Kỹ năng giao tiếp: Ứng xử như thế nào khi bị người khác hiểu lầm?
Hiểu nhầm – vấn đề bình thường của cuộc sống
Vì lẽ người khác không thể đọc được tư tưởng và ý nghĩ của chúng ta, nên việc có ai đó hiểu sai lời nói hoặc hành động của chúng ta là bình thường trong quá trình giao tiếp. Có lắm việc để người ta hiểu lầm nhau. Đôi khi, vấn đề chẳng qua chỉ là diễn đạt thiếu minh bạch. Hoặc chung quanh chúng ta có tiếng ồn ào và những yếu tố khác khiến người khác khó tập trung hoàn toàn sự chú ý đến những gì chúng ta nói.
Một số cá tính và cử chỉ trong kỹ năng giao tiếp cũng dễ bị hiểu lầm. Chẳng hạn, một người nhút nhát có thể bị xem là lạnh lùng, lãnh đạm hoặc tự phụ. Những gì một người từng trải qua trong quá khứ có thể khiến người đó phản ứng theo cảm xúc thay vì theo lý trí trước một số tình huống. Vì văn hóa và ngôn ngữ bất đồng nên không phải đương nhiên mà người ta hiểu nhau. Còn phải nói đến việc thuật lại sai và thày lay, vậy chẳng lạ gì nếu đôi khi lời nói hoặc hành động của chúng ta bị hiểu khác với ý ban đầu của chúng ta. Dĩ nhiên, am hiểu tất cả những điều này chỉ an ủi được chút ít những ai cảm thấy đã bị người khác hiểu sai.
Thí dụ, chị Anna có lần đã nói về một người bạn đang vắng mặt rằng chị ấy được nhiều người thích. Tuy lời ấy không hàm ý trách móc nhưng đã bị người khác lặp lại không đúng cách, và rồi chị Anna hết sức kinh ngạc và chưng hửng khi trước mặt nhiều người chị bị người bạn ấy giận dữ vu oan rằng chị ghen tị chỉ vì bạn ấy được một bạn trai nào đó chú ý. Lời nói của chị Anna đã bị hiểu sai hoàn toàn, và dù cố phân trần là không có ác ý gì cả, nhưng vẫn vô hiệu. Tình huống đó đã gây nhiều phiền toái và phải mất nhiều thời gian sau chị Anna mới hoàn toàn cải chính được sự hiểu lầm.
Cách người khác nhận xét bạn thường tùy thuộc khái niệm họ có về ý bạn. Vậy, nếu như bạn cảm thấy buồn khi động lực của bạn bị người khác hiểu nhầm trong quá trình giao tiếp cũng chỉ là điều tự nhiên mà thôi. Có lẽ bạn bực tức, nghĩ rằng không ai có lý do gì để hiểu lầm bạn cả. Đối với bạn, việc nhận xét kiểu ấy là đầy định kiến, gắt gao hoặc hoàn toàn sai trái, và khiến bạn đau lòng lắm - đặc biệt nếu trước đây bạn thường xem trọng ý kiến của những người nay phê bình bạn một cách bất công.
Kỹ năng giao tiếp khi bị người khác hiểu lầm
Trong đời, ai cũng ít nhất một lần bị hiểu lầm. Nhưng quan trọng là chúng ta ứng xử thế nào, chấp nhận bị oan hay đấu tranh đến cùng để bảo vệ chính nghĩa? Cuộc sống này đôi khi "thật giả khó phân bua".
Dù là hiểu lầm người khác hay bị người khác hiểu lầm thì ta cũng mang cảm giác dằn vặt như nhau. Khi bị hiểu lầm, mình sẽ cảm thấy tổn thương rất nhiều, bản thân ngay thẳng nhưng bị mọi người cho là xấu xa, không đáng tin. Còn hiểu lầm người khác, mình rơi vào trạng thái có lỗi khi hấp tấp vội vàng, ăn năn khi khiến bạn mình trằn trọc… Sau những hiểu lầm không đáng có, liệu rằng các mối quan hệ có còn như xưa, hay thay vào đó là sự nghi ngờ, lo sợ? Hãy tham khảo kỹ năng giao tiếp khi bị người khác hiểu lầm dưới đây:
Bình thản
Nếu bạn đã từng bị “oan”, đừng thanh minh hay bày tỏ thái độ gì cả. Sẽ không ai tin bạn vào lúc đó và cũng nên tránh đổ lỗi, hay tỏ ra chê trách bất kì điều gì. Nếu bạn trong sạch, thời gian sẽ trả lời tất cả. Nhiều trường hợp bị hiểu lầm mà mãi đến một thời gian rất dài, có khi cả một đời người mới được “giải oan”.
Hiểu lầm trong giao tiếp: Ứng xử như thế nào cho phù hợp?
Bảo vệ mình bằng phẩm chất: Tốt 360 độ
Nếu mình là người tốt thực sự thì phải tốt mọi nơi, tốt mọi lúc, tốt với tất cả mọi người, tốt trong mọi tình huống. Ở đời không ai là hoàn hảo, càng làm việc nhiều thì càng dễ xảy ra sai sót, hiều lầm. Tuy vậy, các bạn thử nghĩ xem: một vài người hiểu lầm, thậm chí cố tình xúc phạm các bạn (vì động cơ thấp hèn nào đó, họ xuyên tạc, dựng chuyện không hay về ta). Nếu mình tốt 360 độ thì sẽ có hàng trăm, hàng nghìn người đứng ra bảo vệ mình thì còn lo sợ gì nữa. Những kẻ cố tình làm hại ta khi đó còn bị cộng đồng trừng phạt.
Biết bảo vệ bản thân, đừng để mình rơi vào cảnh tình ngay lý gian
Khi làm gì, nói gì cũng cần suy nghĩ xem trình độ nhận thức của người nghe thế nào. Hãy tinh tế và minh bạch hết mức có thể. Lời nói tốt không chỉ ở ngữ nghĩa câu từ mà còn phải xem nó có phù hợp với người nghe hay không? Đó chính là kỹ năng sống quan trọng mà mỗi người cần rèn luyện hàng ngày.
Cách xử lý khi đã bị hiểu lầm
- Báo ngay cho người quản lý, cơ quan chức năng để họ bảo vệ ta an toàn, ngăn ngừa sự manh động của đối phương.
- Tham vấn ý kiến người lớn, người có kinh nghiệm để biết cách giải thích cho đối phương => giải tỏa hiểu lầm.
- Hãy xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với người hiểu lầm ta, cảm ơn họ vì sự hiểu lầm của họ đã nhắc nhở ta rằng: ” có một mặt nào đó ta chưa hoàn thiện”.
Một số lời khuyên của đạo Phật về cách ứng xử đối với những người hiểu lầm ta:
Bị người khác hiểu lầm, phải làm sao?
Khi bị người khác hiểu lầm, ai cũng muốn giải thích, nhưng khi ấy, không nói gì lại là một loại độ lượng.
Sự tình thật hay giả, thời gian sẽ cho câu trả lời tốt nhất.
Bị người khác làm tổn thương, phải làm sao?
Không nói là một loại thiện lương.
Tình cảm ấm áp hay lạnh lẽo, thời gian sẽ cho minh chứng tốt nhất.
Bị người chửi bới, bôi nhọ, gièm pha, phải làm sao?
Không nói là một loại hàm dưỡng.
Nhân phẩm của một người thật sự là tốt hay xấu, thời gian sẽ làm sáng tỏ.
Bị người vu cáo, vu oan, phải làm sao?
- Đừng để ý hay quan tâm quá tới điều đó, bởi vì đã có Đạo trời.
- Đạo trời vốn không phân biệt thân quen, rất công bằng. Qua vài năm nhìn lại, bạn sẽ thấy rõ được kết cục ra sao.
- Sống trên đời, gặp bất kể chuyện gì cũng không cần phải vội vã biện bạch thanh minh. Điều gì cũng không cần phải vội vàng đi bộc lộ hết, nói hết.
- Người xưa nói, một người để học được nói chuyện chỉ cần vài năm, nhưng hiểu được cần im lặng lại phải mất vài thập kỷ.
- Độ cao của cuộc đời, không phải là ở việc người ta có thể thấu tỏ bao nhiêu sự tình mà là ở việc người ta có thể xem nhẹ bao nhiêu sự tình.
- Độ rộng của tâm hồn không phải thể hiện ở việc người ta có thể quen biết được bao nhiêu người mà là ở việc họ bao dung được bao nhiêu người.
- Làm người phải giống như núi, nhìn được vạn vật mà cũng bao dung được vạn vật.
- Làm người phải giống như nước, có thể tiến thoái, biết lúc nào nên tiến lúc nào nên lui.
- Làm người chấp nhận chịu thiệt thì sớm muộn cũng sẽ được hồi báo, cuối cùng cũng sẽ không bị thiệt…
- Làm người nếu bằng lòng chịu thua thì cuối cùng cũng sẽ không bị đánh mất tự tôn mà còn giành được lòng người.
Đọc câu chuyện ứng xử sau đây để rút ra bài học về việc hiểu nhầm trong đời sống
Một anh chàng người Pháp bước vào nhà hàng, ngồi vào bàn và gọi món ăn. Tất nhiên, điều này rất ư là bình thường, sẽ không có gì để nói, nhưng…. khi người hầu bàn bưng món ăn ra cho một ông người Mỹ ngôì bàn bên cạnh, anh chàng người Pháp nhìn vào dĩa thức ăn với đôi mắt tròn xoe rồi chỉ tay vào đó và nói: “Ô, pho mi”.
Ông người Mỹ nghe được giận lắm, liền lớn tiếng nói lại: “Nô, nô, pho mi”. GIữa hai người cứ đáp qua đáp lại: “pho mi”. Ông người Mỹ giận quá mới thoi cho anh ta một cái vì tội giành món ăn. Anh chàng đó sợ hãi quá chạy mất. Lúc ấy, người hầu bàn đã hiểu, anh ta giải thích cho ông người Mỹ rằng:
- Người Pháp kia thấy có con kiến bò trên mép dĩa nên nói: “Oh, formi” nghĩa là “con kiến kìa”. Thế những ông Mỹ lại nghe rằng “For me” nghĩa là “của tôi”.
Ngày hôm sau, anh chàng người Pháp lại bước vào quán, ông người Mỹ cũng ở đó. Mừng quá, ông ta quyết định phải xin lỗi nên nói to: “Come here. You come here”. Anh chàng người Pháp vừa nghe như thế thì nói: “Non, come hiere” và bỏ chạy mất. Ông Mỹ ngạc niên và nhờ người hầu bàn giải thích. Anh ta chậm rãi nói:
- Ông la lên “come here” có nghĩa là lại đây, thế nhưng anh chàng kia lại nghe thành “come hiere”, theo tiếng Pháp là như ngày hôm qua. Vì sợ bị ông đánh tiếp nên anh ta bỏ chạy.
Bạn! Nhiều lần chúng ta đã nghe nhầm dẫn đến hiểu lầm và có hành xử không đúng. Bạn bè đang xí xầm chuyện gì đó, khi mình bước đến thì chúng im bặt. Lúc ấy ai mà chẳng nghĩ rằng mình đang bị nói xấu. Nhưng đôi khi câu chuyện bạn bè đang nói chẳng ăn nhập gì đến mình cả. Để tránh hiểu lầm, phải tìm hiểu cặn kẽ sự việc rồi mới có cách ứng xử trong giao tiếp thích hợp.
Kết luận:
Khi chúng ta bị hiểu lầm, chắc chắn là bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và không biết làm thế nào để có thể thanh minh cho bản thân. Trước hết, bạn cần nhìn nhận lại thiếu sót của bản thân, sau đó, giải quyết tuần tự theo những gợi ý trên. Cuối cùng, hãy xem đó là một bài học, một kinh nghiệm sống để kỹ năng giao tiếp được trau chuốt và sâu sắc hơn. Học được bài học trong những tình huống xấu nhất sẽ giúp bạn ngày càng trưởng thành và thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn.
Tổng hợp
Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, ứng xử khi bị hiểu nhầm, hiểu lầm trong giao tiếp, làm thế nào khi bị hiểu lầm, kỹ năng ứng xử khi người khác hiểu lầm, câu chuyện ứng xử về hiểu lầm.