Trong công việc, cạnh tranh giữa các đồng nghiệp trong cùng cơ quan hoặc cùng chi nhánh là một điều khó có thể tránh khỏi. Vậy thì liệu vậy cạnh tranh ấy là tốt hay xấu và có những cách gì thúc đẩy nó theo hướng tích cực? Ngày hôm nay, Kênh tuyển sinh sẽ giúp bạn giải mãi liệu cạnh tranh là tốt hay xấu và giúp bạn quyết định liệu có nên thúc đẩy cạnh tranh hay không nhé!
1. Lợi ích của cạnh tranh trong công việc
Nhắc đến vấn đề này, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các hạn chế trước tiên. Tuy nhiên, mọi thứ đều tồn tại hai mặt trái ngược song song với nhau. Cạnh tranh tại nơi làm việc cũng không phải ngoại lệ. Cụ thể, sự cạnh tranh lành mạnh, giữ ở mức độ vừa phải có thể đem đến những lợi ích tuyệt vời như sau:
1.1. Thúc đẩy sự tiến bộ của nhân viên
Trong công việc, nếu thiếu đi một chút sự cạnh tranh thì nhân viên sẽ rất khó hết mình vì công việc. Theo đó, học sẽ chỉ làm đủ số lượng thay vì chất lượng công việc. Ai cũng như vậy bởi cả tập thể không có ai cố gắng, nỗ lực. Dần dần, nhiệt huyết công việc sẽ mất đi và hiệu suất công việc giảm đi rõ rệt. Vì vậy, tăng cường sự cạnh tranh chính là cách đơn giản mà hiệu quả nhất để thúc đẩy sự tiến bộ của nhân viên. Một người cố gắng có thành tích tốt, được khen thưởng, rồi sẽ có hai người, ba người,… nỗ lực để có thành tích tốt hơn. Nhờ vậy, sự tiến bộ của từng cá nhân sẽ tăng một cách nhanh chóng.
Liệu cạnh tranh trong công việc là tốt hay xấu?
1.2. Giúp nhân viên có trách nhiệm với công việc
Để có thể cạnh tranh với những người giỏi, bạn buộc phải có trách nhiệm với bản thân và công việc đang thực hiện. Nói như vậy bởi trách nhiệm bạn không có thì lấy gì để “chiến đấu” với các đối thủ cạnh tranh. Tài giỏi là một chuyện, nhưng nếu chỉ ỷ lại vào đó mà làm việc một cách vô trách nhiệm bạn cũng sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau. Và trong trường hợp như vậy, cạnh tranh giống như một liều “thuốc tăng lực” giúp bạn có động lực, tinh thần trách nhiệm với bản thân và tập thể công ty.
1.3. Giúp công ty phát triển nhanh chóng
Đây là lợi ích không phải bàn cãi quá nhiều của cạnh tranh trong công việc. Theo đó, một tập thể sở hữu những nhân viên cố gắng, cạnh tranh lành mạnh để đạt hiệu suất công việc tốt nhất thì doanh thu, lợi nhuận, danh tiếng không phải điều quá xa vời.
2. Hạn chế của cạnh tranh trong công việc
Trái ngược với cạnh tranh lành mạnh, sự cạnh tranh mang tính chất tiêu cực nơi làm việc sẽ đem đến những hạn chế như:
2.1. Gia tăng căng thẳng, áp lực công việc
Một môi trường làm việc chỉ tồn tại những hơn thua, cạnh tranh bất chấp để giành lợi ích trong công việc sẽ đem đến cho nhân viên sự căng thẳng, mệt mỏi. Áp lực tăng cao khiến con người ta cảm thấy chán nản, ngạt thở và thậm chí không thể tiếp tục công việc.
2.2. Hiệu suất công việc giảm
Khi sự cạnh tranh bị đẩy lên mức tiêu cực, nhân viên có thể bất chấp tất cả để đạt được mục đích. Khi đó, họ không còn quan tâm đến công việc mà chỉ tập trung làm sao để có thể hơn người khác. Và đương nhiên, không ai thiết tha với công việc sẽ dẫn đến hiệu quả tất yếu là hiệu suất công việc giảm.
2.3. Đẩy những người có năng lực ra khỏi bộ máy
Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt bất chấp chiêu trò, những người chỉ biết cố gắng làm việc bằng khả năng sẽ khó có thể trụ vững. Mất đi những người có năng lực sẽ là hệ quả tất yếu khi xảy ra cạnh tranh không lành mạnh.
3. Bí quyết tận dụng lợi thế của cạnh tranh lành mạnh trong công việc
Cạnh tranh trong công việc không phải điều gì quá tiêu cực hay cần loại trừ hoàn toàn khỏi công việc. Chính vì vậy, thay vì tìm cách khiến chúng biến mất tại nơi làm việc, tại sao bạn không tận dụng lợi thế để khiến sự cạnh tranh phát huy sức mạnh. Bạn có thể tham khảo một số tips dưới đây:
- Tự mở rộng phạm vi trách nhiệm của bản thân với công việc.
- Đặt ra những mục tiêu của riêng mình và phấn đấu lành mạnh thay vì cạnh tranh chỉ để hơn thua với người khác.
- Thử thách, sáng tạo nhiều hơn trong công việc để nâng cao năng lực của bản thân.
- Tích cực hơn trong việc tận dụng, xây dựng các mối quan hệ cạnh tranh lành mạnh nơi làm việc.
- Hạn chế suy nghĩ coi tất cả các đồng nghiệp là đối thủ cạnh tranh, cần làm mọi thứ để hơn họ.
- Tham khảo, học hỏi những phẩm chất tốt đẹp, những kỹ năng chuyên nghiệp của đồng nghiệp thay vì ghen ghét, đố kỵ.
- Đề xuất, chung tay xây dựng phương án làm việc nhóm, thi đua tích cực, đánh giá hiệu suất công bằng tại công ty.
> Làm việc nhóm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
> Những điều bạn nên biết về chỉ số MQ
Theo Jobs Go