Việc đi du học thật sự không còn mới mẻ đối với chúng ta. Đó không còn là chuyện hiếm thấy khó tìm như những năm 2000 - 2005. Nhà nước mở cửa, bước vào nền kinh tế mới. Đó là lí do các bạn trẻ trong nước ngày càng có nhiều cơ hội để thực hiện hoài bão, ước mơ được bước chân đến các xứ sở xa xôi để tiếp thu những nền văn hóa khác, để trải nghiệm và thử thách chính bản thân mình. Cho dù kinh phí để đi du học không hề rẻ và thực hiện hồ sơ phỏng vấn không đơn giản. Nhưng bạn có biết khi học tập và làm việc nơi xứ người. Bạn sẽ gặp những trắc trở như thế nào không?
Theo luật của Mỹ, sinh viên quốc tế không được phép đi làm. Tuy nhiên, các trường đại học tại Mỹ cũng có một chính sách đặc biệt, nếu sinh viên quốc tế muốn đi làm, bạn phải đạt điểm A trong 02 năm liền cùng với giấy bảo lãnh của giáo sư, bạn sẽ được cấp số an ninh xã hội và được phép làm việc trong trường. Bạn có thể làm việc tại các cửa hàng được mở trong khuôn viên trường, chuyên bán về các đồ dùng học tập, áo quần có khắc logo của trường, hoặc bạn có thể làm trợ giảng cho giáo viên. Tuy nhiên, việc chi trả chi phí cho cuộc sống tại Mỹ quả không phải là điều đơn giản, dẫn đến việc có rất nhiều du học sinh bất chấp luật pháp để “đi làm chui”, cho dù có rất nhiều lời cảnh cáo của Đại sứ quán Mỹ.
Sinh viên du học Mỹ có được làm thêm?
Chia sẻ của mọi người về việc làm thêm của sinh viên du học Mỹ
Chị L.N, một chủ tiệm nails tại Akansas cho biết: "Nhận du học sinh vào làm việc cũng khó khăn lắm. Một phần vì thương hoàn cảnh của các em, muốn sống tự lập không nhờ cậy vào sự giúp đỡ của ba mẹ. Nhưng bên cạnh đó thì những người làm chủ như chị cũng gặp bất trắc nếu bị cảnh sát kiểm tra hoặc phát hiện mình che giấu người lao động bất hợp pháp."
Anh Anthony Trần, chủ nhà hàng Phở tại Los Angeles: "Quán anh có 03 bạn là du học sinh đang làm việc, công việc này không cần bằng cấp như nails, nhưng quán anh đã có trường hợp du học sinh bị phát hiện. May mắn là cô bé đó đã trình bày hoàn cảnh gia đình đột dưng có một số vấn đề khó khăn về tài chính, mà cô bé đó vẫn muốn đi học nên đã đánh liều đi làm thêm phụ giúp gia đình, vì vậy sở di trú đã đồng ý cấp học bổng và không đuổi về nước. Đó là trường hợp may mắn duy nhất anh thấy."
Chị L.N: "Nếu như các bạn đi du học mà có số an sinh xã hội do nhà trường cấp, thì các bạn vẫn có thể có bằng nails. Nhưng lại không được quyền đóng thuế. Đó là lí do mà lương mỗi tuần của các bạn được chia 5:5 hoặc trừ thuế 20% trên tổng số tiền được nhận. Còn về việc bóc lột sức lao động thì chị không biết, vì mình người Việt với nhau mà (cười)."
Anh Anthony: "Làm phở thì $3,5/1h, còn tiền hoa hồng khách cho thì các em cộng lại chia ra mỗi ngày. Nếu trả $8/1h như công dân Mỹ bình thường thì khó lắm, tại các em đã đi làm bất hợp pháp rồi mà. Nếu bị phát hiện thì có thể chủ tiệm đóng cửa và không được hoạt động. Đó cũng là lí do mà có nhiều nơi, người ta dựa vào điều này để bóc lột sức lao động của các em, không tránh khỏi đâu (cười ).”
Bạn T.A sống tại Houston (Tesax): "Vì đồng đô la Mỹ lớn hơn đồng Việt Nam. Nên mình cũng phải đi làm phụ giúp gia đình, một phần cũng muốn tập tính tự lập. Có những hôm đang làm Nails mà có thanh tra y tế xuống kiểm tra bằng cấp bất ngờ. Tụi mình phải đứng lên chạy ra phía sau rồi lái xe đi luôn."
H.T là du học sinh tại Chicago cho biết: "Mình làm nhà hàng của anh mình nên cũng không sợ nhiều. Nhưng hầu hết các bạn du học sinh tại Mỹ đều đi làm, không riêng gì Việt Nam. Còn có Hàn, Trung Quốc và Ấn độ. Chung hoàn cảnh nên thường giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như học tập."
T.A: "Đi làm tuy có mệt nhọc đôi chút, nhưng đổi lại là sự trưởng thành và chai lì trong môi trường bận rộn khắt nghiệt. Dù gia đình mình có khá giả bao nhiêu, thì việc "đi làm chui" vẫn là thử thách mà đại đa số các du học sinh muốn vượt qua, mình nghĩ vậy (cười )."
HT: "Nếu gia đình mình có điều kiện thì mình vẫn muốn thử sức làm. Vì mình là con trai mà, nên sự ham thích mạo hiểm lại càng lớn hơn. Đúng không? (cười )"
Qua đó, chúng ta có thể thấy việc "đi làm chui" là bất hợp pháp, nhưng vẫn có một phần du học sinh đã và đang đi làm chui. Vì muốn sống tự lập, muốn trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm trong một môi trường bận rộn khắt nghiệt, những sự việc dở khóc dở cười ngày ngày vẫn diễn ra trên một đất nước rộng lớn, nhưng giá trị mang lại là không hề nhỏ đối với tuổi trẻ của những chủ nhân tương lai.
Du học Mỹ: “Làm chui” lợi bất cập hại
Làm thêm vừa giúp nâng cao ngoại ngữ, vừa là niềm tự hào vì xài đồng tiền mình kiếm được, nhưng bên cạnh đó còn có những nỗi niềm chỉ có du học sinh (DHS) mới hiểu.
Có 2 loại việc làm cho DHS: làm trong trường (làm hợp pháp) và ngoài trường (làm “chui”). Làm “chui” có hấp lực không nhỏ với DHS vì dễ kiếm tiền mặt trao tay, không phải đóng thuế và việc làm khá đa dạng như: làm nail, chạy bàn, rửa chén, dọn vệ sinh, giữ em bé, cắt cỏ, giao báo…
Hoàng Thanh An, DHS ở Los Angeles, dù gia đình không khá giả lắm nhưng mới sang chưa đầy năm đã tậu xe hơi mới, mua sắm liên tục. “Từ tiền làm nail cả đấy”, An cho biết. Do có hoa tay, hoạt bát nên cô nhận được tiền thưởng (tip) rất nhiều. Tuy vậy, để được thu nhập 2.000 USD/tháng, cô phải làm 12 tiếng/ngày. Khi quen thân, An mới thú nhận: “Đi làm về là rã cả người, học sao nổi. Học kỳ vừa rồi mình đăng ký học 4 môn mà rớt đến 3”.
Dù sao An vẫn còn may mắn khi được nhận thù lao tốt. Vì làm chui là bất hợp pháp nên hầu hết các chủ tiệm không những trả lương thấp hơn quy định của chính phủ, còn “bóc lột” bắt làm việc gấp đôi mà không ai dám hó hé đòi hỏi. “Mình phải làm 6 ngày/tuần, liên tục từ 11 giờ sáng đến 10 giờ tối, chỉ nghỉ 15 phút ăn trưa. Trong khi quy định của bang Washington lương tối thiểu là 9,3 USD/giờ nhưng mình chỉ được trả 6 USD/giờ, chưa kể tiền tip của khách thì... chủ lấy”, Trần Anh Tú, Trường CĐ cộng đồng Edmond, cho biết.
Vẫn còn nhiều cơ hội làm việc hợp pháp cho sinh viên du học Mỹ
Các trường ĐH ở Mỹ như một thị trấn thu nhỏ, có đủ các dịch vụ từ quầy sách, quán ăn, bưu điện, bệnh viện… nên việc làm cũng đa dạng. DHS có thể làm ở phòng thư tín (mailing room), quán cà phê, “sang” hơn là làm những việc “đầu óc” như phòng lab, dạy kèm… DHS học giỏi, tiếng Anh tốt, biết tạo mối quan hệ với thầy, cô có thể xin làm trợ giảng. Những việc này nhẹ nhàng vì được ngồi trong văn phòng, chỉ giúp đỡ khi có sinh viên cần, còn lại thì tự do học bài thoải mái. “Ở những bang đông người Việt như Texas, California, Washington, các trường CĐ, ĐH thường có nhiều thầy cô người Việt. Hãy để ý làm quen vì họ rất sẵn lòng giúp đỡ đồng hương”, Phan Văn Tài, Trường CĐ cộng đồng Highline (Washington), bật mí.
Lương trong trường tuy không quá cao và phải đóng thuế nhưng là việc hợp pháp nên hầu hết các vị trí đều có nhiều người để mắt đến, cạnh tranh cao. “Năm ngoái mình đóng thuế chừng 200 USD, nhưng cuối năm làm thủ tục hoàn thuế, do thu nhập thấp (vì chỉ làm dưới 20 tiếng/tuần) mình được chính phủ Mỹ trả lại đến…500 USD”, Tài khoe.
Đăng ký ngay khóa học Lập kế hoạch du học tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn để có thêm kinh nghiệm lên kế hoạch cho quá trình học tập và sinh sống lâu dài của mình tại vùng đất mới.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ĐH còn được làm thêm toàn thời gian (full time) công việc liên quan đến ngành học trong một năm. Đây là cơ hội để bạn lấy kinh nghiệm làm việc ở Mỹ và “kiếm chút vốn”. “Bạn hãy tìm danh sách những công ty đã nhận sinh viên theo dạng này trong những năm qua. Vì đây là nơi nhiều tiềm năng nhận bạn vào làm nhất. Tuy nhiên, hãy lên kế hoạch “xin việc” trước học kỳ cuối cùng, đừng để nước tới chân mới nhảy”, Nguyễn Thị Diệu Hiền, Trường ĐH Oregon State, chia sẻ.
Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, học bổng du học Mỹ, visa du học Mỹ việc làm thêm khi chọn du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.