Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Tin liên quan:

> Kế hoạch ôn thi hiệu quả

>> Bí quyết Ôn luyện thi đại học, cao đẳng

>>> Thí sinh không còn chuộng lò luyện thi ĐH



Dù đã ôn tập từ đầu năm nhưng đến những ngày cận kề kỳ thi tốt nghiệp THPT, không khí ở các trường vẫn đầy âu lo, căng thẳng.

Tại một cơ sở của Trường tư thục Nguyễn Khuyến, Q.Tân Bình, TP.HCM, lịch học những ngày cận kề kỳ thi vẫn dày đặc. Buổi sáng bắt đầu từ 6g15, 7g15 học sinh (HS) ăn sáng, học tiếp đến trưa, nghỉ trưa, học buổi chiều, nghỉ ngơi cuối ca chiều và ca tối kéo dài 19g-23g.

Nuôi như nuôi... trứng

Giáo viên và quản nhiệm thay nhau quan sát, dò bài, kèm cặp từng HS cả ngày lẫn đêm. Hằng ngày HS được làm các bài thi và chấm ngay tại chỗ, hoặc trả ngay trong ngày để giáo viên bộ môn phát hiện em nào còn yếu điểm nào.

Học nước rút, Luyện thi cấp tốc, Ôn thi đại học, Thi thử ĐH, tuyển sinh, tuyển sin ĐH - CĐ, thông tin tuyển sinh, trường dân lập, quản nhiệm, lò luyện thi, ôn thi, luyện thi

Tiết ôn tập môn địa lý cho học sinh lớp 12A3 Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

 

Trong khi đó, giáo viên Trường tư thục D tại Tân Phú tỏ ra căng thẳng: “Năm nay lực học của HS yếu hơn năm ngoái nên nhà trường rất lo. Tuần cuối cùng, giáo viên bộ môn sẽ có chiến thuật riêng để ôn luyện cho các em, kể cả việc loại trừ các dạng đề đã ra và đoán đề. Thời gian không còn nhiều nên không thể ôn tập dàn trải được nữa. Đặc biệt các phần nào có thể kiếm điểm từ việc học thuộc thì thầy cô phải tranh thủ gạo bài cho HS bất kể lúc nào”.

Hầu hết trường tư thục đều “sáng đèn” đến 22g, 23g mỗi ngày với không khí học tập hết sức nghiêm túc. Một số ban giám hiệu cho biết không dám cho các em về nhà hoặc ra khỏi trường, vì sợ mất nhịp học tập cũng như tránh nguy cơ những tai nạn không đáng có. “Nói chung cứ mùa này là cả giáo viên và quản nhiệm đều nuôi HS như nuôi... trứng, dồn hết công sức cho ngày gặt hái thành quả sắp đến” - bà Lý Thục Trang, hiệu trưởng Trường tư thục Thành Nhân, Q.Tân Phú, cho biết.

Tranh thủ “nạp” thêm

Trong khi đó, có nhiều học sinh, chủ yếu là học sinh trường công lập, tự nguyện đến trường để ôn luyện thêm. Tại Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM, dù đã có lịch nghỉ song vẫn có hơn chục HS mang sách vở lên trường và tự học nhóm trong các phòng học. Một HS cho biết: “Đây là thời gian cuối cùng nên các bạn giúp nhau dò bài để ôn tập phần lý thuyết và các bài thuộc lòng”.

Tương tự, tại Trường THPT Hàn Thuyên, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, sau lễ tổng kết, giáo viên chủ nhiệm các lớp khối 12 đã có buổi họp căn dặn HS về các quy định, kinh nghiệm trước kỳ thi lớn sắp tới. Cầm trên tay tấm thẻ dự thi vừa được phát và một xấp tài liệu dày, HS tên Minh cho biết: “Đây là đề cương rút ngắn môn sử do bạn lớp trưởng làm và photo cho cả lớp. Ngoài ra các thầy cô bộ môn cũng in ra một số dạng bài tập toán, hóa thường gặp để bọn em về tự luyện ở nhà. Không còn nhiều thời gian nên cách tốt nhất là cứ mang theo các cuốn đề cương để đọc liên tục”.

Tại một lớp ôn tập toán của HS Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, HS cho biết sẽ học hết ngày 29-5. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng nhà trường, trường đã cho HS nghỉ sau đợt ôn tập, thi thử căng thẳng nhưng vẫn có nhiều HS tiếp tục học thêm vì quá lo lắng.

Bạn Nguyễn Thu Hồng, HS Trường THPT Thăng Long, Hà Nội, cho biết: “Em vẫn học đến sát ngày thi, vừa ôn tập để thi tốt nghiệp, vừa ôn để thi đại học”. Em sẽ dành hai ngày cuối cùng cho môn lịch sử. Những môn khác phải ôn tập trong quá trình dài để hiểu kiến thức, nhưng môn sử chỉ học thuộc lòng nên rất lo sẽ quên hết khi vào phòng thi”.

Cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên dạy văn ở Hà Nội, cho biết: “Bây giờ không phải là lúc học lan man nữa. Chúng tôi chỉ đề nghị những em còn hổng kiến thức phải ôn tập thêm các phần còn yếu. Với các em trung bình trở lên nên nghỉ ngơi, chuẩn bị tâm lý thoải mái, chuẩn bị dụng cụ cần thiết và được phép để mang vào phòng thi. Đặc biệt là xem lại những lưu ý về kỹ năng làm bài”.

Lai Châu: cử giáo viên đến tận nơi

Theo ông Hoàng Đức Minh - giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu, năm nay Lai Châu không tổ chức tập trung học sinh các trường để ôn tập đại trà, mà cử giáo viên đến tận nơi các em đang học tập để tổ chức ôn luyện, tùy trình độ của học sinh. Việc này sẽ giảm khó khăn cho học sinh khi phải đi lại tới nơi học tập trung. Việc ôn thi theo lớp, nhóm nhỏ cũng hiệu quả hơn, giáo viên có điều kiện nắm được điểm yếu của mỗi học sinh để có biện pháp kèm cặp, phụ đạo.

Nam Định: chia “lộ trình” ôn tập văn, sử, địa

Nam Định là tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp cao các năm trước. Năm nay, nhiều trường đã có phương án “bổ túc cấp tốc” những môn không phải sở trường cho học sinh học lệch.

Ông Vũ Xuân Thạo, hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định, cho biết: Các thầy cô phải có kế hoạch ôn tập cho học sinh khối A các môn văn, sử, địa trong hai tháng qua, kể từ khi công bố môn thi. Vì trước đó, học sinh khối A chỉ tập trung học các môn thi đại học (toán, lý, hóa) và môn ngoại ngữ. Tương tự, học sinh khối D vừa phải bổ sung lỗ hổng môn hóa, vừa phải tăng tốc học môn sử.

Tại Trường Nam Trực - Nam Định, các thầy cô chia từng chặng ôn tập các môn văn, sử, địa cho học sinh thi khối A. Trong đó, môn văn được đầu tư nhiều hơn, sử là môn “chốt” lại đợt ôn tập.

Tin liên quan đến xét tuyển:

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: Tuoitre)