Mới đây, Bộ GD-ĐT đã công bố đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020. Ngoài môn toán, văn, tiếng anh những môn còn lại được cho là "dễ thở" hơn nhiều so với các năm trước.
> Chương trình học được giảm tải, nhẹ bớt gánh nặng cho học sinh
> Xoá tan nỗi ám ảnh nghe Tiếng Anh với 5 bí quyết sau
Đề thi tuyển sinh 2020 có nhiều thay đổi quan trọng phù hợp với tình hình hiện nay của các em học sinh.
Môn Hóa: giảm kiến thức lớp 11
Đề minh họa môn hóa có phần kiến thức hóa vô cơ và hữu cơ ngang nhau, số lượng câu hỏi thuộc nội dung kiến thức lớp 11 giảm đi so với đề chính thức năm trước. Bên cạnh đó, số câu hỏi dạng cơ bản trong đề thi thì tăng nhiều hơn, số câu dạng nâng cao được tinh giản. Đây có lẽ là do tình hình học sinh trên cả nước nghỉ học dài ngày vì dịch bệnh.
Ngoài ra, có thể thấy hầu hết các câu hỏi thuộc phần kiến thức học kỳ 2 lớp 12 đều là dạng cơ bản, các câu hỏi phân loại thí sinh tập trung vào kiến thức học kỳ 1 lớp 12. Từ đây, suy ra là việc giảng dạy chương trình học kỳ 2 chỉ dừng lại mức cơ bản chứ không đào sâu, không nâng cao.
Môn Lý: phổ điểm sẽ cao hơn
Như chia sẻ của Thầy Nguyễn Văn Tưởng (tổ phó tổ vật lý Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, tỉnh Phú Yên): Đề minh họa năm nay độ phân hóa như mọi năm nhưng phổ điểm nếu như năm ngoái ở mức 6-7 điểm thì năm nay sẽ là 7-8 điểm. Phổ điểm cao hơn, mức phân hóa ở điểm 9-10 cũng dễ đạt hơn so với năm ngoái.
Năm nay, đề vẫn có câu khó nhưng độ dàn trải không nhiều. Kiến thức mà Bộ GD-ĐT đã giảm trong học kỳ 2 lớp 12 không có trong đề. Nội dung đề ra cũng có lớp 11 nhưng năm nay ít hơn. Cũng như năm ngoái, đề năm nay không có kiến thức lớp 10. Vì thế, tôi cho rằng nếu các em nắm chắc kiến thức cơ bản thì số điểm 7 không quá khó.