Đầu năm học mới, câu chuyện học phí đang nóng hơn bao giờ hết. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số địa phương thông báo miễn nhưng đồng thời cũng có một số địa phương chưa chốt học phí 2022 - 2023.

Học phí tại Sóc Trăng tăng trong năm học 2022 - 2023

Học phí tại Sóc Trăng tăng trong năm học 2022 - 2023

Sau khi được HĐND cấp tỉnh thông qua, Sóc Trăng đã công bố mức học phí mới trong năm học 2022 - 2023. Được biết, mức học phí này cao hơn so với năm học...

1. Nghị định 81 về chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí trong lĩnh vực giáo dục

Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên Nghị định 81 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo có hiệu lực.

Theo đó, mức học phí mới sẽ tăng ở tất cả các cấp, từ mầm non đến đại học. Ở bậc phổ thông, mức học phí mới tăng gấp 3-4 lần so với mức học phí cũ.

Thực hiện Nghị định 81, các địa phương đã xây dựng mức học phí mới cho năm học 2022-2023. Tuy nhiên, trước thềm năm học mới, một số địa phương đã thông báo hỗ trợ học phí cho học sinh các cấp bậc phổ thông nhằm chia sẻ những khó khăn với người dân trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Có địa phương miễn, chưa chốt học phí năm 2022 - 2023 - Ảnh 1

Có địa phương miễn, chưa chốt học phí năm 2022 - 2023

2. Một số trường miễn giảm học phí năm học 2022 - 2023

Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ đã thông qua 2 nghị quyết về mức học phí và hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2022 - 2023.

Theo đó, 100% học sinh thành phố Cần Thơ được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023. Nguồn hỗ trợ được thực hiện bằng ngân sách nhà nước của thành phố. Dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ là 308,943 tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên thành phố thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh các cấp từ mầm non đến THPT trên địa bàn. Được biết, năm học 2022 - 2023, thành phố có khoảng 142.629 trẻ em, học sinh.

Tỉnh Bắc Kạn giữ ổn định mức học phí trong năm học mới 2022 - 2023 theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Kạn, đồng thời tỉnh cũng miễn 100% học phí cho khoảng gần 21.000 học sinh bậc THCS.

Trước đó, như báo Tin tức đã đưa, Thành phố Hải Phòng đã miễn học phí cho bậc mầm non và THCS từ năm học 2020 - 2021 và học sinh bậc THPT được giảm học phí từ năm học 2021 - 2022. Đến năm học 2022 - 2023, 100% học sinh các cấp ở thành phố Hải Phòng được miễn học phí (trừ bậc tiểu học được miễn theo Luật Giáo dục).

Được biết, mỗi năm, thành phố trích hơn 400 tỷ đồng từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho giáo dục. Năm 2018, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Nghị quyết 54 về miễn, giảm học phí cho học sinh các cấp. Việc miễn học phí cho bậc mầm non và THCS bắt đầu thực hiện từ năm học 2020 - 2021 và học sinh bậc THPT được giảm học phí từ năm học 2021 - 2022.

Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết, đơn vị đang tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 10 sắp tới của HĐND tỉnh khóa XIV về chính sách hỗ trợ học phí năm học mới 2022 - 2023.

Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến khoảng 458 tỉ đồng - cao gấp hơn 3 lần so với tổng mức hỗ trợ năm học 2021 - 2022, chủ yếu do mức học phí năm nay tăng cao. Năm học 2021 - 2022, Quảng Ninh đã giảm 100% học phí cho học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trường công lập và tư thục do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Số tiền này được trích ra từ ngân sách của tỉnh.

Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định miễn toàn bộ học phí cho trẻ em 5 tuổi, học sinh tiểu học và THCS công lập, tư thục giai đoạn 2022 - 2025.

Trong đó trẻ mầm non 5 tuổi được hưởng từ năm học 2022 - 2023 đến hết năm học 2023 - 2024, học sinh THCS được hưởng từ năm học 2022 - 2023 đến hết năm học 2024 - 2025. Dự kiến ngân sách tỉnh sẽ chi hơn 568 tỷ đồng cho cả giai đoạn 2022 - 2025. Riêng mức học phí dự kiến chi cho năm học 2022 - 2023 hơn 110 tỷ đồng.

HĐND thành phố Đà Nẵng cũng đã thông qua nghị quyết hỗ trợ 100% học phí 9 tháng của năm học 2022 - 2023 cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập. Các đối tượng được giảm học phí theo các chính sách của trung ương và thành phố được cấp bù phần hỗ trợ cho bằng 100% mức thu học phí công lập năm học 2022 - 2023.

Đà Nẵng trích hơn 4.685 tỷ đồng mua sách giáo khoa cho 8.438 học sinh con hộ nghèo, học sinh mồ côi do COVID-19 và 4.400 học sinh con hộ cận nghèo đang học tại các trường phổ thông công lập và ngoài công lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên trong năm học 2022 - 2023.

UBND tỉnh Cà Mau quyết định tạm thời chưa thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022 - 2023. Còn với các khoản thu khác đầu năm học (nếu có) tỉnh yêu cầu thực hiện theo đúng quy định hiện hành, không được thu bất cứ khoản thu nào ngoài quy định.

UBND tỉnh Cà Mau giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nội dung trên; đồng thời chủ động theo dõi, liên hệ Bộ GD&ĐT để nắm thông tin về mức thu học phí năm học 2022 - 2023; trường hợp cấp thẩm quyền ban hành mức thu học phí năm học 2022 - 2023, Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh.

3. Hà Nội, TP.HCM chưa chốt học phí

Hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP.HCM đến thời điểm này chưa công bố mức học phí áp dụng cho năm học tới.

Tại Hà Nội, theo dự kiến HĐND TP.Hà Nội sẽ thông qua nghị quyết về mức thu học phí năm học 2022 - 2023 của thành phố vào kỳ họp thứ 9, dự tổ chức đầu tháng 9 tới.

Trước đó, dự thảo tờ trình học phí tại Hà Nội năm học 2022 - 2023 đã gây nhiều tranh cãi, băn khoăn khi mức học phí đề xuất có thể sẽ tăng gấp đôi.

Cụ thể, trong năm học 2022 - 2023, dự kiến mức học phí THCS từ 50.000 - 300.000 đồng/tháng, gấp đôi mức 19.000 - 155.000 đồng đang áp dụng, hầu hết các bậc còn lại có mức tăng tương tự.

Theo nội dung dự thảo, các địa bàn được chia thành 4 vùng để xét thu học phí. Trong đó, 12 quận nội thành và các phường tại TX.Sơn Tây thuộc vùng 1; các thị trấn thuộc 17 huyện ngoại thành là vùng 2; các xã (trừ xã miền núi) của 18 huyện, thị thuộc vùng 3; còn lại các xã miền núi được xếp vào vùng 4 (trước đó, Hà Nội chia thành 3 vùng, gồm thành thị, nông thôn và miền núi).

Theo kế hoạch, tại kỳ họp thứ 7 vào đầu tháng 7 vừa qua, HĐND TP.Hà Nội sẽ trình dự thảo nghị quyết về việc quy định mức thu học phí với các trường mầm non, phổ thông công lập tại Hà Nội từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026.

Tuy nhiên, kế hoạch trên đã lùi lại, dự thảo về học phí không trình kỳ họp này vì lãnh đạo thành phố đã có chủ trương, yêu cầu tiếp tục rà soát, xem xét xây dựng dự thảo nghị quyết về mức thu học phí theo lộ trình, nhưng hợp lý và có mức hỗ trợ cần thiết trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn.

Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ mới có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập hiện nguyên tắc duy trì, giữ nguyên toàn bộ các nội dung và định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đã thực hiện trong năm học 2021 - 2022 để tiếp tục thực hiện cho năm học 2022 - 2023.

Riêng khoản thu học phí, Sở yêu cầu các trường tạm thời chưa tổ chức thực hiện thu để chờ hướng dẫn cập nhật về mức thu học phí trong năm học của UBND TP.HCM.

> Quyết liệt triển khai chiến lược tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh tại Nghệ An

> Điểm chuẩn trong các ngành của Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ tăng năm 2022

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp