Một số thông tin cần biết về chương trình vừa học vừa làm khi du học Mỹ
1. Theo quy định của cơ quan nhập cảnh và di trú Hoa Kỳ (Bureau of Immigration and Naturalization-INS), sinh viên quốc tế chỉ được quyền làm việc trong khuôn viên trường (on-campus) với số giờ làm việc tố đa là 20 giờ/ tuần. Vào các dịp nghỉ hè hay break (winter/spring break) thì các bạn được làm việc thoải mái không hạn chế thời gian. Tuy nhiên, việc làm thêm trong trường cũng khá là cạnh tranh, nhất là các bạn sinh viên quốc tế. Các bạn phải chuẩn bị cho mình một resume thật rõ ràng, chi tiết và ấn tượng thì mới hy vọng lọt vào “mắt xanh” của các giáo sư, phòng ban của trường. Kinh nghiệm cho thấy rằng, các trường học thường có thiện cảm với sinh viên quốc tế bởi phong cách làm việc chuyên nghiệp và đầy tinh thần trách nhiệm của họ, do đó các bạn hãy tự tin là mình sẽ xin được việc làm ngay trong trường nhé!
2. Chương trình vừa làm vừa học/ thực tập Optional Practical Training (OPT):
Thông thường các sinh viên thuộc dạng Visa F1 (du học sinh tự túc) được quyền làm việc thực tập trong thời gian tối đa 12 tháng - có thể là sau khi tốt nghiệp hoặc là trong thời gian học. Tuy nhiên sinh viên phải đáp ứng được 2 điều kiện đó là:
Thứ nhất, bạn phải là sinh viên học toàn thời gian (Full time) ít nhất 9 tháng vào thời điểm nộp đơn.
Thứ hai, công việc thực tập của bạn phải liên quan trực tiếp đến ngành học ghi trên I-20 hoặc là chuyên ngành mà bạn chọn. Nếu như bạn làm Optional Practical Training (OPT) trong lúc đi học thì thời gian đó sẽ bị trừ vào khoảng thời gian làm 12 tháng sau khi tốt nghiệp. Ví dụ bạn làm internship dưới dạng OPT 2 tháng trong mùa hè nào đó thì sau khi tốt nghiệp bạn chỉ có quyền làm theo kiểu OPT tối đa là 10 tháng.
Chương trình vừa học vừa làm du học sinh Mỹ cần lưu ý gì?
Những điều du học sinh Mỹ cần lưu ý khi lựa chọn chương trình vừa học vừa làm OPT
Nếu làm việc bên ngoài trường, bạn phải học ít nhất 9 tháng mới được nộp đơn xin đi làm dạng OPT (thời gian xét 3 tháng). Bạn chỉ được đi làm khi được Sở nhập tịch và di trú cấp Employment Authorization Document (EAD). Nếu như chọn OPT trước khi hoàn tất Degree, bạn phải học full time, chỉ làm làm việc 20 giờ/tuần, tuy nhiên bạn được làm full time trong hè.
Sau khi hoàn tất chương trình học, bạn muốn ở lại làm việc, bạn phải nộp đơn xin trước khi hoàn tất khóa Degree. Bạn được làm full time 40 giờ/tuần và làm tối đa 14 tháng sau khi hoàn tất khóa học.
Với mỗi ngành học, trường Đại học khác nhau thì yêu cầu thực tập cũng khác nhau. Chẳng hạn như tại Đại học Marshall- nơi bạn có thể học và tham gia chương trình Internship. Trường hiện đang có 14,000 sinh viên đang theo học, trong đó có 300 ngàn sinh viên quốc tế đến từ 47 quốc gia. Trường tọa lạc tại phía Tây bang Virginia, thuốc thành phố Huntington, Mỹ. Được thành lập từ năm 1837, Marshall là một trong những trường công lập nổi tiếng và lâu đời nhất nước Mỹ. Internship là chương trình thực tập dành cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học. Các bạn sẽ được làm việc cùng các giáo sư, trợ giảng, trợ lý dự án, chương tình khoa học hoặc lĩnh vực mà bạn dự định học với các công ty khác.
Việc vừa học vừa làm sẽ giúp bạn giảm nhẹ áp lực chi phí du học Mỹ, đồng thời đem lại cho bạn nhiều kinh nghiệm làm việc và cơ hội cọ xát trong môi trường chuyện nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, bạn sẽ còn được nhận giấy giới thiệu (letter of recommendation) từ người trực tiếp quản lý của bạn (có thể là giáo sư hay manager của phòng ban) nhằm bổ sung vào hồ sơ xin việc của bạn sau này. Điều cơ bản nhất là bạn phải đảm bảo được kết quả học tập tốt và sinh hoạt binh thường trong thời gian đi làm.
Top 5 trường ĐH tại Mỹ có chương trình vừa học vừa làm
1. Northeastern University: Chương trình liên kết thực tập là trọng tâm giáo dục của của trường Đại học Northeastern phía Bắc thành phố Boston. Bạn sẽ được yêu cầu phải tham gia 2 kỳ thực tập trong suốt 4 năm học (hoặc 3 kỳ cho 5 năm học) khi là du học sinh Mỹ tại Northeastern.
2. University of Cincinnati: Khoa Đào tạo Thực hành Chuyên nghiệp của trường Đại học Cincinnati chịu trách nhiệm đối với các chương trình thực tập, liên kết vừa học vừa làm của trường. Khoa được thành lập cách đây hơn 100 năm. Bên cạnh chương trình trong nước, Khoa còn có cả chương trình quốc tế giúp Đại học Cincinnati gửi sinh viên đến thực tập tại 43 quốc gia. Ngoài ra, sinh viên cũng được tạo cơ hội làm việc bán thời gian trong kỳ thực tập của mình.
3. University of Southern California: Các dịch vụ nghề nghiệp ở Đại học Nam California bao gồm chương trình tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên năm nhất, chương trình thực tập toàn cầu, và chương trình thực tập trực tuyến nằm trong mạng lưới của 11 trường đại học khác nhau trong đó có Đại học Yale và Đại học Stanford.
4. Wagner College: Chương trình đào tạo của Đại học Wagner dẫn dắt du học sinh Mỹ trên con đường sự nghiệp ngay từ học kỳ đầu tiên. Chương trình năm nhất đã bao gồm các hoạt động thực tập liên quan đến cộng đồng và xã hội. Sinh viên được yêu cầu thực tập khoảng 3 giờ/tuần.
5. Rochester Institute of Technology: Yêu cầu tham gia chương trình liên kết vừa học vừa làm tại Học viện Kỹ thuật Rochester khác nhau tùy từng ngành. Sinh viên được phép lựa chọn từng chương trình cụ thể. Theo báo cáo của trường, các sinh viên của RIT kiếm được hơn 30 triệu đô la Mỹ trong năm 2014 thông qua các chương trình thực tập có trả lương, thực tập toàn thời gian của trường. Sinh viên được yêu cầu bắt đầu kỳ thực tập sau khi hoàn tất 2 năm học đầu tiên của chương trình học.
Làm thế nào để vừa học, vừa kiếm tiền trang trải mọi chi phí khi du học Mỹ hiệu quả
1. Làm thêm trong các kì nghỉ (nghỉ giữa kì, nghỉ lễ, nghỉ hè) là cách tốt nhất để kiếm tiền mà không ảnh hưởng tới việc lên lớp (tất nhiên là nếu có các bài tập hay kiểm tra chờ bạn vào cuối kì nghỉ thì vẫn phải tập trung ôn tập sau giờ làm).
2. Nếu được, hãy tìm kiếm công việc làm thêm liên quan tới ngành học: Tốt nhất là tìm kiếm một công việc làm thêm liên quan trực tiếp tới ngành học và định hướng tương lai của bạn – điều này rất tốt cho hồ sơ lí lịch, thuận tiện cho quá trình xin việc sau này. Đôi khi, bạn có thể tận dụng kinh nghiệm này để xin thực tập luôn tại công ty mà không phải vất vả tìm kiếm như các sinh viên khác.
3. Tuân thủ quy định làm thêm: Mỗi điểm đến du học sẽ có một mức giờ làm giới hạn theo quy định (ví dụ: 15 giờ/tuần trong năm học đối với Thụy Sĩ). Việc tuân thủ theo quy định này sẽ giúp bạn không rơi vào hoàn cảnh “phạm pháp, đồng thời cũng giúp bạn tự giới hạn được khát khao làm thêm của mình.
Nếu bạn còn lúng túng cho việc lên kế hoạch học tập và làm việc của mình tại nước ngoài hãy đăng ký ngay khóa học Lập kế hoạch du học tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn
4. Quản lý thời gian hiệu quả: Biết quản lí thời gian là một trong những kĩ năng cần thiết để tổ chức tốt việc học và làm. Việc biết trước giờ học nhóm, ngày thi sẽ giúp bạn chuẩn bị bài vở hiệu quả, hay khi biết trước lịch làm thêm, bạn sẽ thu xếp thời gian chuẩn bị bài vở mà không làm ảnh hưởng tới các thành viên trong nhóm thuyết trình chẳng hạn. Tốt nhất, hãy nắm hết tất cả những ngày quan trọng như hạn nộp bài luận của các môn, ngày thi, ngày họp nhóm, ngày thuyết trình… để xếp lịch cho hợp lí.
5. Chọn những việc làm thêm có thời gian cố định: Làm những công việc có thời gian cố định sẽ giúp cuộc sống của bạn đơn giản hơn rất nhiều. Như vậy, bạn sẽ tự xếp được cho mình lịch ôn bài, lịch đi thư viện, lịch học nhóm với bạn bè mà không sợ thay đổi bất ngờ.
6. Tìm hiểu thông tin hỗ trợ của các trường: Có những trường Đại học rất thông cảm cho việc làm thêm của sinh viên, cũng có trường vô cùng nghiêm khắc, nên bạn cần tìm hiểu kĩ thông tin về các hỗ trợ của trường. Chẳng hạn, Đại học Université de Franche-Comté (Pháp) có chế độ đặc biệt dành cho những sinh viên vừa học vừa làm những công việc liên quan tới chuyên môn. Khi đó, bạn sẽ được phép vắng mặt không giới hạn số giờ lên lớp và cũng chỉ phải tham gia vào kì thi cuối kì để tính điểm trung bình (chứ không cần tham gia các bài thuyết trình, bài kiểm tra giữa kì).
7. Dù bận rộn cũng đừng nên vắng mặt trong tất cả các cuộc vui của bạn bè ở lớp: Bạn có thể bận rộn quanh năm suốt tháng, lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ, nhưng đừng vắng mặt trong tất cả những cuộc vui của bạn bè ở lớp. Đây là cuộc sống và bạn cũng cần được giao thiệp, gặp gỡ bạn bè cùng lớp, cùng khoa. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, xây dựng các mối quan hệ Xã hội và… xài những đồng tiền do chính mình làm ra nữa chứ!
8. Đừng bỏ tiết: Hãy nhớ xem bạn đã phải đánh đổi rất nhiều thứ để được trở thành sinh viên của ngôi trường đó. Hãy nhớ lại xem bạn đã lo lắng thế nào vào ngày phỏng vấn xin thị thực, nơm nớp ra sao khi chờ kết quả từ trường, hãy tính xem mỗi tiết học của bạn đáng giá bao nhiêu tiền, suy nghĩ xem bạn sẽ mất đi những gì, nếu năm học này không thể hoàn tất?
Vừa học vừa làm, nhưng việc học bao giờ cũng là ưu tiên trên hết!
Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, việc làm thêm khi chọn du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.