Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC

Tin liên quan:

> Lợi nhuận và phi lợi nhuận ở trường tư như thế nào?

>> Thí sinh lo lắng về học phí đại học

>>> Nỗi lo thí sinh ảo và lợi nhuận của trường Dân Lập

 

Gần đây, việc đầu tư cho ĐH công lập và ĐH ngoài công lập có sự vênh nhau rất lớn. Theo ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập thì vẫn đang còn tồn tại sự phân biệt đối xử mà trường ĐH ngoài công lập luôn chịu thiệt thòi. Trong cuộc chạy đua để thu hút thí sinh, các trường ĐH ngoài công lập luôn gắng gồng mình, đôi khi chấp nhận bù lỗ chỉ để giữ thương hiệu, tồn tại.

Cuoc dua de ton tai cua cac truong Ngoai cong lap, Truong dan lap, tuyen sinh 2012, thong tin tuyen sinh, truong ngoai cong lap, hoc phi turong dan lap, chat luong truong dan lap, truong DH tu thuc

Khách sạn sinh viên ĐH Dân lập Hải Phòng là một trong số ít những trường đạt chất lượng tốt về điều kiện ở cho người học

Cạnh tranh chất lượng khó cạnh tranh học phí

Trước những định kiến của xã hội trong thời gian qua khi những địa phương như Đà Nẵng, Nam Định lần lượt nói "không” với cử nhân hệ tại chức, ngoài công lập, các trường ĐH ngoài công lập đã đối phó lại bằng cách tự nâng cao chất lượng, cơ sở vật chất nhằm duy trì thương hiệu. Có những trường tìm giải pháp giảm học phí liên tục, có thể chấp nhận bù lỗ chỉ để duy trì chỉ tiêu đầu vào.

 

Tiêu biểu trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị (Hà Nội) trong 3 năm liên tục đã thực hiện giảm học phí khá ấn tượng. Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu-Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm 2010 học phí khối ngành Kinh tế - Quản trị thu 1,1 triệu đồng/tháng, thì năm 2011 giảm còn 850.000 đồng/tháng; trong khi khối ngành Khoa học giảm xuống 600.000 đồng/tháng vào năm học này. Tuy nhiên, việc giảm học phí này chỉ là hãn hữu. Trong bối cảnh lạm phát, nhiều trường ĐH (đặc biệt là ĐH ngoài công lập) luôn đầu tư mới về cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ giảng dạy, thì phần lớn học phí các trường đều tăng. Việc cạnh tranh thu hút sẽ dẫn đến ràng buộc để yếu tố học phí chỉ được phép tăng nhẹ, nhưng chỉ cần như thế đã là bài toán hóc búa về kinh tế đối với nhiều trường.

 

GS. NGƯT. Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng chia sẻ, nhà trường đã có bước phát triển hệ thống cơ sở vật chất hiện đại từ giảng đường đến phòng tập, phòng thực hành, thư viện, "Khách sạn sinh viên” do sinh viên tự quản. Nhưng trường vẫn chật vật trong thu hút thí sinh hằng năm. Đó cũng là thực trạng chung của nhiều trường ĐH ngoài công lập trên cả nước.

 

Tiêu biểu trường ĐH Thăng Long, ĐH FPT, ĐH Hoa Sen, ĐH Quốc tế Bắc Hà, ĐH Nguyễn Trãi đều có cơ sở vật chất tương đối ổn định. Nhưng đôi khi, điều kiện vật chất tốt lại thường đi đôi với mức học phí "khủng”. Trong khi, các trường ĐH công lập được hưởng mọi ưu tiên, "đặc quyền”, được bao cấp, mức học phí ổn định theo "giá sàn”, đã có thương hiệu từ lâu nên luôn chiếm thế thượng phong, chủ động. Ngược lại, các trường ĐH Ngoài công lập phải "tự bơi” để tồn tại, tự cân đối học phí, tự hạch toán thu chi, nên yếu tố học phí là điều sống còn.Lợi nhuận hay phi lợi nhuận?

 

Hiện nước ta có khoảng gần 90 trường ĐH-CĐ ngoài công lập, tỉ lệ các trường yếu tương đối lớn. Cụ thể, tỉ lệ chung về 1 giảng viên/28 sinh viên tại nhiều trường ĐH công lập đã vượt quá mức cho phép, nhưng tại nhiều trường ĐH-CĐ ngoài công lập con số này còn tăng gấp đôi, từ 40 đến 45 sinh viên/giảng viên. Cơ sở vật chất một số trường mới thành lập thường chắp vá, đội ngũ giảng viên yếu, thiếu hụt, thuê mượn.

 

Đáng báo động như trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.Hồ Chí Minh, ĐH Tây Đô, ĐH Quốc tế Hồng Bàng dao động tỉ lệ từ 40 lên 47 sinh viên/giảng viên. Ngoài ra, tỉ lệ giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trường còn gấp đôi giảng viên cơ hữu. Nhiều giảng viên, giáo sư, tiến sĩ mang danh vài trường ĐH một lúc. Đó chính là sự chắp vá thiếu đồng bộ làm ảnh hưởng chung đến uy tín những trường ĐH ngoài công lập chất lượng khác. Trách nhiệm lớn từ Bộ GD&ĐT trong buông lỏng quản lý, thả nổi nhiều trường tự do hoạt động mà không có chế tài nghiêm khắc xử phạt khiến "mạnh ai nấy làm”.

 

Dự thảo Luật Giáo dục đại học trình Quốc hội xem xét, thông qua (dự kiến tại kỳ họp cuối năm 2012) đặt ra yếu tố "lợi nhuận hay phi lợi nhuận của hoạt động các trường ĐH tư thục”? Điều đó đặt ra sự thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục ĐH tư thục, hoặc trường có yếu tố đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận nếu các cổ đông hoặc thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hàng năm bằng lãi suất ngân hàng. Nếu vậy, các trường ĐH tư thục sẽ đứng trước gánh nặng không dám "phi lợi nhuận” bởi thu chi không đảm bảo hoạt động.

 

Theo ông Trần Xuân Nhĩ, để hệ thống ĐH ngoài công lập phát triển mạnh, hoạt động có hiệu quả, nhà nước cần có sự đầu tư, ưu tiên công bằng. Ngay cả áp dụng lợi nhuận hay phi lợi nhuận cũng đều đưa các trường ĐH này đến ngõ cụt do sức ép kinh phí hoạt động. Hậu quả là sinh viên sẽ trở thành nạn nhân của sự đào tạo thiếu quy chuẩn, thiếu chất lượng.

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

 

Những chủ đề đang được quan tâm:

DIEM THIDIEM THI DAI HOC 2012DIEM THI DAI HOCXEM DIEM THI

DIEM CHUANDIEM CHUAN DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC 2012

TUYEN SINHTUYỂN SINHCHI TIEU TUYEN SINH 2012

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: daidoanket)