Account Executive là một ngành nghề khá mới tại Việt Nam. Đây là một ngành nghề hấp dẫn và rất phù hợp với những bạn năng động, có niềm đam mê trong ngành Marketing.
Với mức thu nhập khá hấp dẫn, được làm việc trong môi trường năng động từ các công ty về Digital Marketing, Account Executive đã dần trở thành một nghề được nhiều bạn trẻ mới ra trường lựa chọn để trải nghiệm và học hỏi.
1. Account Executive là nghề gì?
Để hiểu rõ về Account Executive là gì thì trước tiên bạn phải hiểu Account là gì? Account là thuật ngữ được dùng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt nó rất thông dụng trong ngành quảng cáo, marketing và tổ chức sự kiện. Account dùng để nói về một khách hàng hay về một mối quan hệ sinh lợi cho công ty.
Account Executive được hiểu là người hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu từ các khách hàng hiện có của doanh nghiệp. Họ sẽ là người trực tiếp bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó cho khách hàng và sau đó sẽ bàn giao các công việc liên quan đến khách hàng đó cho nhóm dịch vụ khách hàng có chuyên môn. Đó là công việc của các Account Executive để quản lý cũng như phát triển và chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp.
Nói đơn giản, Account Executive là người hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp, là vị trí có trách nhiệm phục vụ cũng như nhận yêu cầu từ khách hàng.
Bên cạnh đó, Account marketing là gì bạn cũng phải lưu ý. Bởi vì đó được xem như cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ có nhiệm vụ quản lý mọi vấn đề phát sinh và bảo đảm sẽ mang lại sự hài lòng đến cho khách hàng.
Account Executive là nghề gì?
2. Account Executive có nhiệm vụ gì?
Account Executive là vị trí sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý các vấn đề về giao tiếp với khách hàng. Họ sẽ là người tiếp nhận khách hàng từ các nhân viên kinh doanh để tiếp tục chăm sóc, theo dõi và hỗ trợ nhằm đảm bảo cho việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng .
Có thể nói, nhiệm vụ chính của account executive là sales và marketing. Bởi vậy, người làm Account executive luôn phải tự nhắc nhở rằng mình là người biết điều gì là tốt nhất cho khách hàng, và phải cố gắng hết sức làm điều đó cho họ.
Bên cạnh đó, Account Executive có nhiệm vụ phải mang về thật nhiều khách hàng hơn cho công ty nhằm gia tăng doanh thu. Mức lương của nhân viên account executive thường rơi vào khoảng từ 350-500 USD ở mức lương cứng.
3. Công việc của Account Executive
- Họ sẽ phải làm đầu mối liên lạc chính của doanh nghiệp đối với các khách hàng được phân công. Là người trực tiếp đàm phán các hợp đồng, đồng thời xử lý các vấn đề về tài liệu liên quan .
- Account Executive sẽ phải trực tiếp theo dõi tiến độ hoàn thành đơn hàng và cung cấp các dịch vụ sau khi đã được chốt deal với khách hàng nhằm đảm bảo mức độ thỏa mãn cho khách hàng. Bên cạnh đó Account Executive sẽ phải nhanh chóng phản hồi kịp thời các thắc mắc cũng như các phàn nàn của khách hàng và đưa ra giải pháp hợp lý nhất cho vấn đề căng thẳng đó.
- Account Executive sẽ phải báo cáo lại các vấn đề nghiêm trọng lên phía quản lý bộ phận account khi cần thiết. Và họ phải báo cáo đều đặn lên cấp trên về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình chăm sóc khách hàng và các vấn đề phát sinh.
- Ngoài ra, Account Executive sẽ phải hỗ trợ chào bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến các khách hàng mục tiêu nhằm đạt mục tiêu kinh doanh.
Mô tả đơn giản một ngày làm việc thường nhật của Account Executive
4. Account Executive có KPI không?
Câu trả lời là có!
Thứ nhất là khoảng thời gian phản hồi khách hàng trung bình. Bởi thời gian phản hồi khách hàng phải nhanh chóng thì tỷ lệ chốt đơn mới cao và mang lại uy tín tốt cho công ty. Thứ hai phải nói đến là chỉ số hài lòng của khách hàng dành cho Account Executive. Với chỉ số KPI này, Account Executive sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng
Tiếp đó là số lượng và tỷ lệ khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm (returning customer) hay nói cách khác là khách hàng tiềm năng quay lại mua thêm sản phẩm của doanh nghiệp. Và cuối cùng là số lượng khách hàng trung bình có trên một Account.
Khi đáp ứng tốt các chỉ số KPI trên, các Account Executive sẽ nhận được một mức lương khá cao cũng như bước tiến lớn trong ngành này.
5. Yêu cầu để trở thành một Account Executive
- Bạn phải tốt nghiệp Đại học hoặc cao đẳng về các chuyên ngành kinh doanh, Marketing hoặc các ngành liên quan
- Ở một vài doanh nghiệp sẽ đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm làm việc ở các công việc có liên quan đến sales và chăm sóc khách hàng.
- Ngoài ra bạn phải có hiểu biết về các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh và thành thạo các công cụ Office, có kiến thức cơ bản về các phần mềm CRM sẽ là lợi thế.
- Bên cạnh đó, không chỉ Account Executive mà bất kì vị trí nào cũng yêu cầu bạn thành thạo kỹ năng giao tiếp và khả năng tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tốt.
- Ngoài ra, bạn cần rèn cho bản thân kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian cũng như tinh thần luôn nhiệt tình, tích cực, và hăng say trong công việc.
6. Để trở thành Account Executive giỏi thì cần những năng lực nào?
Thứ nhất là kiến thức chuyên ngành, bạn phải có hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ của ngành nghề này. Bên cạnh đó, các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và, xử lý tình huống cũng cần được trau dồi thường xuyên.
Ngoài ra, để trở thành Account Executive giỏi, bạn cần phải có kỹ năng tổ chức công việc và khả năng quản lý thời gian, kỹ năng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác (networking) cũng như kỹ năng tạo sự ảnh hưởng tới khách hàng
Cuối cùng, bạn phải là người có thái độ tốt, luôn đặt khách hàng là trung tâm, luôn luôn trung thực và bảo mật trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn chung, để trở thành một Account Executive giỏi bạn sẽ cần có đủ 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ
7. Khi ứng tuyển cho vị trí Accout Executive, bạn có thể gặp phải những dạng câu hỏi nào?
Dưới đây là 11 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vị trí Account Executive:
- Bạn thích công việc này ở điểm nào nhất?
- Bạn sẽ xử lý như thế nào khi bị khách hàng từ chối?
- Bạn cảm thấy như thế nào về việc giới thiệu và chào hàng qua điện thoại?
- Bạn sẽ làm cách nào để giúp doanh nghiệp tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới?
- Theo bạn, điều gì sẽ quyết định mối quan hệ kinh doanh là thành công và bền vững?
- Bạn đã có kinh nghiệm sử dụng CRM hay chưa? .
- Nếu gặp trường hợp một khách hàng tiềm năng liên tục đưa ra các lý do để không mua sản phẩm của doanh nghiệp thì bạn sẽ xử lý tình huống đó như thế nào?
- Khi phải xử lý vấn đề với nhiều khách hàng cùng một lúc, bạn sẽ đặt thứ tự ưu tiên thế nào ?
- Bạn hãy kể lại một tình huống bạn phải đối diện với một khách hàng đang bất mãn và phẫn nộ về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
- Bạn hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân về việc đàm phán thành công một hợp đồng với khách hàng mục tiêu.
- Có khi nào bạn để lỡ cơ hội chốt sales với một khách hàng tiềm năng không? Trải nghiệm đó như thế nào và bạn rút ra được bài học gì từ đó?
Để tìm việc làm vị trí Account Executive không phải là điều quá khó, tuy nhiên cũng không quá dễ. ĐIều quan trọng là bạn phải hiểu rõ Account là gì? Account Executive là gì cũng như Account marketing là gì. Ngoài ra, bạn cần nắm rõ bản mô tả công việc Account Executive để từ đó rút ra được mình có những điều gì và thiếu những kỹ năng gì, tính cách và năng lực của bạn có phù hợp với ngành nghề hay không.
> Client và Agency - Làm sao phân biệt? Nên lựa chọn làm ở đâu?
> Ngành Marketing học xong ra làm gì?
Theo Ketnoiviec.net