ sơ nhân viên, hỗ trợ xử lý bảng lương và cung cấp hỗ trợ hành chính cho tất cả nhân viên.

Con đường thăng tiến sự nghiệp

HR Recruitment Executive → HR Coordinator → HR Manager → HR Director

4. Công việc chính của HR Coordinator là gì?

Công việc chính của một điều phối viên nhân sự tùy thuộc vào yêu cầu của từng công ty, doanh nghiệp. Trước khi có dự định ứng tuyển vào vị trí này các bạn cần tìm hiểu để nắm rõ được nội những những công việc chính của một HR Coordinator là gì. 

Tùy theo lĩnh vực kinh doanh mà mỗi công ty sẽ có những yêu cầu cụ thể đối với vị trí Điều phối viên nhân sự. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ bao gồm các công việc cụ thể như sau:

  • Trả lời các thắc mắc, yêu cầu có liên quan tới nhân sự nội bộ.
  • Chuyển hướng các cuộc gọi liên quan tới nhân sự cho quản lý nhóm.
  • Duy trì hồ sơ dữ liệu liên quan tới nhân sự (bảng lương, thông tin cá nhân,….) trên giấy tờ và cơ sở dữ liệu. Từ đó, đảm bảo các yêu cầu tuyển dụng đều sẽ được xem xét và đáp ứng. 
  • Hỗ trợ hoạt động tuyển dụng hoặc trực tiếp tuyển dụng, ký hợp đồng hợp động. 
  • Hỗ trợ người giám sát trong các thủ tục quản lý hiệu suất. 
  • Lên lịch họp, phỏng vấn, sự kiện nhân sự, …. Duy trì chương trình làm việc nhóm. 
  • Trực tiếp tham điều phối các buổi đào tạo và hội thảo. 

5. Yêu cầu của vị trí HR Coordinator

Bên cạnh việc tìm hiểu HR Coordinator là gì, các bạn cũng cần hiểu rõ yêu cầu cho vị trí này như thế nào. Do đặc thù là vị trí việc làm có quyết định trực tiếp tới chất lượng lao động nên những người đảm bảo nhận vị trí Điều phối viên nhân sự phải là người:

  • Có kiến thức chuyên môn vững về nhân sự. 
  • Sử dụng thành thạo phần mềm, công cụ nhân sự. 
  • Có khả năng làm việc độc lập và hiệu quả để đảm bảo việc vận hành các dự án, hoạt động về nhân sự. 
  • Ứng viên ứng tuyển cho vị trí này cần chứng minh được năng lực ở vị trí HR Coordinator và các vị trí hành chính có liên quan. 
  • Có chuyên môn trong việc sử dụng công cụ tìm nguồn cung ứng, cơ sở dữ liệu. 
  • Có kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian tốt. 

6. HR Coordinator có thể bắt đầu từ vị trí công việc nào?

Để thăng tiến lên vị trí HR Coordinator, bạn có thể bắt đầu từ vị trí Chuyên viên tuyển dụng (HR recruitment).

Đào tạo và Phát triển là một trong những chức năng nhân sự chủ chốt. Hầu hết các công ty xem đào tạo và phát triển là một phần không thể tách rời của hoạt động phát triển nguồn nhân lực.

Công việc của Chuyên viên tuyển dụng như một thanh nam châm “hút” tất cả người tài về cho công ty. Vì thế, họ cũng khá áp lực khi phải “cân não” để chọn đúng người và phù hợp với nhu cầu nhân sự. Nhưng đây cũng là một công việc khá thú vị khi được tiếp xúc với nhiều người và nhiều cá tính khác nhau. hoc xuat nhap khau o tphcm

Khái quát công việc của Chuyên viên tuyển dụng

Chuyên viên tuyển dụng được xem như là chuyên gia “săn đầu người”, họ sẽ là những người đảm bảo nhu cầu và chất lượng nhân sự cho công ty.

Ngoài những bộ phận quan trọng khác như Kế toán, IT, Marketing, Kinh doanh,… thì tuyển dụng cũng là một bộ phận đóng góp không nhỏ cho sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.​

Mức lương: 7,000,000 – 10,000,000 VND.​ khóa học logistics

7. Thuận lợi, khó khăn của ngành HR là gì

Thuận lợi của ngành HR là gì

Các ứng viên làm việc trong lĩnh vực nhân sự sẽ có được những thuận lợi như:

Được tiếp xúc với nhiều người với các tính cách khác nhau.

Đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển chọn, đào tạo nhân sự để giúp cho tổ chức có thể phát triển

Nhận được nhiều thiện cảm nếu đề xuất đưa ra có tác động tích cực tới đời sống người lao động.

Góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, giúp hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao.

Khó khăn của ngành HR là gì 

Đi đôi với những thuận lợi mà nghề nhân sự mang lại thì người làm nhân sự cũng gặp một số khó khăn nhất định. Đầu tiên để có thể bước đầu làm tốt công việc bạn phải trả lời cho câu hỏi làm thế nào để dung hòa lợi ích giữa người lao động và bên sử dụng lao động. 

Làm sao để có thể tuyển được những người đồng ý những điều khoản mà công ty đưa ra. . Tuyển dụng nhân sự không phải lúc nào cũng thuận lợi, người làm nhân sự sẽ phải rất vất vả để có thể dung hòa được các mối quan hệ, bạn sẽ phải rất vất vả và bỏ ra nhiều công sức. 

Nếu như không đủ bản lĩnh và linh hoạt thì bạn sẽ không thể dung hòa được vấn đề này thì công ty khó có thể phát triển được bền vững được. Do đó bạn phải bồi dưỡng kỹ năng giải quyết vấn đề.

Ngoài ra người làm nhân sự luôn phải thích ứng với sự biến đổi của thị trường và nhân sự, phải biết tháo gỡ những khó khăn để giúp nội bộ đoàn kết nâng cao tinh thần nội bộ cho nhân viên. Vì đây chính là nền tảng phát triển bền vững của một công ty.

Bên cạnh đó những nhà nhân sự phải thường xuyên đối mặt với sự phàn nàn từ những mẫu đơn xin nghỉ việc hay nghỉ phép đến từ vị trí người lao động cho đến các chính sách lương thưởng hay chế độ đãi ngộ. 

Dù cho họ không phải là người trực tiếp mang lại lợi ích cho nhân viên nhưng vị trí nhân sự có mối quan hệ mật thiết với chế độ lương thưởng cho người lao động. Việc của bạn là phải giải quyết sao cho êm các vấn đề này với các bên liên quan làm sao để có thể giữ được nhân tài cho công ty.

Đôi khi cũng phải rất mệt mỏi bởi những lời phàn nàn như chất lượng nhân sự ngày càng xuống dốc dễ khiến bạn bị rơi vào mệt mỏi, căng thẳng. Khi công ty gặp nhiều biến động trong nhân sự từ việc sa thải nhân viên, nhân viên bỏ việc, tuyển dụng, tuyển dụng gấp,… mọi thứ cứ diễn ra một cách nhanh chóng khiến bạn trở tay không kịp.

Thế nhưng đây cũng không phải là điều khó khăn nhất cho nhân viên nhân sự mà cái khó nhất là làm sao để tạo ra thành quả và ích lợi mà nghề này mang lại vì nó không cụ thể và trực tiếp. 

Chính vì thế mà nó ảnh hưởng đến sự đánh giá của mọi người cho nghề  nhân sự nhiều người không thể thấy được tầm quan trọng của nó và có các nhìn sai lệch. Ngoài ra ngoại ngữ cũng là thứ khiến bạn phải quan tâm vì có những CV viết bằng tiếng anh do đó bạn phải trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình.

Những điều bạn về biết về quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Tân sinh viên nên lựa chọn những công việc làm thêm nào?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp