Ta luôn biết rằng những người có tính khiêm tốn vô cùng đáng quý và rất đáng noi theo. Thế nhưng trong công việc, liệu ta thực sự có nên khiêm tốn không?

Liệu cạnh tranh trong công việc có phải là điều quá tồi tệ?

Liệu cạnh tranh trong công việc có phải là điều quá tồi tệ?

Trong công việc, cạnh tranh giữa các đồng nghiệp trong cùng cơ quan hoặc cùng chi nhánh là một điều khó có thể tránh khỏi. Vậy thì liệu vậy cạnh tranh ấy là tốt hay...

1. Thế nào là khiêm tốn?

Khiêm tốn có thể hiểu là người luôn ý thức được thái độ, hành động của bản thân, thể hiện sự chừng mực khi đánh giá về chính mình, không kiêu căng, ngạo mạn, tự mãn hay khoe khoang trước người khác. Đối với người khiêm tốn, họ sẽ không bao giờ cố tình đề cao chiến tích, thành tựu mình đạt được. Ngược lại, họ sẽ không ngừng nỗ lực, phấn đấu để đạt được kết quả cao hơn, thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Có thể nói, khiêm tốn là một trong những đức tính quý báu mà chúng ta nên có. Bởi nó mang lại cho chúng ta rất nhiều ý nghĩa như: 

  • Giúp chúng ta nhận được thiện cảm, sự yêu quý từ người khác, từ đó phát triển hơn các mối quan hệ tốt đẹp.
  • Việc tôn trọng người khác sẽ giúp bạn nhận lại được sự tôn trọng, tín nhiệm từ họ. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển trong sự nghiệp. 
  • Sự khiêm tốn là cầu nối để bạn chinh phục nhiều kiến thức, mở mang tầm hiểu biết. 
  • Khiêm tốn là chìa khóa giúp con người gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, công việc. 
  • Khiêm tốn còn giúp chúng ta nâng cao được giá trị của bản thân hơn.

Có nên khiêm tốn trong công việc? - Ảnh 1

Khiêm tốn còn giúp chúng ta nâng cao được giá trị của bản thân hơn

2. Có nên khiêm tốn trong công việc hay không?

Khiêm tốn trong cuộc sống là tốt, song trong một số trường hợp, nó khiến bản thân chúng ta phải chịu thiệt thòi. Vậy cụ thể trong công việc, có nên thể hiện sự khiêm tốn quá mức không?  Câu trả lời ở đây là “KHÔNG NÊN” bởi một số lý do sau: 

2.1 Khiêm tốn quá sẽ bị xem là nhút nhát 

Mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau về sự khiêm tốn, đôi khi có người có hiểu nhầm đó là nhút nhát. Trong công việc, để có thể thành công, các bạn cũng cần phải hiểu nhận thức của đồng nghiệp, cấp trên về khái niệm này. Bởi trong môi trường công sở năng động, bạn khiêm tốn sẽ có thể bị cho rằng là sống khép kín, không dám thể hiện bản thân, thậm chí những người ghét bạn còn nghĩ bạn giả tạo. 

2.2 Mọi người không biết giá trị thực sự của bạn 

Thường những người khiêm tốn muốn lấy hành động để chứng minh năng lực. Vì không ai muốn cố gắng, nỗ lực nhưng không được công nhận cả. Tuy nhiên, các bạn lại chưa nghĩ đến việc, nếu không nói ra thì ai sẽ là người nhận ra giá trị thực sự mà bạn mang đến cho công ty? Lối tư duy tập trung, chăm chỉ làm việc, cống hiến mà không cần lên tiếng có thể sẽ khiến các bạn để lỡ mất cơ hội việc triển trong công việc, sự nghiệp.

2.3 Bạn có thể không hiểu giá trị thực sự của mình 

Đôi khi, sự khiêm tốn quá mức sẽ khiến bạn quên đi khả năng, bản lĩnh của mình. Bạn luôn nghĩ mình còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm và không thể vượt qua được sự thành công của người khác. Điều này khiến bạn ngại ngùng, không dám mạo hiểm và không nắm bắt được cơ hội lớn trong sự nghiệp. Cứ mãi ở trong vùng an toàn sẽ chỉ làm bản thân bạn tránh gặp phải những sóng gió nơi công sở mà đánh mất giá trị của chính mình. 

2.4 Bị bắt nạt nơi công sở 

Trong công việc, bạn quá khiêm tốn, không muốn có bất kỳ mâu thuẫn, cạnh tranh nào với đồng nghiệp, điều này sẽ khiến bạn trở thành đối tượng bị lợi dụng. Bạn sẵn sàng làm việc trong thời gian dài, khối lượng công việc lớn, vậy nên mọi người sẽ vin vào cớ đó để nhờ vả. Lâu dần, các công việc đó dường như là nhiệm vụ riêng và bạn phải thực hiện cho tất cả mọi người. Vậy nên, đừng khiêm tốn đến mức ai cũng chê bai, cười nhạo và bắt nạt nhé. 

Có nên khiêm tốn trong công việc? - Ảnh 2

Trong công việc, nếu quá khiêm tốn thì sẽ khiến bạn trở thành đối tượng bị lợi dụng

2.5 Khiêm tốn quá sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của bạn 

Người khiêm tốn quá thường sẽ bị bất lợi khi đàm phán. Ví dụ, trong vòng phỏng vấn, review hàng năm, dù bạn xứng đáng nhận được những điều tốt hơn, mức lương cao hơn, song vì khiêm tốn mà bạn e ngại, không dám yêu cầu với sếp. Như vậy, vô tình bạn đã làm giảm đi thu nhập, nhận mức lương thấp hơn năng lực, giá trị mà mình tạo ra cho công ty. Thậm chí, công ty cũng sẽ không còn quá coi trọng bạn.

Như vậy, khiêm tốn trong công việc không phải lúc nào cũng tốt, cũng giúp bạn được yêu quý, tín nhiệm. Tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp khác nhau mà các bạn nên thể hiện sự khiêm tốn có chừng mực, hợp lý.

> Cách xây dựng sự tín nhiệm nơi công sở 

> Làm việc nhóm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? 

Theo JobGO