Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012 - DIEM THI DAI HOC - TI LE CHOI
Tin liên quan:
Nhiều chuyên gia cho rằng các đồng tác giả của những bài báo trong vụ Lê Đức Thông đạo văn rất khó để nói rằng mình vô can. Cơ sở nào để nói thế? Tuổi Trẻ xin được ghi lại một số ý kiến:
PGS.TS Hoàng Dũng (trưởng ban khoa học và công nghệ, ĐHQG TP.HCM):
Tôi rất ngạc nhiên
Theo quy định, trong một bài báo khoa học gửi đến các tạp chí khoa học quốc tế đều phải có thông tin đầy đủ (địa chỉ, đơn vị công tác, email...) của các tác giả và đồng tác giả bài báo đó. Khi tòa soạn nhận được bài báo, họ sẽ lập tức hồi âm cho tác giả và đồng tác giả (nếu có) để xác nhận về việc họ đã nhận được bài, đồng thời thông báo tiến độ xử lý bài báo và yêu cầu chỉnh sửa nội dung khi cần thiết.
Vì vậy, tôi rất ngạc nhiên khi nghe các đồng tác giả được xem là “nạn nhân” trong vụ Lê Đức Thông đạo văn đều khẳng định họ hoàn toàn không biết gì về việc gửi bài này. Vấn đề xác nhận của các tác giả là quy định chung của hầu hết các tạp chí khoa học quốc tế. Nếu việc này không được thực hiện thì bài báo sẽ không được đăng tải.
TS Lâm Quang Vinh (phó trưởng phòng khoa học công nghệ - quan hệ quốc tế, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM)
Các đồng tác giả phải xác nhận bài báo
Trong khoa học, việc đạo văn dù bất kỳ hình thức nào cũng không thể chấp nhận được. Tôi cho rằng ông Lê Đức Thông tự ý ghép tên một số chuyên gia, giáo sư khác vào bài báo khoa học của mình có thể là vì muốn bài này được đăng báo. Tuy nhiên ở các tạp chí khoa học quốc tế, tất cả những người là tác giả của bài báo đều được yêu cầu ký xác nhận trước khi đăng.
Trước đây, tôi tham gia viết các bài báo khoa học nhưng không phải là người viết chính, các tạp chí khoa học đều gửi yêu cầu tôi phải ký tên xác nhận. Cũng có tạp chí khi gần chấp nhận đăng bài, ban biên tập yêu cầu tôi và các đồng tác giả phải scan bài báo đã được ký tên và gửi lại, sau đó họ mới cho đăng.
Như vậy, việc các đồng tác giả của Lê Đức Thông đều phủ nhận việc họ đồng ý đứng tên trong các bài báo là chuyện thật khó hiểu.
TS Vũ Thị Phương Anh (trưởng phòng quản lý khoa học và quan hệ quốc tế, Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM):
Làm khoa học phải biết tự trọng
Ở các nước, một người nào đó khi viết bài báo khoa học hay thực hiện một đề tài nghiên cứu, tự ý ghi tên một người khác vào làm đồng tác giả mà không có ý kiến của họ đều bị xử rất nặng. Trường hợp đó các nạn nhân sẽ kiện người tự ý ghép tên họ vào bài báo ra tòa vị tội vu khống. Khi đó, tòa án sẽ đòi hai bên đưa ra chứng cứ để phán xét đúng sai. Còn ở VN, chuyện này chỉ là vấn đề uy tín cá nhân. Đến nay chưa có vụ đạo văn nào xảy ra ở nước ta được xử lý thấu đáo.
Cụ thể trong vụ Lê Đức Thông có thể nhìn nhận hai tình huống: thứ nhất, trong quá trình viết các bài báo có thể ông Thông có quan hệ và thường xuyên lui tới, hỏi ý kiến các chuyên gia trên để tham khảo và nhận ý kiến đóng góp về kiến thức chuyên môn của họ phục vụ bài báo; thứ hai, có thể ông Thông tự ý ghép tên những người khác, mượn uy tín của họ để bài báo dễ được đăng hơn.
Trong trường hợp này các nạn nhân trong bài báo đạo văn của ông Thông bị ảnh hưởng nặng về uy tín cũng như sẽ gặp khó khăn về sau khi gửi bài cho các tạp chí khoa học quốc tế. Khi nhìn thấy tên các tác giả dính tới mấy vụ đạo văn, các tạp chí đều rất dè dặt.
Các nước còn quy định rất rõ bằng văn bản về vấn đề đồng tác giả trong nghiên cứu, viết báo khoa học. Việc xác nhận đồng tác giả đều thực hiện rất chặt chẽ, nghiêm túc. Một đồng tác giả phải có đóng góp rất nhiều về ý tưởng, công sức trong bài báo hay công trình nào đó. Nếu các chuyên gia chỉ góp vài ý kiến cho một đề tài nào đó thì chắc chắn họ sẽ không nhận đồng tác giả. Nhưng ở VN thì rất nhiều người khi làm đề tài hay viết bài báo khoa học thường “mượn tên” thầy mình hoặc người có uy tín để dễ được duyệt hơn.
Đôi khi có những người không hề tham gia quá trình nghiên cứu, chỉ được người viết nhờ vả gì đó trong quá trình viết bài báo vẫn đứng tên đồng tác giả. Tôi cho rằng người làm khoa học phải biết tự trọng trong những trường hợp như vậy.
Lê Đức Thông sử dụng bằng giả?
Theo thông tin từ Viện Vật lý TP.HCM, trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của Lê Đức Thông mà viện này đang lưu giữ có bản sao bằng tốt nghiệp với các thông tin: “Lê Đức Thông, sinh ngày 1-1-1981, tại Quảng Bình, tốt nghiệp kỹ sư ngành khai thác máy tàu biển Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM năm 2005, xếp loại: giỏi. Bằng tốt nghiệp kỹ sư này có số hiệu B125672, được cấp ngày 23-11-2005 do PGS.TS Trần Cảnh Vinh - hiệu trưởng nhà trường - ký tên. Số vào sổ: 43”.
Thế nhưng đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho biết trong các dữ liệu của trường hoàn toàn không có bất kỳ sinh viên Lê Đức Thông như bài báo đề cập.
ThS Cổ Tấn Anh Vũ, trưởng phòng đào tạo nhà trường, khẳng định: “Chúng tôi kiểm tra rất kỹ hồ sơ dữ liệu sinh viên các khóa trước đây của trường, hoàn toàn không có tên Lê Đức Thông. Thậm chí ở hệ đào tạo tại chức hay bậc CĐ cũng không có tên sinh viên này. Trong danh sách xét tốt nghiệp sinh viên ngành khai thác máy tàu biển năm 2005 cũng không hề có tên Lê Đức Thông. Đó là chưa nói đến việc hơn chục năm qua ở ngành này chỉ có duy nhất một sinh viên tốt nghiệp loại giỏi năm 2007”.
Tin liên quan đến xét tuyển:
-
Tỉ lệ chọi các trường Đại học phía Bắc
-
Tỉ lệ chọi các trường Đại học phía Nam
-
Xem tỷ lệ chọi các trường ĐH - CĐ 2012
** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới
Những chủ đề đang được quan tâm:
DIEM THI - DIEM THI DAI HOC 2012 - DIEM THI DAI HOC - XEM DIEM THI
DIEM CHUAN - DIEM CHUAN DAI HOC - DIEM CHUAN DAI HOC 2012
TUYEN SINH - TUYỂN SINH - CHI TIEU TUYEN SINH 2012
TI LE CHOI - TỈ LỆ CHỌI - TI LE CHOI 2012
Kênh Tuyển Sinh
(Theo: Tuoitre)