THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội mới công bố đề thi toán, đề được nhiều người đánh giá khá khó, có độ phân loại cao, có yếu tố thực tiễn thực tiễn hứa hẹn sẽ xét tuyển được rõ rệt năng lực thí sinh.

>>> Đề Văn thú vị của trường THPT Năng khiếu trong kỳ tuyển sinh lớp 10

>>> THPT Năng khiếu đưa "giải cứu dưa hấu" vào đề Toán tuyển sinh lớp 10

>>> Nguyện vọng tuyển sinh lớp 10 tăng mạnh ở các trường THPT tốp giữa

Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội là trường dẫn đầu các trường cấp ba chuyên ở Hà Nội về tỷ lệ chọi khá cao với khoảng 7.400 thí sinh đăng ký thi vào lớp 10 năm học 2018-2019.
Cũng giống như mọi năm, học sinh tham dự kì thi tuyển sinh vào 10 sẽ phải trải qua ba bài thi là Toán (hệ số 1), Ngữ văn (hệ số 1) và môn chuyên (hệ số 2). Mỗi môn thi có thời gian làm bài 120 phút.

Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển, khi tham dự đầy đủ 3 bài thi, không vi phạm quy chế và đạt điểm từng bài lớn hơn 2 điều đó khiến cho áp lực đối với lứa “dê vàng” để vượt qua kì thi năm nay là rất lớn. Đề thi được nhiều giáo viên chuyên môn khen ngợi là có tính thực tiễn, đặc biệt độ phân loại cao dành cho các thí sinh trường chuyên.

Giáo viên tổ Toán, Trung tâm Hocmai.vn cho biết, đề thi môn Toán (môn chung) năm nay gồm 5 câu, ít hơn so với đề 2017 một câu, 100% hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Kiến thức tập trung trong chương trình Toán 9, có tính phân loại cao, được sắp xếp từ dễ đến khó, có yếu tố thực tiễn.

Điểm nổi bật của đề thi là người ra đề không cho sẵn thang điểm cho từng câu như thông lệ. Đề được đánh giá là khó hơn đề năm 2017, mức trung bình điểm mà thí sinh có thể đạt là 5,6 điểm. Các câu được phân chia rõ ràng như sau:

Câu 1: Rút gọn biểu thức

Đây là dạng toán quen thuộc và dễ ăn  điểm với mọi thí sinh Rút gọn biểu thức chứa căn và các câu hỏi phụ. So với đề năm ngoái, câu 1 năm nay cũng bao gồm 2 ý. Câu hỏi không quá khó, tuy nhiên để đạt được điểm tối đa, thí sinh cần lưu ý trong quá trình biến đổi biểu thức P. Câu hỏi phụ ở mức độ đơn giản hơn so với đề năm 2017, thuộc dạng bài tìm giá trị của biến khi biết biểu thức thỏa mãn điều kiện cho trước.

Công bố đề Toán chuyên ĐH sư Phạm: “Khá khó, thí sinh dễ bị mắc bẫy”

Câu 2: Tìm x

Nếu như câu 2 của đề thi năm 2017 là câu được thêm vào thuộc mức độ khó thì câu 2 năm nay là câu hỏi phổ biến, ở mức độ vận dụng, có yếu tố thực tiễn được nhiều thí sinh ôn tập. Câu hỏi rơi vào dạng bài giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình – phần trăm năng suất. Để làm được câu hỏi này yêu cầu các thí sinh cần đọc kĩ giả thiết và tìm ra mối liên hệ giữa các đại lượng.

Công bố đề Toán chuyên ĐH sư Phạm: “Khá khó, thí sinh dễ bị mắc bẫy”

Câu 3: Tìm giá trị

Đây là câu hỏi được nhiều giáo viên chuyên môn đánh giá hay và lạ trong đề. Năm 2017, đề bài ra về sự tương giao giữa các đồ thị hàm số, đề thi năm nay yêu cầu chứng minh nghiệm của một phương trình bậc 3 có giá trị dương. Phương trình bậc 3 vốn là mảng kiến thức ít được học sinh quan tâm và được nhiều giáo viên cho rằng ít ra trong đề thi trong quá trình ôn tập do vậy bài 3 sẽ gây khó dễ cho nhiều thí sinh. Phương pháp tốt nhất để giải quyết câu hỏi này là đánh giá thông qua việc biến đổi biểu thức.

Công bố đề Toán chuyên ĐH sư Phạm: “Khá khó, thí sinh dễ bị mắc bẫy”
Ý số hai trong câu 3 cách thức ra đề có sự “lắt léo” hơn, có tính đánh đố, thuộc dạng câu hỏi lạ. Thí sinh cần trải qua tối thiểu 3 bước khai triển biểu thức để tìm ra kết quả.

Câu 4: Hình học

Là câu hỏi thuộc lĩnh vực hình học bao gồm 3 ý hỏi, cách dẫn dắt cho giả thiết của bài toán có sự độc đáo khi người ra đề đã có ý đồ khi thay đổi cách thức biên soạn câu hỏi khiến thí sinh cảm thấy lúng túng khi lựa chọn phương pháp giải.
Trong bài toán, thí sinh muốn tính độ dài đoạn thẳng cần phải sử dụng đến kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác vuông. Một dạng kiến thức điển hình trong chương trình Hình học 9 – góc trong đường tròn được thể hiện “ngầm” trong ý b (chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn) và ý 2.

Công bố đề Toán chuyên ĐH sư Phạm: “Khá khó, thí sinh dễ bị mắc bẫy”
Ý số 2 yêu cầu chứng minh 2 góc bằng nhau là một câu hỏi thuộc dạng khó, dùng để phân loại, phù hợp với học sinh giỏi. Thí sinh dễ bị ngộ nhận và khó có thể để đạt điểm tối đa cho ý hỏi này.

Câu 5: Tính giá trị biểu thức

Được đánh giá là câu khó ăn điểm nhất của đề đòi hỏi thí sinh phải có nhiều kĩ năng tính toán, nhanh nhạy, tư duy mới có thể ăn trọn câu để lấy điểm 9, 10 bên cạnh ý số 2 của câu 4. Để giải quyết triệt để câu hỏi, thí sinh cần sử dụng phương pháp chặn miền giá trị cho x và dựa vào già thiết quan trọng nhất của bài toán là x phải nguyên.

Công bố đề Toán chuyên ĐH sư Phạm: “Khá khó, thí sinh dễ bị mắc bẫy”
Một giáo viên tổ toán trung tâm Hocmai.vn chia sẻ với các thí sinh: “cấu trúc và nội dung đề thi này, thí sinh có thể đạt được mức điểm 5-6 điểm là phổ biến. Và để hoàn thành tốt bài thi, các em học sinh cần có kế hoạch trau dồi kiến thức cơ bản thuộc chương trình SGK kết hợp với việc rèn luyện kĩ năng làm các dạng bài khác nhau”.

Theo Dân Trí