FOMO hiện đang là vấn đề mà hầu hết mọi người ngày nay đều gặp phải, đặc biệt là sinh viên tại Việt Nam. Vậy hội chứng này là gì và làm sao để vượt qua nó?

Bài thi GRE là gì? Những  vấn đề liên quan đến bài thi GRE

Bài thi GRE là gì? Những vấn đề liên quan đến bài thi GRE

Bạn đang chuẩn bị hồ sơ du học? Nhưng được trường bên Mỹ yêu cầu có điểm bài thi GRE? Vậy bài thi GRE là bài thi gì và những vấn đề liên quan như...

1. FOMO là gì?

FOMO hay đầy đủ là “Fear of Missing out” - Hội chứng tâm lý của những người sợ bỏ lỡ cơ hội/bị lãng quên khi đứng ngoài trào lưu của đám đông. Các nghiên cứu đã tiến hành mô tả người bị hội chứng FOMO cho thấy, những cảm giác lo lắng rằng mọi người xung quanh có thể đang có trải nghiệm về sự hạnh phúc, vui vẻ hoặc hoàn toàn thú vị hơn bản thân bạn. Tâm lý lo lắng này sẽ khiến cho bạn luôn muốn cập nhật các hoạt động của bạn bè hoặc người khác đề có thể xem được họ đang làm cái gì.

Một thực tế cho thấy rằng, sinh viên Việt Nam ngày nay, đặc biệt là thế hệ GenZ và Millenials đang ngày càng có mức độ mắc phải hội chứng này càng cao mà không hề hay biết.

FOMO là gì mà tại sao hầu hết sinh viên Việt Nam đều mắc phải? - Ảnh 1

FOMO hiện đang là hội chứng mà hầu hết sinh viên Việt Nam gặp phải trong vô thức

2. FOMO bắt nguồn từ đâu?

Khái niệm này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2000 bởi Tiến sĩ Dan Herman trong một bài báo học thuật có tên là Tạp chí Quản lý thương hiệu. Tuy nhiên, từ viết tắt FOMO đã được Patrick McGinnis đặt ra một vài năm sau đó trong một ý kiến xuất bản năm 2004 trên tạp chí Mỹ "The Harbus". Với nguồn gốc xuất phát từ lĩnh vực tài chính, những người hoặt động trong thị trường chứng khoán sẽ không ít lần nghe đến khái niệm này.

Do được sử dụng rộng rãi, dần dà, từ “FOMO” đã được chính thức thêm vào Từ điển Oxford vào năm 2013, cùng với các từ lấy cảm hứng từ công nghệ khác như là Emoji và Selfie.

4. Biểu hiện bạn đang mắc phải FOMO

4.1 Tự ti về bản thân

Thật tệ nhưng điều này là sự thật. FOMO khiến cho người mắc phải luôn cảm thấy lo sợ trong cuộc sống. Bản năng của con người là sống thành tập thể, và điều tự so sánh giữa các cá nhân là một hành động vô thức và xảy ra liên tục. Chỉ cần “bị” bỏ lỡ bất cứ thông tin hay sự kiện gì, trong một vài lần, tức khắc bạn sẽ cảm thấy sự tiêu cực dần tấn công bản thân. Về lâu dài, những nỗi lo lắng, stress khi đối mặt với xã hội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người mắc hội chứng FOMO.

4.2 Luôn buồn rầu và cảm thấy thiếu thốn khi không tham dự những cuộc gặp mặt

Không ít lần ta sẽ thường gặp qua 2 trường hợp thế này trong cuộc sống:

  • Người bạn thân thiết đi chơi với người khác, tệ hơn là với người bạn ghét. Bạn sẽ cảm thấy rất thất vọng, hụt hẫng thậm chí là giận dữ với “sự phản bội” ấy.
  • Bạn được mời tham gia một chuyến đi chơi với những người không quá thân thiết hoặc một chuyến đi không hợp ý. Thế nhưng bạn không từ chối tham gia vì sợ bỏ lỡ thông tin và mích lòng người khác.

Đây là 2 trường hợp không mấy hiếm lạ trong cuộc sống mà ai trong chúng ta cũng từng trải qua. Nỗi sợ bị bỏ rơi hay lỡ nhịp thông tin sẽ luôn khiến bạn phải quan tâm rất nhiều chuyện, thậm chí là những chuyện ngoài lề đáng ra chẳng hề liên quan đến bạn.

4.3 Không thể ngừng việc kiểm tra điện thoại

Các kết quả nghiên cho thấy: FOMO bắt nguồn từ sự có mức độ hài lòng thấp đối với các nhu cầu cơ bản về năng lực, sự độc lập và mối quan hệ có mức độ sợ bỏ lỡ cao hơn của con người, tương tự như những người kém vui và kém hài lòng với cuộc sống. Nghiên cứu còn cho thấy những người có mức độ FOMO cao có xu hướng sử dụng mạng xã hội thường xuyên ngay sau khi thức dậy, trước khi ngủ và giữa các bữa ăn. Cho dù là ngồi giữa bạn bè, chỉ cần đối phương bắt đầu rút điện thoại ra và vuốt, bạn cũng sẽ chỉ một nụ cười giả lả và cũng rút điện thoại ra, giống họ.

Thực tế thì bạn đang không cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ với những gì ở hiện tại, và bạn tìm kiếm đến mạng xã hội hay thông báo điện thoại với tần suât cao hơn để cảm thấy giải tỏa. 

4.4 Tiến triển những mối quan hệ vô tội vạ

Bạn chấp nhận lời mời kết bạn/theo dõi của một ai đó trên mạng xã hội dù chẳng biết họ là ai, vội vàng tìm kiếm và xác định mối quan hệ yêu đương với một người mà bạn không chắc chắn có tình cảm,... Cố gắng mở ra nhiều mối quan hệ nhưng bạn vẫn cảm thấy lạc lõng và chán nản nhưng lại chẳng dám kết thúc chúng vì sợ sẽ bỏ qua mất điều gì đó. Hội chứng FOMO khiến chúng ta có cảm giác mình đã thua thiệt bạn bè ở nhiều khía cạnh và thôi thúc những hành động không hoàn toàn tích cực. Thay vì cố gắng để giữ những mối quan hệ không tốt đẹp hay dư thừa, hãy có sự tinh giản và chọn lọc phù hợp hơn cho bản thân để tránh bớt những xung đột không cần thiết.

4.5 Dễ bị gián đoạn và mất tập trung

FOMO biểu hiện rõ nhất trong thời gian học tập và làm việc. Chẳng cần biết đang trong tiết học hay tại nơi làm, chỉ cần chuông báo điện thoại reo lên hoặc không, bạn sẽ vô thức kiểm tra điện thoại. Ngày nay, số người trẻ bắt đầu để ý nhau nhiều hơn qua tốc độ cập nhật thông tin. Những phản hồi như ‘reply chậm thế’, ‘out trend rồi’ sẽ khiến cho người nhận cảm thấy rất sốc và buồn vì bị gắn mác ‘người tối cổ’. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiết độ làm việc lẫn hiệu quả công việc. Chỉ cần 5 phút kiểm tra tin nhắn trong giờ họp, bạn cũng sẽ làm ảnh hưởng đế thời gian của những người khác và mang lại kết quả không tốt cho học tập, làm việc của bản thân cũng như tập thể.

4.6 Mua sắm bất chấp

Sự lên ngôi của mạng xã hội khiến cho công việc truyền thông dần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần bạn nhìn thấy một tấm ảnh của ai đó trên mạng xã hội và thốt lên rằng ‘ôi đẹp thế!’ thì bất kỳ món đồ nào đó xuất hiện trên tấm ảnh sẽ trở thành từ khóa trên khung tìm kiếm của bạn, một cách rất tự nhiên. Hoặc giả, chỉ cần nhìn thấy những người bạn của mình ăn mặc ‘có gout’ một chút, bạn sẽ tự dưng mong muốn được giống như họ với suy nghĩ ‘mình của hiện tại thật quê mùa’. Lâm vào hố sâu mua sắm từ món đồ bình dân đến xa xỉ một các thái quá luôn khiến bạn rơi vào khủng hoảng cho bạn, không chỉ đối với ví tiền của bạn mà còn đối với tâm trí. Việc mua hết món này đến món khác sẽ tăng thêm nhu cầu ‘hợp trend’ của bạn, chỉ cần ngừng mua sắm, lập tức bạn sẽ cảm thấy mình không còn hợp thời nữa.

FOMO là gì mà tại sao hầu hết sinh viên Việt Nam đều mắc phải? - Ảnh 2

Mua sắm vô tội vạ chỉ để 'hợp trend' cũng là một trong những biểu hiện của FOMO

5. Cách vượt qua FOMO

5.1 ‘Cai nghiện’ mạng xã hội

Thực tế mà nói, mạng xã hội tạo ra những ảnh hưởng không tích cực cho bạn, đặc biệt là hội chứng FOMO này. Thế nhưng con người không một ai hoàn hảo. dù cuộc đời họ có thuận lợi và thành công, thú vị đến đâu thì cũng vẫn có những ngày u tối. Quá để ý vào thành công qua những tấm ảnh hay câu tweet sẽ chỉ khiến bạn rơi vào FOMO trầm trọng hơn. Thay vào đó, thu xếp thời gian sử dụng mạng xã hội hợp lý hơn, thậm chí tập thiền để có suy nghĩ tỉnh táo và thoải mái thay vì đắm chìm trong mớ thông báo mãi không hết.

5.2 Thay đổi nhận thức

Theo các nhà tâm lý học, FOMO thực sự có thể là một dạng biến dạng nhận thức . Những biến dạng nhận thức là những kiểu suy nghĩ phi lý, như tin rằng bạn bè của bạn không thích bạn nếu bạn không được mời tham gia một sự kiện gần đây có thể dẫn đến trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý, xây dựng tư duy tích cực, thay đổi các thời gian cho điện thoại bằng hoạt động thể chất,... sẽ là tất cả những gì bạn cần làm để tránh xa FOMO.

5.3 Học cách biết ơn

FOMO khiến cho chúng ta lo sợ nhiều về thứ chúng ta không có thay vì giành sự trân trọng đến thứ chúng ta đang có. Hãy tập cách biết ơn cuộc sống, cảm ơn những người xung quanh còn đang lắng nghe bạn thay vì xây lên những ‘bức tường’ bó buộc, tạo ra những quy chuẩn không thực sự phù hợp với thực tế. 

5.4 Sống tối giản

Cuối cùng, hãy sống tối giản. Sống tối giản với những đồ đạc đủ cần thiết, không quá nhiều để kiểm soát chúng và kiểm soát cả chính mình. Lối sống tối giản giúp cho tâm trí của bạn có sự logic cũng như tập tính tinh gọn cho cuộc sống, điều này phần nào ảnh hưởng tích cực đến nhiều khía cạnh khác. Khi sống tối giản, bạn sẽ không bị chết chìm trong mớ đồ vật chẳng cần thiết, không mất thời gian chăm chăm vào dọn dẹp chúng và có thể dành nhiều thời gian để tu dưỡng bản thân hơn. Một cách hiệu quả và đơn giản để giúp bạn tránh xa FOMO.

> Vì sao du học sinh nên lựa chọn du học ở Lebanon? 

> Làm cách nào để tạo dựng các mối quan hệ khi đi du học? 

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh