Sự kiện: Thông tin du học Đức, du học Đức, đất nước Đức

Cộng Hoà Liên Bang Đức là một trong các nước công nghiệp hoá nhiều nhất trên thế giới, nằm ở giữa châu Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch, Ba Lan, Cộng hoà Czesk, Áo, Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan. Ở phía bắc, Đức nằm giáp ranh với biển Baltic và Bắc Hải. Đức là một trong những thành viên sáng lập của Liên Minh Châu Âu và là nước đông dân nhất trong khối này. Ngoài ra Đức còn là thành viên trong khối NATO và G8.
Thủ đô và trụ sở của chính phủ Đức nằm tại Berlin; một số trụ sở của các bộ liên bang nằm tại Bonn. Nước Đức có tất cả 16 tiểu bang.

 

Địa lý

Nằm giữa vùng đồng bằng được hình thành từ thời kỳ băng hà (Ice Age) ở phía bắc và dãy núi cao Alpen (An-pờ) ở phía nam là một vùng rừng núi với độ cao trung bình trải rộng ở miền trung. Nơi thấp nhất nước Đức là Neuendorf-Sachsenbande ở Wilstermarsch với 3,54 m dưới mực nước biển. Ngọn núi cao nhất là Zugspitze với độ cao 2.962 m.
Những sông chính là Rhein, Donau, Elbe, Weser và Oder. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt giống như hạn hán, gió xoáy, bão, thời tiết băng giá hay nóng bức thường ít xảy ra ở đây vì Đức thuộc vào khu vực khí hậu ôn đới. Động đất với hậu quả nghiêm trọng cũng chưa hề có, nếu có cũng chỉ ở mức độ không đáng kể.


Các thành phố

Các thành phố lớn nhất của Đức là Berlin, Hamburg, München, Cologne, Frankfurt, Dortmund, Essen, Stuttgart và Düsseldorf.

 

Dân số

Diện tích nước Đức chỉ lớn hơn nước láng giềng Ba Lan một chút, nhưng dân số lại nhiều hơn gấp đôi. Trong số đó 68 triệu là người Đức, còn lại 15 triệu là người nước ngoài hay có nguồn gốc từ các nước khác. Khoảng 75 triệu người có quốc tịch Đức, một số ít trong số đó còn có thêm quốc tịch nước khác bên cạnh quốc tịch Đức. Khoảng 7,5 triệu người là người nước ngoài.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức (Hochdeutsch).

Tôn giáo

Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái. Hồi giáo chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ nhì. Phần lớn đân số Đức theo đạo Cơ Đốc: 32,0% theo đạo Tin Lành (Bắc và Đông Đức), 31,7% theo đạo thiên chúa La Mã (Tây và Nam Đức), 1,14% theo đạo Cơ Đốc chính thống. Khoảng 27% người Đức không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác.

 

du học Đuc, thong tin du hoc, đat nuoc Đuc, van hoa, xa hoi, chi phi, visa, truong hoc đuc

Những ngày lễ

 
Phần lớn các ngày lễ ở Đức đều bắt nguồn từ các ngày lễ của giáo hội giống như lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh. Trong khi ngày quốc khánh và ngày 1/5 được quy định rõ trong luật liên bang là ngày lễ của toàn quốc, thì những ngày lễ còn lại đều do luật của mỗi tiểu bang tự quy định riêng. Ví dụ, trong khi những người ở Bayern được nghỉ lễ thì những người sống ở Berlin vẫn phải đi làm bình thường.

Chính trị

Thủ đô và trụ sở chính phủ của cộng hòa liên bang Đức là Berlin. Theo điều luật 20, hiến pháp Đức thì cộng hòa liên bang Đức là một đất nước dân chủ, xã hội và hợp kiến. Nước Đức có tất cả 16 bang, một số bang được hình thành bởi nhiều khu hành chính khác nhau. Đất nước được cai quản theo hiến pháp (Grundgesetz). Trong khi nguyên thủ quốc gia là tổng thống với nhiệm vụ đại diện cho đất nước, thì thủ tướng là người điều hành đất nước. Thủ tướng là người có quyền quyết định đường lối lãnh đạo chính trị.
Nước Đức là một liên bang, điều đó có nghĩa là bộ máy chính trị của Đức được chia ra làm hai cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu bang của từng bang một. Mỗi cấp đều có một bộ máy hành chính riêng: hành pháp (executive), lập pháp (legislative) và tư pháp (judicial).

Các điều luật của liên bang được ban hành bởi quốc hội liên bang (Bundestag) cùng với hội đồng

 

Sự kiện liên quan:

Du học, học bổng, hội thảo du học, thông tin du học, visa du học

Đăng ký nhận thông tin du học qua email tại ô bên dưới.

Kenhtuyensinh