Tin Tức: MBA / HỌC MBA / CHƯƠNG TRÌNH MBA / TRƯỜNG QUỐC TẾ / GIÁO DỤC

>> Chương trình học MBA tại Việt Nam / Chương trình MBA Học viện Tài Chính/Những khoá học MBA có thi đầu vào khó nhất Việt Nam

Để được lựa chọn vào học MBA ở Mỹ, học sinh sẽ phải đăng ký và nộp đơn cho trường dự định học, đáp ứng các yêu cầu của trường đưa. Đây là một trong những lời khuyên của cựu Hiệu trưởng trong ban tuyển sinh của 1 trường Đại học Chicago ở Mỹ. Du học sinh cũng có thể tham khảo để rút kinh nghiệm cho mình. Hãy kiên định, chuyên nghiệp và tự tin với ước mơ tham gia trường học bạn chọn. Sau đây là lời khuyên của cựu hiệu trưởng trong ban tuyển sinh.

 

Học MBA tại Mỹ: Những lời khuyên cần thiết

Học MBA tại Mỹ: Những lời khuyên cần thiết

Thời điểm tháng 6 này là thời gian thông báo quyết định nhập học của trường quản trị kinh doanh. Thông thường, ban tuyển sinh Thạc sỹ quản trị kinh doanh sẽ đưa ra 1 trong số 3 quyết định sau: nhận hồ sơ, từ chối hồ sơ hoặc đưa vào danh sách dự bị.

Theo một số cách thức, việc nằm trong danh sách dự bị là một thách thức lớn nhất. Bạn không biết được điều gì sẽ xảy ra, theo cách này hay lại theo cách khác. Với tư cách là một người ở trong bản tuyển dụng lâu năm ở khoa sau đại học. Tôi có thể nói rằng danh sách dự bị không phải là một dấu hiệu rõ ràng cho bạn biết hồ sơ của bạn bị từ chối. Thông thường thì kết quả là ngược lại. Bạn hãy bình tĩnh, tự tin và kiên định. Bạn sẽ có thêm thông tin khích lệ để tiếp tục phấn đấu để có cơ hội học tập tại Mỹ.

Dưới đây là bảy cách để giúp bạn từ việc nằm trong danh sách chờ MBA sang danh sách được chấp nhận:

Hãy nói với ban tuyển dụng Bạn muốn tên của mình vẫn được giữ lại trong danh sách dự bị: Khi nhận được thông báo về tình trạng của mình, ngay lập tức bạn hãy liên lạc với văn phòng tuyển sinh Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh và thông báo cho nhân viên mà bạn quan tâm việc giữ tên trong danh sách. Đây là nơi bạn có thể cho họ biết bạn thực sự mong muốn tham gia khóa học thạc sỹ, và điều này còn thể hiện một điều chắc chắn  là nếu được chấp nhận, bạn sẽ ghi danh khóa học. Điều này quan trọng và có thể làm tăng đáng kể cơ hội của bạn được nhận học.

Hãy chủ động hỏi hướng dẫn những bước tiếp theo nếu bạn chưa nhận được: Đừng yêu cầu, than phiền hay tranh luận. Hãy chỉ hỏi liệu bạn có thể làm được gì. Nếu câu trả lời là "không", hãy cứ chấp nhận điều đó và không làm bất kì điều gì khác hơn là cho ban tuyển dụng biết chắc chắn bạn vẫn muốn ở lại trong danh sách chờ. Nếu họ không cho bạn một cơ hội để để tiếp tục giải quyết quan tâm của bạn trong chương trình học này, điều đó có thể nói điều gì đó về tổ chức này. Tuy nhiên, nếu bạn được đưa ra những hướng dẫn cụ thể về những gì bạn có thể làm, bằng mọi cách, hãy cố gắng theo một trong số những hướng dẫn đó.

Nếu bạn vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi, hãy chủ động hỏi: Lắng nghe những gì họ truyền đạt. Hãy nói lời cảm ơn với bạn tuyển sinh về việc đó và hỏi thăm các thông tin cụ thể vì sao bạn lại có tên trong danh sách dự bị. Nếu việc gửi thư cá nhân được chấp nhận, thì bạn hãy tiến hành càng sớm càng tốt. Đưa ra những vấn đề một cách trực tiếp, và giải thích tại sao và bạn sẽ vượt qua những tình tiết giảm nhẹ đang ảnh hưởng đến kết quả của bạn như thế nào.

Chiến dịch gửi thư giới thiệu: Đây là dịp cho những ai chưa từng viết thư giới thiệu trước đó cho bạn. Nếu như bạn có quen biết với cựu sinh viên nào, thì hãy nhờ họ giúp đỡ. Nhưng đảm bảo nội dung thư ngắn gọn và súc tích. Hãy nói họ đưa  ra một lí do chính đáng cho việc cân nhắc lại tình trạng của bạn.

Nếu bạn có thể hoàn thành mục tiêu với hai bức thư khác nhau, thì quả là tuyệt vời. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy một vài bức thư mới đủ thể hiện sự nhiệt huyết thì cũng không sao. Nhưng dù sao đi nữa thì chỉ giới hạn trong 5 bức thư, vì nhiều hơn sẽ dẫn đến không cần thiết. Đối với một số trường hợp, 5 bức thư là hơi nhiều. Tuy nhiên, nếu đó là 5 bức thư nhấn mạnh từ những cá nhân khác không bao gồm thư xin học gốc, thì đó lại là một thông điệp mạnh mẽ.

Gửi đề nghị một cuộc phỏng vấn tới trường học (trên phone hoặc trực tiếp): Nếu đề nghị của bạn được chấp nhận và trường học đó là lựa chọn hàng đầu cho việc theo đuổi MBA nghành quản trị kinh doanh của bạn, thì hãy thực hiện. Nếu như bên trường không thu xếp phỏng vấn và bạn lại có cuộc phỏng vấn với cựu sinh viên thì bạn hãy cứ liên lạc với người đó để xem liệu họ có những gợi ý gì cho bạn không. Những người này họ rất sẵn sàng viết thư giới thiệu cho bạn.

Hãy thận trọng sáng tạo: Như trường Đại học Chicago – khoa Kinh doanh, tôi đã liên hệ lại với những ứng viên gửi kèm 1 CD, bài thơ và album ảnh, hay là “10 lí do đầu tiên tại sao tôi sẽ được nhận vào học”. Những điều này thật là đáng kinh ngạc, nhưng tuy nhiên đừng áp dụng hết cho một trường. Hãy chọn lấy 1 trong những phương án mà thôi. Một ứng cử viên trong danh sách chờ của trường Booth đã gửi những kí tự tên cô ấy, đó là những tính từ miêu tả tính cách của cô. Đây cũng là một cách gây ấn tượng và tất nhiên cô hoàn toàn được lọt vào danh sách học thạc sỹ.

Hãy thận trọng: đưa ra ý tưởng của Bạn, nhưng tránh những ý tưởng phù hợp chỉ với 1 người bạn, vợ chồng hay đối tác. Ví dụ: một ứng cử viên gửi hoa vào ngày lễ Valentine với một thông điệp là: Bạn là trường kinh doanh dành với tôi; chúng ta sinh ra là để cho nhau và tôi sẽ không bao giờ để bạn thất vọng".  Và những trường hợp này bị thất bại.

Hãy thực hiện những kĩ năng chyên nghiệp và kiên nhẫn: Khi bạn nằm trong danh sách dự bị thì việc bạn cần làm là cho những người trong ban tuyển dụng có cảm  nhận bạn tốt hơn hay tệ hơn so với những ứng cử viên khác. Có rất nhiều lí do để đưa bạn vào danh sách dự bị, và tất nhiên nó không có ý làm cho bạn căng thẳng. Nếu bạn vượt qua được cảm giác thất vọng, buồn chán, giận dữ và căng thẳng, thì bạn đã xác định được tư tưởng cho dù kết quả ra sao. Bạn có thể sẽ bị từ chối, nhưng bạn vẫn phải duy trì được thái độ tích cực, quan điểm lạc quan, điều đó sẽ giúp bạn gặt hái thành công.

Chọn trường theo học MBA khi du học Mỹ như thế nào?

Để tìm được trường phù hợp thì trước hết bạn cần hiểu rõ mình theo học MBA vì mục đích gì và tìm hiểu xem trường nào có thể cung cấp cho bạn cái bạn cần. Bạn cũng cần phải xác định rõ là đi học chính là đầu tư công sức, thời gian, và tiền bạc để lấy kiến thức phục vụ cho công việc tương lai chứ đừng coi nó là một chuyến đi chơi du lịch hay coi việc lấy được tấm bằng là mục đích. Có bằng MBA mà không làm được việc thì thà đừng có còn hơn. Chỉ có kiến thức và khả năng networking mới có thể giúp bạn làm việc thành công.

Khi xác định được rằng mình đi học vì mục đích rõ ràng thì sau đây là một số tiêu chí để bạn cân nhắc:

1. Xếp hạng (ranking) của trường: Chỉ dựa vào chỉ số xếp hạng của trường (bạn có thể tìm thấy ranking của các trường trên  www.usnews.com, www.businessweek.com, www.mbainfo.com,www.ft.com, v.v.) không thể cho bạn biết được liệu trường đó có chương trình phù hợp với bạn hay không. Ranking chỉ cho bạn một cái nhìn chung chung tổng quát về trường chứ không cho bạn biết thực tế chất lượng của từng chương trình cụ thể. Nó cũng không thể cho bạn biết là liệu nó thể đem lại cho bạn các mối quan hệ (network) mà bạn cần hay không. Vì vậy bạn chỉ nên coi ranking như là một thông tin để tham khảo chứ không nên coi nó là tiêu chí duy nhất để chọn trường.

Tuy nhiên bạn nên chọn trường đã được kiểm định chất lượng vì MBA là một đầu tư rất lớn cho tương lai. Theo học một chương trình kém chất lượng sẽ không đem lại cho bạn kiến thức, kỹ năng, hay các mối quan hệ cần thiết để thành công trông tương lai. Bất cứ trường nào cũng đều cố gắng đánh bóng tên tuổi của mình để chiêu sinh. Ở Mỹ có rất nhiều tổ chức kiểm định chất lượng nhưng duy chỉ có The Association To Advance Collegiate School of Business (http://www.aacsb.edu) mới là tổ chức có uy tín. Những trường nào không được tổ chức này công nhận thì thường không có chất lượng tốt.

2. Chương trình học (curriculum): Vì bạn theo học MBA có mục đích rõ ràng, bạn cần tìm chương trình có khả năng phục vụ mục đích đó một cách tốt nhất. Bạn muốn tương lai sẽ làm gì sau khi học xong MBA thì chọn chương trình mà trường có thế mạnh nhất.

Nếu bạn muốn theo hoc MBA để chuẩn bị cho việc mở công ty kinh doanh riêng sau này thì nên lựa chọn chương trình nào nhấn mạnh về đào tạo doanh nhân (có nhiều môn về “entrerpreneurship”, “new venture management”, “small business managment”, etc.). Tương tự như vậy, nếu bạn muốn trở thành nhà phân tích tài chính thì nên chọn chương trình nhấn mạnh vào các môn tài chính, vân vân và vân vân.

Để biết được trường có thế mạnh về lĩnh vực nào thì vào website của khoa business và xem curriculum (các môn mà trường dạy), professor profile (sơ yếu lý lịch của giáo viên về ngành học và các công trình nghiên cứu của giáo viên đó), alumi activities (các hoạt động của cựu sinh viên của trường), business connection (mối quan hệ của trường với các doanh nghiệp), v.v.

3. Networking: Không ai có thể làm kinh doanh hay quản lý mà không cần đến quan hệ. Nếu bạn muốn làm gì sau khi học xong MBA thì tìm trường tập trung nhiều người đã, đang, và sẽ hoạt động trong lĩnh vực mình quan tâm. Để biết thông tin này thì bạn nên tìm hiểu ở mục “student profile”, “alumni organization”, và “professional centers” của trường

4. Dịch vụ tìm việc làm: Nếu bạn không biết sau khi học xong MBA thì mình sẽ đi đâu để kiếm việc làm thì nên chọn trường có cách chương trình dịch vụ giúp sinh viên kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Rất nhiều trường có dịch vụ giúp sinh viên kiếm việc trên phạm vi toàn cầu. Thường sinh viên Việt nam mình quay về nước sau khi học nên cái này có lẽ không quá quan trọng. Nếu bạn muốn kiếm việc làm ở nước ngoài thì cũng nên quan tâm đến tiêu chí này.

5. Địa điểm của trường và chất lượng cuộc sống: Dù sao thì khi học MBA bạn cũng bỏ ra 1-2 năm trong quãng đời của mình ở trường bạn học nên ngoài kiến thức ra bạn cũng muốn có ký ức đẹp sau khi ra trường. Địa điểm của trường có thể quyết định các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như là thời tiết khí hậu, giá cả sinh hoạt, hoạt động xã hội v.v.

Cần chuẩn bị những gì để có thể được chấp nhận học MBA tại Mỹ

Đối với sinh viên (SV), các bạn cần chuẩn bị những gì để có thể được chấp nhận học MBA? Hãy cùng Kenhtuyensinh.vn các điểm quan trọng dưới đây. Kiến thức về kinh doanh có thể là một trong những điều kiện tuyển sinh. Một số chương trình yêu cầu bạn phải có kiến thức nhất định về các môn học kinh doanh trước khi có thể bắt đầu. Nếu có yêu cầu về kiến thức kinh doanh, trường sẽ cho biết cụ thể bạn phải đáp ứng như thế nào. Bạn sẽ cần một vài hoặc tất cả các phần liệt kê dưới đây để làm thành bộ hồ sơ xin nhập học:

Đơn xin nhập học – Thông thường bạn phải nộp một mẫu đơn xin nhập học. Hầu hết các trường có thu một khoản phí xét hồ sơ không hoàn lại đối với mỗi bộ hồ sơ xin nhập học nộp cho trường. Hiện nay, hầu hết đơn xin nhập học có thể nộp trực tuyến.

Bảng điểm chính thức – MBA là chương trình học ở bậc Thạc sĩ nên bạn cần có bằng Cử nhân trước khi tham gia chương trình. Vì thế, bạn cần có bản sao của các bảng điểm chính thức từ mỗi trường mà bạn đã theo học. Bảng điểm được dùng để xác thực bằng cấp, việc hoàn tất những môn tiên quyết cũng như điểm trung bình học (GPA). Do đó, các trường thường đề nghị bạn cung cấp bảng xếp hạng (bạn ở top bao nhiêu phần trăm trong lớp), hoặc chỉ cần bạn nằm ở một khung GPA nhất định là được (thường là từ 3.0, tương đương khoảng B hoặc 7.0 trở lên đối với thang điểm Đại học Việt Nam). Bạn không nhất thiết phải có bằng Cử nhân kinh doanh để học MBA. Chương trình MBA chấp nhận bất cứ bằng cấp ĐH nào. Tuy nhiên, những năm gần đây, số người có bằng Kĩ sư tin học nộp đơn xin học MBA rất nhiều và thường có điểm GMAT cao, nên nếu bạn học Tin học, có thể bạn sẽ hơi khó khăn hơn một chút khi nộp đơn học MBA.

Lý lịch công việc – Nhiều chương trình MBA khuyến khích hoặc thậm chí yêu cầu bạn phải có một số năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian. Nguyên tắc chung là 2 năm kinh nghiệm đối với các chương trình học toàn thời gian và nhiều hơn đối với các chương trình điều hành. Bạn phải nộp một bảng lý lịch liên quan đến công việc để chứng nhận kinh nghiệm làm việc nếu được yêu cầu. Kinh nghiệm làm việc là yếu tố các trường sử dụng để làm đa dạng hóa lớp học MBA.

Bạn đã biết lên kế hoạch cho việc học tập và làm việc của mình tại một đất nước mới? Bạn đã có kinh nghiệm để "sống sót" ở vùng đất mới? Ngay bây giờ hãy đăng ký ngay Khóa học Lập kế hoạch du học tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn để lên kế hoạch dài hạn cho việc học tập, sinh sống và làm việc của mình được hiệu quả hơn nhé.


Mỗi người xuất thân từ mỗi ngành nghề có kiến thức và cách tiếp cận vấn đề khác nhau, qua đó sẽ cung cấp cho những người khác một cái nhìn rộng, toàn cục và thú vị hơn. Một số trường mạnh về kĩ thuật (như MIT, Purdue) có tỉ lệ ứng viên từ ngành tự nhiên cao, Yale thích tuyển chọn các ứng viên từ các tổ chức phi lợi nhuận, trong khi Stanford lại có tiêu chí tuyển chọn sinh viên rất đa dạng. Nếu bạn có một back-ground độc đáo, cơ hội của bạn trúng tuyển sẽ cao hơn. Một số trường bắt buộc ứng viên có hai năm trước khi nhập học, trong khi đa số các trường top không nhấn mạnh đến thời gian. Một số trường như Wharton (University of Pennsylvenia) hay Stern (New York University) đánh giá rất cao kinh nghiệm làm việc.

Độ tuổi trung bình của các ứng viên MBA là khoảng 27-28. Và lưu ý rằng, đối với kinh nghiệm làm việc thì chất lượng quan trọng hơn số lượng rất nhiều. Nếu bạn chỉ có 1-2 năm kinh nghiệm nhưng đó là những trải nghiệm thú vị hoặc là những công việc quản lí đòi hỏi trách nhiệm và năng lực thì rõ ràng sẽ hơn những người có 4-5 năm kinh nghiệm nhàm chán ở những cơ quan nhà nước. Gần đây các trường lớn như Havard hay Stanford bắt đầu tuyển một phần nhỏ những SV vừa tốt nghiệp ĐH, chưa có kinh nghiệm làm việc. Nhưng đó bắt buộc phải là những SV cực kì xuất sắc và có tiềm năng lãnh đạo cao từ khi còn học ĐH. Đối với SV quốc tế, nếu bạn có ít kinh nghiệm làm việc thì việc nộp đơn MBA tại Mỹ sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Điểm thi xét tuyển – Chương trình có thể yêu cầu bạn phải thi bài thi xét tuyển để được xét vào học. Bài thi quản lý cao học GMAT là bài thi phổ biến nhất hiện nay. Đôi khi trường có thể cho phép bạn dùng kết quả cũ của bài thi. Điểm thi phải được gửi đến mỗi trường MBA School mà bạn xin nhập học và có giá trị trong vòng 5 năm. Điểm GMAT quan trọng vì nó là một tiêu chí trong bảng xếp hạng các trường kinh doanh. Hơn nữa, GMAT là một kì thi chuẩn cho tất cả mọi người, nên nó được dùng để đánh giá khả năng học tập của ứng cử viên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điểm GMAT cao không bảo đảm là bạn sẽ được nhận (có nhiều người với điểm GMAT hoàn hảo 800 đã bị từ chối), nhưng một điểm GMAT thấp chắc chắn sẽ loại bạn ngay từ vòng tuyển chọn đầu  tiên. Một điều nữa cần nhấn mạnh về GMAT là SV Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung rất mạnh về kĩ năng tính toán (Quantitative), nhưng thường yếu về kĩ năng ngôn ngữ (Verbal). Do đó, nếu bạn có điểm ngôn ngữ và viết luận cao sẽ gây dễ tạo được cảm tình của phòng tuyển sinh.

Thư giới thiệu – các trường kinh doanh thường muốn biết bạn giao tiếp với người khác như thế nào trong môi trường công việc và học tập. Vì thế họ sẽ yêu cầu 2-3 thư giới thiệu. Những thư giới thiệu này thường là do các giáo sư, cấp trên trước đây của bạn hoặc các đồng sự khác. Đọc thêm về cách viết thư giới thiệu

Các bài luận xin nhập học – hầu hết các trường muốn biết về bạn và lý do tại sao bạn muốn theo học MBA tại trường của họ. Điều này có nghĩa là bạn cần gửi một vài bài luận. Các bài luận là cơ hội để bạn mô tả bản thân và nói lên những mục tiêu của bạn. Có thể nói, bài luận là yếu tố quan trọng nhất.

Thông qua bài luận, các trường hi vọng có thể tìm được những ứng viên thích hợp. Thích hợp nghĩa là các trường tin rằng bạn sẽ thật sự hòa nhập với các hoạt động, bạn thực sự thích và muốn gắn bó với trường và bạn có thể đóng góp sự đa dạng của lớp học từ những kinh nghiệm cá nhân. Do vậy, câu hỏi “tại sao bạn lại muốn học trường XYZ” luôn luôn được nêu ra trong các bài luận và phỏng vấn. Các bài luận thường xoay vào các câu hỏi như: tại sao bạn lại chọn học MBA? Bạn muốn chọn nghề nghiệp gì trong tương lai? Khả năng lãnh đạo, sáng tạo và giải quyết vấn đề của bạn như thế nào? Các trường càng xếp hạng cao, có nhiều ứng viên với điểm GMAT và GPA rất cao thì bài luận càng khó (điển hình như Stanford) và có độ quan trọng cao. Cách viết bài luận du học

Cũng cần lưu ý là một số trường yêu cầu phỏng vấn. Đây là một cách tuyệt vời để chứng minh bạn phù hợp với chương trình MBA mà bạn xin học. Nếu có, bạn sẽ được phỏng vấn sau khi nộp hồ sơ xin nhập học. Đa số các trường đòi hỏi được phỏng vấn ứng cử viên như một phần bắt buộc trong quy trình nộp đơn, trong khi một số trường khác không bắt buộc nhưng nhấn mạnh rằng phỏng vấn sẽ là một cơ hội rất tốt để bộ phận tuyển sinh có điều kiện tiếp xúc và đánh giá trực tiếp ứng viên. Đối với SV quốc tế, các trường sẽ đề nghị phỏng vấn bằng lực lượng cựu SV tại nước đó, hoặc phỏng vấn qua điện thoại.

Quy trình phỏng vấn visa du học Mỹ khá quan trọng, vì người phỏng vấn (có thể là một hoặc hai người) sẽ đánh giá bạn từ cách ăn mặc, sự tự tin, sự chuyên nghiệp trong giao tiếp, cũng như những kiến thức thực tế. Đa số những người phỏng vấn đều có các bằng cấp về quản trị nhân sự, nên các câu hỏi thường đơn giản nhưng bao quát và có thể đánh giá được ứng viên.

Bạn đọc quan tâm tới các trường ĐH tại Mỹ và các thông tin cần thiết về du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.