Sự kiện : Du học Úc, thông tin du học, hành trang du học

Vậy là giấc mơ của bạn đã thành sự thật. Được đến xứ sở Kangaroo quả là một điều tuyệt vời. Nếu bạn không có người thân hay bạn bè bên đó thì cũng đừng quá lo lắng. Chỉ cần bạn chuẩn bị cho mình những kiến thức về đất nước, văn hóa, phong tục tập quán và con người bản địa thì những cú “sốc văn hóa” mà sinh viên quốc tế vấp phải chắc chắn sẽ được bạn vượt qua nhanh chóng. Bạn có thể lướt qua trang giấy nhỏ này để chuẩn bị cho mình hành trang đầy đủ và một tâm lý hoàn toàn thoải mái trước khi “tung bay trên bầu trời” nhé!

 

1.  Chuẩn bị hành trang

Thật đáng giá nếu bạn mang theo vài vật kỷ niệm từ quê nhà sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi nhớ gia đình và bạn bè. Nhưng bạn cần phải nhớ rằng hành lý xuất cảnh không được quá 20kg. Quần áo mà bạn mang theo tùy thuộc vào đất nước bạn sinh sống và thời gian sống trong năm. Mùa hè của nước Úc lại trùng vào kỳ nhập học tháng 2 khi mà có rất nhiều sinh viên quốc tế đến học. Điều này có nghĩa là bạn có thể mang theo đồ jean, áo thun và áo khoác. Nếu bạn đến Úc vào học kỳ tháng 7,bạn nên mang trong hành lý mình áo khoác,  áo dài tay để đối phó với mùa đông nơi đây.
Bạn có thể mang theo máy nghe nhạc MP3 trong suốt hành trình, điện thoại di động và các thiết bị điện tử  nhưng cần đảm bảo rằng nguồn cung cấp điện phải phù hợp với thiết bị bên Úc.

Rất nhiều du học sinh mang theo thực phẩm đóng gói từ ở nhà trong hành lý. Nhưng không may, hầu hết thực phẩm này đều bị vứt bỏ khi bạn đến Úc. Úc có luật kiểm dịch rất nghiêm ngặt ngăn cấm về việc nhập các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô và đóng gói cùng với những đồ khác.
Điều quan trọng nữa là bạn cần phải mang theo cả bản photso những giấy tờ quan trọng như : passport, visa,traveller’cheque receipts,  vé máy bay, bảo hiểm, thẻ tín dụng,  thẻ ATM và Giấy Xác Nhận Nhập Học.

Đừng bao giờ đồng ý mang hộ túi xách hoặc những vật dụng cho người khác hoặc để người lạ mang dùm đồ cho bạn, điều này  có thể sẽ gây ra cho bạn nhiều rắc rối.

2.    Bảo hiểm

Thật là may mắn nếu hành trình của bạn suôn sẻ. Tuy nhiên bạn có thể gặp một số rắc rối như chuyến bay bị hoãn, mất hành lý và ví.. sẽ làm cho bạn tốn thời gian và tiền bạc. Nó sẽ không bảo đảm cho bạn khỏi những điều xấu trên tuy nhiên   nó sẽ giúp bạn  thoát khỏi những chi phí vô nghĩa  không cần thiết.

 Tất cả những người  khi đến Úc mà có thị thực du học cần phải có Overseas Student  Health Cover (OSHC) trong thời gian ở lại đây. OSHC sẽ giúp bạn trả chi phí cho mỗi lần bạn đến khám bác sĩ

3.    Tiền bạc

Bạn nên mang đủ số tiền Úc cho những ngày đầu ở Úc. Không nên mang theo một lượng lớn tiền mặt trong người. Bạn nên có khoảng 1500-3000 đô la Úc trong séc du lịch để thuận tiện cho bạn tại Úc.
Bạn nên nhớ rằng nếu bạn mang theo tiền mặt Úc hơn 10,000 đô la hoặc tương đương tiền thì bạn phải khai báo với nhân viên Hải Quan khi bạn đến Úc.

4.    Nơi Ở

Tìm kiếm được một nơi sinh sống thích hợp đã là một thử thách nhưng tìm kiếm được ở phù hợp với túi tiền của bạn còn khó gấp bội phần. Sự thật là không có đủ nhà ở Úc để đáp đứng đủ yêu cầu của mọi người, từ sinh viên quốc tế cho đến người dân Úc. Điều cực kỳ quan trọng là bạn cần quản lý túi tiền của mình cho việc thuê nhà trọ trước khi đến Úc và có đủ tiền để trang trải cho chi phí thuê nhà nếu có sự gia tăng.

Có rất nhiều phòng ở có sẵn do đó bạn có thể lựa chọn được nơi ở tốt nhất phù hợp với bạn. Hầu hết nhà trọ, ngoại trừ hình thức homestay, không bao gồm các vật dụng về điện, đồ gỗ, giường ngủ và đồ dùng nhà bếp. Những vật dụng đó luôn được bán sẵn dưới hình thức đã dùng “second-hand” hoặc được các cá nhân rao bán trên báo, có thể  được đăng trên bảng thông báo của học viện.

Học viện của bạn có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên về nơi ở. Nơi ở tạm thời của bạn sẽ được sắp xếp trước khi bạn đến nhằm tạo điều kiện cho bạn khi đến Úc có cơ hội xem xét lựa chọn nơi ở lâu dài.

 

Homestay (Ở cùng người bản xứ)
Học phí khoảng $180-$290 /tuần
Homestay là hình thức sinh viên quốc tế sống cùng gia đình người Úc bản xứ ở gia đình của họ. Hình thức này rất phổ biến ở Úc dành cho những sinh viên tuổi còn trẻ và theo đuổi những khóa học tiếng Anh ngắn hạn. Ở một mình hoặc chia phòng luôn sẵn có và mức giá cả biến động. Bữa ăn được bao gồm và homestay tự phục vụ rẻ hơn luôn săn có.


Một hình thức nữa là “Farmstay”, mang đến dịch vụ sinh sống như miền thôn quê của Úc. Các học viện duy trì việc đăng ký với gia đình người bản xứ để chuẩn bị sẵn chỗ ở cho sinh viên quốc tế trong quá trình học.


Bạn cần phải trả cho chi phí thuê nhà và đặt cọc (thông thường tương đương với 4 tuần tiền thuê nhà) khi bạn đến  nếu bạn chưa thanh toán trước khi bạn rời khỏi nhà. Cần đảm bảo rằng bạn lấy hóa đơn thanh toán trong mỗi lần trả tiền thuê nhà.


Bởi vì bạn sẽ sinh sống ở nhà của người khác, do đó họ rất mong bạn sẽ làm vệ sinh nơi ở, đặc biệt ở những khu vực bạn chia sẽ cùng người khác.Bạn nên xin phép chủ nhà trước khi lắp đặt bất kỳ thiết bị gì trong phòng mình chẳng hạn như tivi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên lạc với chủ nhà của bạn và họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn. Nếu vẫn chưa giải tỏa hết những băn khoăn của bạn, hãy liên lạc với trường bạn đang theo học để có được sự hướng dẫn cần thiết.


 

du hoc uc, thong tin du hoc, du hoc chau uc, chuan bi du hoc, hoc bong du hoc

 

 

Đó là một ý kiến hay khi bạn thảo luận những vấn đề sau với  chủ nhà của mình khi lần đầu tiên bạn đến. Điều này sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn với chủ nhà và có được kinh nghiệm trong việc thuê homestay.

  •  Khi nào bạn thanh toán tiền thuê nhà và hóa đơn tiền điện thoại
  • Những quy định gì về việc sử dụng nhà bếp, giặt đồ, đi chơi và có bạn ghé thăm ?
  • Vào mấy giờ tối thì bạn không được nhận cuộc gọi đến?
  • Về nhà trễ nhất vào lúc mấy giờ sau khi tan học? (dành cho những bạn du học sinh  đang học trung học hoặc dưới 18 tuổi).
  • Cần phải lưu ý những gì khi quyết định chuyển đi? Khi nào bạn có thể lấy lại tiền đặt cọc?
Nếu bạn không hòa hợp được với gia đình homestay thì hãy nói chuyện với điều phối viên hoặc nhân viên dịch vụ  

 

Hostel and Guest houses (about $90 -$160 /tuần)

Hostel (nhà tập thể cho sinh viên) được quản lý bởi  Hiệp Hội Những Công Dân Trẻ Cơ-Đốc Giáo (YMCA) và Youth Hostel của Úc. Sinh viên cùng nhau chia sẻ những vật dùng nhà bếp và phòng tắm. Đây thường là hình thức lựa chọn lưu trú ngắn ngày.


 Boarding schools: trường nội trú (khoảng $10,000 đế $15,000/ năm)
Rất nhiều các trường trung học tư thục cung cấp nơi ở, bữa ăn và dịch vụ giặt ủi cho sinh viên quốc tế. Học phí sẽ tính thêm vào phần chí phí ký túc xá. Bạn có thể sống ở ký túc xá với những sinh viên khác cùng giới tình và có sự giám sát của nhà trường.

Campus Accommodation : Khu học xá (khoảng $150- $280 /tuần)
Hầu hết các trường đại học và học viện đào tạo nghề  cung cấp cho sinh viên nơi ở trong hoặc gần khu học xá của trường như căn hộ, ký túc xá hoặc nơi ăn ở của sinh viên đại học.

Ký túc xá (Residental Colleges) có vẻ hơi mắc và có cung cấp bữa ăn. Họ cũng có thể cung cấp các thiết bị cho hoạt động xã hội và thể thao, phụ đạo học tập, thư viện và thiết bị vi tính.

Halls of residence (Nơi ăn ở của sinh viên đại học) tọa lạc ở trong hoặc gần khu học xá của học viện và thông thường rẻ hơn ở Residental Colleges. Sinh viên được cung cấp bữa ăn và  các dịch vụ dọn vệ sinh cần thiết. Nếu như bạn thích loại hình này thì hãy nhanh chóng nộp đơn  đăng ký cho học viện càng sớm càng tốt.


Du học Châu Úc   học bổng du họchọc bổng toàn phần.

Đăng ký nhận thông tin học bổng du học qua email tại ô bên dưới.

Kênh Tuyển Sinh (Nguồn: Duhocmy)

 

Sự kiện liên quan: